Bảo tồn văn hóa từ “báu vật” của dân tộc Mông

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Người Mông có quan niệm: “Hạt lanh có trước, con người có sau”, hay “Ở đâu có cây lanh, ở đó có người Mông”. Cây lanh ngoài mục đích chính lấy sợi dệt vải, còn là vật liệu được người Mông sử dụng trong hầu hết các phong tục văn hóa. Lanh đã ăn sâu vào đời sống, tín ngưỡng, trở thành biểu tượng văn hóa tinh thần đặc sắc của người Mông.

Lanh trong nghi lễ người Mông

Từ xưa đến nay, người dân tộc Mông luôn giữ ý thức cao trong bảo vệ di sản văn hóa truyền thống. Một trong số đó là nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải lanh. Nội dung được vẽ trên vải lanh thường là những câu chuyện về thế giới quan, những trang ký sử, thiên nhiên vùng sơn cước đầy sống động.

Theo người Mông, lanh đã trở thành nét văn hoá riêng để phân biệt và nhận diện tộc người Mông với những dân tộc khác và trở thành biểu tượng văn hoá tinh thần thiêng liêng gắn với cuộc đời mỗi người Mông. Họ quan niệm con người có nhiều linh hồn và linh hồn tồn tại vĩnh hằng, cho nên gắn với mỗi vòng đời người là các nghi lễ và gắn với biểu tượng lanh.

Nghệ nhân Lý Thị Ninh trình diễn nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải lanh. (Ảnh: Thùy Dương)

Nghệ nhân Lý Thị Ninh trình diễn nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải lanh.

(Ảnh: Thùy Dương)

Trong tập tục của người Mông, từ khi một đứa trẻ ra đời đã có nhiều nghi lễ liên quan đến cây lanh và vật dụng từ lanh. Từ khi sinh ra cho đến ba ngày tuổi, đứa trẻ chưa được mặc quần áo mà được ủ trong tã cắt từ tạp dề cũ bằng vải lanh của người mẹ. Đến ngày thứ ba, gia đình tổ chức lễ đặt tên cho trẻ và mặc cho trẻ cái áo bằng vải lanh đầu tiên do người mẹ may cho.

Trong các nghi lễ của đám cưới, lanh giữ vai trò quan trọng không thể thay thế. Trang phục cưới của cô dâu, chú rể phải được làm từ vải lanh và được thêu rất kỳ công. Nhiều nơi có tục lệ khi tổ chức hôn lễ bắt buộc phải có hai cuộn vải lanh, mỗi cuộn dài 10m, cuộn màu trắng dành cho cô dâu, cuộn màu đen dành cho chú rể, hai cuộn lanh này được trải ra và cuộn lại theo các nghi lễ được thầy cúng hướng dẫn để cầu phúc. Lanh trở thành biểu tượng se duyên, làm chứng, chúc phúc cho người Mông khi họ bước vào một giai đoạn mới của cuộc đời.

Người Mông thường nói: “Đói chết cũng không ăn hạt thóc giống, nghèo rách cũng phải có váy áo lanh mặc lúc chết”. Trong lễ tang, người Mông quy định trang phục cho người chết phải làm từ vải lanh, người đến viếng cũng phải mặc vải lanh. Họ quan niệm, chỉ có mặc vải lanh mới không bị lạc tổ tiên, mới được tổ tiên nhận con cháu. Mọi nghi thức trong lễ tang của người Mông đều sử dụng sợi lanh như một “cầu nối” để người chết nhận được vật hiến tế của con cháu, họ hàng, giúp họ sang được thế giới của tổ tiên. Người Mông tin tưởng sợi lanh chính là biểu tượng dẫn đường nối thế giới thực tại với thế giới của tổ tiên, thần linh.

Tấm vải dệt hoa văn kể chuyện sơn cước

Nghệ nhân Lý Thị Ninh (bản Trống Tông, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) đã kể câu chuyện văn hóa người dân tộc Mông trong buổi trình diễn nghề “Dệt vải lanh và vẽ sáp ong” vừa diễn ra tại Caft Link (Văn Miếu, Hà Nội). Theo nghệ nhân, vải lanh dày hơn các loại vải khác, nền vải nhẵn, người Mông dùng để may quần áo, cái địu, cái mũ… cho trẻ, vải lanh mặc ấm vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè, có độ bền cao.

Để dệt nên một tấm vải lanh cũng không hề đơn giản. Từ việc thu hoạch cho đến xử lý sợi, dệt vải, xử lý vải... phải mất hàng tháng trời. Đầu tiên, người dân phải cắt lanh về mang phơi khô, sau đó giã cho mềm rồi mới bắt đầu nối. Bước thứ hai, để dệt vải đẹp và mượt, người dệt cần ngâm sợi lanh với tro bếp trắng được đun từ củi nghiền ra. Để miếng vải có được màu trắng tinh và dính bám chắc tràm hơn, vải phải được giặt và phơi cẩn thận.

Công đoạn chế tạo sáp ong để vẽ cũng quan trọng không kém. Đây là kỹ thuật sử dụng sáp ong nóng chảy vẽ trên mặt vải, che phủ những vị trí muốn giữ lại màu gốc của vải. Tấm vải sẽ được nhuộm với những màu nhuộm nguội, sau cùng được luộc trong nước sôi. Sáp ong tan chảy trong nước sôi sẽ để lộ ra những phần hoa văn được che phủ. Sáp ong chỉ có thể dùng để vẽ khi ở trạng thái nóng chảy. Vì vậy, khi vẽ sáp ong, người vẽ phải ngồi cạnh một bếp than khói nghi ngút. Lúc này các hoa văn trước đây bị sáp ong bao phủ sẽ lộ ra và có màu trắng ban đầu của vải, nổi bật trên nền vải chàm.

Người Mông thường dùng một thanh tre nhỏ dài khoảng 7cm, có ngòi bút được làm bằng lá đồng nhỏ gấp lại hình tam giác và nẹp vào thanh tre. Ngoài ra, khi đang vẽ sáp ong lên vải, người dùng cần một cái lu, bên trên gác miếng gỗ phẳng và nhẵn, một đầu để phần đã vẽ xong, đầu còn lại cuộn vải để tiếp tục vẽ. Công đoạn sau khi vẽ xong là bỏ vải vào nồi nước sôi, đảo đều tay để lớp sáp bong hết, lộ ra những đường nét hoa văn đẹp. Cuối cùng là quá trình đem vải nhuộm chàm và phơi nắng thành phẩm.

Đặc biệt, những tấm vải dệt của người dân ở đây mang tính nghệ thuật cao vì hầu hết các hoa văn trang trí đều mang tính chất độc bản. Do quá trình truyền nghề lẫn sự sáng tạo phong phú thay đổi theo năm tháng, người phụ nữ Mông sẽ cho ra đời những tấm vải dệt hoa văn có ý nghĩa tiếp nối lịch sử tồn tại ngàn đời của người dân tộc miền sơn cước.

Những họa tiết trên vải thêu dệt thể hiện khát vọng và đề cao nghệ thuật dân tộc đều từ trí tưởng tượng của người Mông. Theo các nghệ nhân, người Mông luôn duy trì công tác trồng lanh, xe sợi, dệt vải để có thể tạo ra những sản phẩm như: thắt lưng, khăn quấn đầu, váy áo… Để món dệt trông bắt mắt hơn, người thêu dệt trang trí bằng cách chắp vải màu, vẽ sáp ong thành các hình chữ thập, chữ đinh kết hợp với các ô hình quả tram, tam giác… đem lại cho người xem hiệu ứng nhìn bắt mắt, linh hoạt và dễ dàng nhận diện kiểu trang trí đối với các dân tộc khác.

Hiện nay, phụ nữ dân tộc Mông vẫn không ngừng tiếp nối và duy trì kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong truyền thống. Nhờ đó, họ không những bảo tồn bản sắc nghệ thuật văn hóa của dân tộc mà còn để lại ấn tượng, trải nghiệm đẹp đối với khách du lịch trong và ngoài nước.

Một trong những nhiệm vụ được đề ra trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 là xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế; đặc biệt đề cập tới việc phát triển nền văn hóa, du lịch phải gắn với việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa, yêu cầu hội nhập quốc tế. Do đó, hoạt động trong buổi trình diễn nghề “Dệt vải lanh và vẽ sáp ong” vừa qua cũng có ý nghĩa góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đọc thêm

Rộn ràng Xẩm từ miền quê huyền thoại

Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu.
(PLVN) - Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi của Xẩm, gắn liền với cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đang được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch, góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Về miền “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”…

Di tích Đền Trần Nam Định.
(PLVN) - Ở Nam Định, nếu như Đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Nếu như Đền Trần có nghi lễ khai Ấn đêm 14 tháng Giêng thì Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên…

Sứ mệnh Hoa Lư sẽ trở thành đô thị cố đô - di sản

Du lịch miền di sản cố đô, điểm hẹn bốn mùa. Ảnh Sở Du lịch Ninh Bình.
(PLVN) - Theo các chuyên gia, Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 23/8/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ Ninh Bình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 - 2030, trong đó mục tiêu đến năm 2025 sẽ định hình tính chất đơn vị hành chính mới sau hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư là “Đô thị Cố đô - Di sản” là đúng đắn và có tầm nhìn…

Nữ cán bộ nội đô và ký ức Hà Nội tháng 10 năm ấy…

Ảnh tư liệu
(PLVN) - 70 năm đã trôi qua, nhưng ngày 10/10/1954 là dấu ấn lịch sử không thể quên đối với các thế hệ người dân Việt Nam nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng. Với bà Đỗ Thị Kim Dung, nguyên cán bộ Thành hội Phụ nữ Hà Nội, một chứng nhân lịch sử, đã từng tham gia sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc 70 năm về trước, thì ngày này còn có một ý nghĩa đặc biệt, trở thành một kỷ niệm không phai với những năm tháng thanh xuân đầy nhiệt huyết…

Hà Nội bảo tồn, giữ gìn trầm tích văn hóa ngàn năm

Hồ Hoàn Kiếm đẹp thơ mộng. (Ảnh: Q.T)
(PLVN) - Không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục quan trọng của cả nước, Hà Nội còn chứa đựng trầm tích văn hóa được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú và đặc sắc. UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đến 2025 và các năm tiếp theo. TP Hà Nội dự kiến chi ngân sách hơn 14.000 tỷ đồng để đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích trên địa bàn.

'Có xem chèo Khuốc với anh, thì về…'

Hát chèo đã trở thành một phần sinh hoạt văn hóa cộng đồng không thể thiếu của người dân Thái Bình. Ảnh TXVN.
(PLVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã đồng ý đệ trình hồ sơ để UNESCO xem xét, đưa “Nghệ thuật Chèo” vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là niềm tự hào của cả nước và người dân quê lúa Thái Bình - một trong những cái nôi của nghệ thuật Chèo truyền thống Việt Nam…

Chuyện xưa Hà Nội qua những tour du lịch hấp dẫn

Câu chuyện làm thuốc của một gia đình làm thuốc ở phố cổ Hà Nội trong Chuyện phố hàng. (Ảnh: Hoàng Lân)
(PLVN) - Thông qua những tour khám phá di sản, di tích về đêm tạo sự lôi cuốn đặc biệt với du khách, Hà Nội đang nắm bắt cơ hội đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, gắn liền với bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của mảnh đất Thăng Long ngàn năm.

Thăm đền Đông Cuông trải nghiệm lễ hội cúng cơm mới

Đền Đông Cuông- nơi khởi nguồn thờ Mẫu Thượng ngàn. (Ảnh trong bài: Bảo Mi)
(PLVN) - Đền Đông Cuông (thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) là điểm nhấn tâm linh, không gian hội tụ, lan tỏa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, là địa điểm du lịch tâm linh ở Tây Bắc. Cùng với lễ hội cúng cơm mới, du khách thập phương đến chiêm bái và trải nghiệm không gian thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn của người Việt.

Chuyện giữ nghề ở Hà Nội

Để phục vụ khách du lịch, các cơ sở kinh doanh tại làng lụa Vạn Phúc đã sản xuất đa dạng các sản phẩm làm quà tặng nhằm giới thiệu, quảng bá với du khách các sản phẩm làng nghề. (Ảnh: ĐH)
(PLVN) - Hà Nội từ lâu được biết đến là mảnh đất có nhiều nghề, phố nghề, làng nghề truyền thống nổi tiếng. Tuy nhiên, qua những biến thiên của thời gian, nhiều nghề đã và đang bị mai một hoặc đang tồn tại một cách lay lắt. Sự mai một của nghề truyền thống, không chỉ làm mất đi kế sinh nhai của người dân, mà còn mất đi một chiều cạnh văn hóa đã từng gắn bó với một vùng đất…

Để người trẻ yêu Tuồng

Cảnh trong vở diễn “Nghêu Sò Ốc Hến” của Nhà hát Tuồng Việt Nam.
(PLVN) - Hiện nay, có một điều đặc biệt là rất nhiều bạn trẻ từ tò mò, lạ lẫm đã bắt đầu có thói quen mua vé đi xem diễn Tuồng và đã có những người trẻ làm cho bộ môn nghệ thuật cổ điển, khó xem này đi vào đời sống giải trí. Phóng viên đã có buổi trò chuyện với Bùi Yến Linh - Trưởng nhóm Marketing - Truyền thông, thuộc Phòng Tổ chức Biểu diễn Nhà hát Tuồng Việt Nam về cách làm mới thu hút người trẻ mua vé xem tuồng như đi nghe nhạc trẻ.

Ký ức về sân bay Nội Bài và đời sống Hà Nội 45 năm trước

Mặt trước giấy thu hồi hộ chiếu cùng dấu nhập cảnh ở Nội Bài của Công an ngày 17/7/1979 vẫn với tên “CỬA KHẨU GIA LÂM”. Mặt sau tờ giấy thu hồi hộ chiếu ngày ấy với nhằng nhịt những chữ ký cho phép tạm trú và đong gạo.
(PLVN) - Hà Nội vừa kỷ niệm 70 năm ngày tiếp quản Thủ đô. 70 năm đã qua, biết bao nhiêu đổi thay… Chứng kiến sự phát triển không ngừng ở Hà Nội hôm nay ngày càng văn minh, hiện đại nhiều người cũng chưa quên về những năm tháng Hà Nội còn khó khăn, thiếu thốn.

Thương nhớ cửa ô xưa của kinh thành Thăng Long

Thương nhớ cửa ô xưa của kinh thành Thăng Long
(PLVN) - Cửa ô - một kiến trúc rất nhỏ bé trong tổng thể các công trình kiến trúc nổi tiếng của Hà Nội qua nhiều thời kỳ lịch sử, nhưng lại lưu giữ trong mình một câu chuyện thật dài của Hà Nội. Đó là lịch sử, là chính trị, là văn hóa, là đời sống xã hội. Cửa ô gần gũi, thân thương trong kí ức bao người, nhắc ta về quá khứ vàng son của cha ông, để ta thêm trân trọng hiện tại và dựng xây tương lai.

Báo Pháp luật Việt Nam đạt giải B cuộc thi viết 'Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long' năm 2024

Phóng viên Lê Võ Nguyệt Thương (áo dài đen bên phải) giành giải B cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024
(PLVN) - Chiều 8/10, tại Hà Nội, Quận ủy Tây Hồ tổ chức Hội nghị tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024. Bài báo “Có một Hồ Tây như thế” của phóng viên Lê Võ Nguyệt Thương thuộc Báo Pháp luật Việt Nam được vinh danh tại lễ trao giải.

Lão tướng giữ thành Hà Nội

Điện kính thiên. (Ảnh trong bài của bác sĩ người Pháp Hocquard)
(PLVN) - Nguyễn Tri Phương khi bị thương nặng đã nằm gan lì trong thành Hà Nội, quân Pháp mang thuốc và cháo cho ăn ông đều cự tuyệt. Ông mất lúc 74 tuổi và xứng đáng là một trung thần của triều Nguyễn.

Phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô: Cần bảo tồn, lưu giữ tinh hoa ẩm thực mùa thu Hà Nội

Một số món ăn đặc trưng của mùa thu Hà Nội đang dần bị thất truyền. (Nguồn: Travellive)
(PLVN) - Mùa thu Hà Nội không chỉ có phong cảnh đẹp mà còn nức tiếng với những món ăn truyền thống hấp dẫn. Đây là một trong những thế mạnh để Hà Nội khai thác trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nay có một số “đặc sản” mùa thu Hà Nội đang dần bị mai một.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa theo đúng cam kết của Việt Nam với UNESCO

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Nét văn hóa dân gian của người Việt. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
(PLVN) - Tiếp sau bài báo “Lộng ngôn” trong cộng đồng Tín ngưỡng thờ Mẫu: Đừng để di sản văn hóa bị ảnh hưởng” đăng báo in số 272 phát hành ngày 28/9/2024, Báo Pháp luật Việt Nam đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực của bạn đọc và các chuyên gia văn hóa xung quanh vấn đề giải pháp để bảo vệ phát triển di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”.