Bảo hộ nhà đầu tư trong cam kết EVFTA: Rất dễ bị “ăn đòn”

Đối xử công bằng trong đầu tư là nguyên tắc hàng đầu trong cam kết EVFTA giữa Việt Nam và EU
Đối xử công bằng trong đầu tư là nguyên tắc hàng đầu trong cam kết EVFTA giữa Việt Nam và EU
(PLO) - Nhiều nội dung quy định cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài thuộc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) hiện chưa tương thích với một số thể chế ở Việt Nam.

Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia tại Hội thảo “Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết trong EVFTA về đầu tư” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Đại sứ quán Anh tại Việt Nam tổ chức.  

Khoảng trống trong luật

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) thay mặt nhóm rà soát đánh giá rằng, nhìn chung pháp luật Việt Nam cơ bản tương thích với cam kết trong EVFTA. Tuy nhiên, nhiều vấn đề trong cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài thuộc EVFTA lại chưa tương thích với một số thể chế ở Việt Nam. 

Theo cam kết, nhà đầu tư EU tại Việt Nam được quyền kiện các cơ quan nhà nước liên quan tới hoạt động đầu tư của nhà đầu tư EU. Lý do là các cơ quan nhà nước có thể vi phạm các cam kết tại Mục Bảo hộ đầu tư của EVFTA; hoặc các cam kết tại một số khoản liên quan tới nguyên tắc đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc gây thiệt hại cho nhà đầu tư. 

Kết quả rà soát của VCCI còn cho thấy vai trò của trọng tài Việt Nam hiện tại cũng rất mờ nhạt trong việc xử lý các vụ việc liên quan tới Cơ chế giải quyết tranh chấp Nhà nước – nhà đầu tư nước ngoài (ISDS). Đơn cử, luật của Việt Nam chưa tuân thủ cam kết của EVFTA liên quan đến yêu cầu trưng mua, trưng dụng và phải bồi thường, bồi thường chậm phải trả lãi. Việt Nam chưa có quy định trả lãi hay trưng mua, trưng dụng.  

 “Cơ chế giải quyết tranh chấp Nhà nước – nhà đầu tư nước ngoài (ISDS) trong AVFTA chưa được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam mặc dù chúng ta đã cam kết với đối tác. Vì chưa tương thích nên những vấn đề đang mắc phải như: Trọng tài Việt Nam nếu chiếu theo quy định hiện hành sẽ không có cơ hội để xử lý vụ việc ISDS. Hiệu lực pháp lý của phán quyết trọng tài ISDS và cơ chế công nhận, thi hành phán quyết trọng tài ISDS trong và ngoài lộ trình vẫn còn là khoảng trống”- bà Trang nhấn mạnh.  

Không nên chậm trễ

Liên quan tới bảo hộ đầu tư, nhóm rà soát cảnh báo về nguyên tắc “chuẩn đối xử”. Bà Trang đặc biệt lưu ý về nguyên tắc FET(đối xử công bằng): “Nguyên tắc này cực kỳ nổi tiếng trên thế giới như một cách hành xử trong buôn bán, đầu tư. Nguyên tắc này đã từng gây lo ngại cho nhiều nước nhận đầu tư như Việt Nam chúng ta về độ rộng của cam kết. Tuy nhiên, trong EVFTA, nguyên tắc được đưa vào khung có vẻ hẹp hơn”.

Giám đốc Trung tâm WTO cho biết, nguyên tắc FET, cơ quan công quyền sẽ vi phạm nếu rơi vào các trường hợp liệt kê như: Từ chối xét xử vụ việc dân sự, hình sự, hành chính; vi phạm nghiêm trọng quy trình tố tụng; phân biệt đối xử có mục tiêu dựa trên các căn cứ sai nghiêm trọng như giới tính, dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo; đối xử lạm dụng như cưỡng ép, lạm dụng quyền hoặc các hành động tương tự.    

Với những nội dung chưa tương thích, tạo ra khoảng trống lớn giữa cam kết và thực thi của EVFTA, nhóm nghiên cứu VCCI kiến nghị Quốc hội cần xây dựng luật riêng về thực thi mục đầu tư trong Hiệp định thay vì rà soát toàn bộ các văn bản pháp luật về đầu tư hiện nay.

“Một mặt, chúng ta cần xây dựng văn bản riêng thực thi Hiệp định về đầu tư dưới dạng cấp luật. Trong đó bao gồm các cam kết mở cửa riêng cho nhà đầu tư EU, bao gồm các cam kết pháp luật Việt Nam chưa tương thích, bao gồm các trường hợp pháp luật Việt Nam đã tương thích nhưng nên quy định để nhằm tăng cường tính minh bạch, tạo thuận tiện cho thực thi. Và luật mới cũng phải đưa vào quy định về nguyên tắc, phạm vi các cam kết về ISDS. Mặt khác, chúng tôi đề xuất Quốc hội ban hành Nghị quyết áp dụng trực tiếp các cam kết ISDS về quy trình tố tụng”- bà Trang cho biết.    

Đáng chú ý, tại hội thảo, trả lời câu hỏi tại sao gần 30 năm nay việc chuyển giao công nghệ ở các dự án FDI cho đối tác Việt Nam chưa như mong muốn, bà Cao Thị Hồng Vinh, giảng viên Đại học Ngoại thương lý giải có hai góc độ cho thực trạng này.  

“Đó là nhà đầu tư không muốn chuyển giao vì việc thực thi Luật Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam thấp, vi phạm bản quyền cao. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là nhỏ và vừa, năng lực kém nên không hấp thụ được công nghệ của doanh nghiệp FDI.” - bà Vinh nói.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

Cơ hội gia tăng xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang thị trường Anh nhờ hiệp định UKVFTA

Việt Nam có nhiều lợi thế để xuất khẩu nội thất bằng gỗ sang thị trường Anh.
(PLVN) - Một trong những động lực quan trọng thúc đẩy xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang Anh chính là Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA ). Bởi, Hiệp định này đã tạo ra những ưu đãi lớn về thuế quan, khi nhiều mặt hàng gỗ được áp dụng mức thuế suất 0% trong vòng 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...