Bao giờ hết bạo lực gia đình?

Bao giờ hết bạo lực gia đình?
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bạo lực đang từng ngày, từng giờ phá tan hạnh phúc gia đình, đẩy không ít người vợ vào cuộc sống “ngục tù”. Câu chuyện được chị Nguyễn Mai Hương - một nạn nhân của nạn bạo hành gia đình kể lại khi chị tìm đến Trung tâm Tư vấn Gia đình cầu cứu, là một minh chứng cho điều đó.

Cuộc sống “ngục tù”

Tôi là con gái Hà Nội gốc, làm ở một cơ quan thuế, còn chồng tôi là chàng trai ở tỉnh xa và là cán bộ tại một cơ quan hành chính nhà nước. Ngày yêu nhau, gia đình tôi không đồng ý vì sợ con gái lấy chồng xa vất vả, hơn nữa, chồng tôi lại quá xấu. Anh ta xấu đến mức nhiều người ngoài đường nghĩ tôi ham của mới yêu một ông chồng “chung vô diệm” đến vậy. Còn mẹ tôi đã phải thốt lên “Hương ơi, con nhìn lại mặt thằng Tùng xem, đến mẹ là người già rồi, nhìn còn thấy ghê, huống hồ là bọn trẻ bây giờ”.

Nhưng bất chấp tất cả, tôi vẫn quyết lấy Tùng làm chồng. Sau đám cưới, Tùng ở rể luôn nhà tôi vì quê Tùng ở xa. Được nửa tháng, vợ chồng tôi bắt đầu lục đục khi chồng tôi luôn cảm thấy bức bối vì hàng xóm xung quanh mua sắm đồ đạc mà mình lại nghèo không có gì. Tôi khuyên chồng, vợ chồng mới lấy nhau rồi thì từ từ chăm chỉ cũng sẽ có thôi nhưng anh ấy thì không. Trước mặt bố mẹ tôi, anh ta vẫn tỏ ra là một chồng yêu thương, chiều chuộng vợ, nhưng mỗi khi cánh cửa phòng tôi đóng lại, anh ta lại bắt đầu quay sang mắng nhiếc tôi là không biết đường nói khéo với các cụ để các cụ đỡ đần cho.

Trong đầu chồng tôi luôn lởn vởn ý nghĩ phải đi lao động xuất khẩu mới nhanh giàu được. Nhưng rồi kế hoạch không thành công khi anh ta nộp tiền vào công ty chuyên lừa đảo và anh ta đâm ra quay sang dằn hắt vợ con. Sau đó, nghe nhiều người nói khích là không nên ở rể nên anh ý quyết vay mượn mua một miếng đất. Nợ nần chồng chất khi chúng tôi làm nhà xong để ra ở riêng.

Nhất là khi dịch COVID-19 “tràn tới” khiến thu nhập của chúng tôi giảm đi một nửa. Bất lực vì nợ, anh quay sang chửi vợ, chửi gia đình nhà vợ. Tôi cũng đành xin về mất sức một cục để lấy tiền trả nợ. Thanh toán tiền xong thì tôi phải lao ra chợ bán hoa quả kiếm tiền nuôi con. Và từ đó, anh ta gọi tôi là “đồ đầu đường xó chợ”. Nhiều lần anh ta bắt tôi về vay tiền nhà ngoại, tôi không về. Bực tức anh chửi, chửi luôn cả bố mẹ tôi.

Biết tôi xót con, lúc con khát sữa, anh ta giằng tay không cho con bú. Nó khóc khản tiếng cũng không cho, để tôi phải quỳ xuống van lạy. Khi con lớn hơn, sau khi vợ chồng xô xát, tôi đi chợ về, con mời tôi ăn cơm, anh ta liền quát: “Tao cấm mày gọi nó là mẹ, mày gọi nó là mẹ tao đánh chết. Cố ăn cho hết, không hết đổ cho chó, cho lợn, tuyệt đối không để cho nó ăn”.

Ngày tôi mổ, gia đình tôi cũng bố trí cho hai đứa em đến chăm sóc, nhưng trước mặt người nhà tôi, anh ta bảo là đã có anh ta chăm sóc, mọi người cứ về nhà, không phải lo lắng gì. Thế nhưng, chồng tôi chẳng những không chăm sóc mà còn cầm cái bô của con bé thứ hai của tôi hai tuổi để ở đầu giường bảo: “Tao để ở đây cho mày ngửi”.

Đêm con bé khóc, tôi sang dỗ thì anh xông vào đánh không cho ôm con. Thậm chí có lần còn đánh tôi sái chân phải bó bột hơn nửa tháng. Không cần biết sức khỏe, tinh thần vợ thế nào, chồng tôi chỉ biết đòi hỏi tình dục khi cần. Hai lần tôi vỡ kế hoạch chồng tôi đều bảo “cái đấy không phải của tao”. Một mình tôi phải đi bệnh viện giải quyết mà vẫn phải chịu đựng.

Bố tôi mất hai, ba ngày, không cần biết tâm trạng của tôi, chồng tôi uống rượu vào rồi ép… Và tôi có đứa con thứ ba. Hồi đấy cũng định bỏ đi nhưng nghĩ mình đang có tang nên lại thôi. Vợ chồng mà không cảm thấy hạnh phúc trong ân ái chỉ cảm thấy nhục. Tôi nói hai vợ chồng lấy nhau do tự nguyện, không ai bắt ép, chỉ cần anh nói với tôi một câu là không còn tình nghĩa thì sẵn sàng chia tay.

Anh ta bảo: “Tao không tội gì làm đơn bỏ mày để chia đất cát, mà tao cứ cư xử như thế. Mày thấy nhục quá thì mày ra khỏi nhà tao, tao chỉ cho hai bộ quần áo”.

Mấy lần tôi đã quyết tâm bỏ, đem đơn lên tòa, mỗi lần tòa gọi là anh ta lại đập phá, chửi bới vợ. Tôi bảo tôi chỉ cần nuôi hai đứa con, không cần chia đất cát. Đến lúc tòa hỏi thì hai đứa con không đứa nào chịu ở với bố. Tòa nói: “Anh đánh chị ấy thế, chị ấy mà có đơn chúng tôi sẽ xử lý theo pháp luật. Bây giờ ly hôn, nhà cửa chia đôi”.

Sợ phải chia đôi nhà, anh ta mới xin: “Thôi thì có gì tôi sẽ sửa, từ giờ trở đi không bao giờ tôi đánh nữa”. Các cụ có câu “cơm sôi bớt lửa”, nhưng mấy năm trời tôi đã bớt rất nhiều, nói đùa một câu là đã biết đến “sống sống” mà cũng đâu có đem lại kết quả mình mong muốn. Theo kinh nghiệm của tôi thì càng “bớt” người chồng càng lấn tới. Lần đầu chồng văng tục chửi mình một câu, mình nhịn. Lần sau thấy mình không nói gì anh ta lại xúc phạm nặng nề hơn. Lần sau đập phá, mình lại nghĩ thôi thương con thì nín nhịn đi. Mình mà phản kháng bọn trẻ thấy chúng lại sợ. Anh ta nghĩ rằng mình không dám làm gì, lần sau được đà.

Sau những lần như thế, tôi đã nghiệm ra rằng, phải biết vươn lên, giành lấy những quyền chính đáng. Tôi khát khao hạnh phúc như bất kỳ người phụ nữ nào. Nhưng không thể ngồi mà khóc khi đời sống vợ chồng đổ vỡ. Đó không phải là tất cả. Chồng tôi vẫn “ngựa quen đường cũ”.

Tôi đã tự giải phóng cuộc đời mình và các con bằng tờ đơn ly hôn. Với số tiền bán nửa nhà, tôi và các con đã cố gắng mua một căn nhỏ hơn để bắt đầu một cuộc sống… không bạo lực. Dù cuộc sống đơn thân nuôi con mọn khá vất vả, nhưng tôi thấy bình an, thanh thản.

58% phụ nữ từng là nạn nhân bạo hành

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ bạo hành chồng đánh đập vợ, khiến dư luận phẫn nộ. Trên thực tế 58% phụ nữ Việt Nam từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức bạo hành. Đây là kết quả nghiên cứu về bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam do Liên Hợp quốc mới công bố giữa tháng 9/2019. Còn theo một báo cáo của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, từ năm 2012 đến hết năm 2017, cả nước xảy ra trên 139.000 vụ bạo lực gia đình.

Gần 80% số vụ ly hôn hằng năm có nguyên nhân từ bạo lực gia đình. Theo điều tra của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đối với phụ nữ, tỷ lệ từng bị bạo lực về tinh thần là 47,2%, bạo lực thể chất là 7,3%, bạo lực tình dục là 4,2%, bạo lực về kinh tế là 1,8%.

Những vụ án mạng chỉ xảy ra sau một cánh cửa mà nạn nhân thường là người yếu thế phụ nữ và trẻ em. Những con số rùng mình này cho thấy, bạo lực gia đình đang là vấn nạn đau lòng và là hồi chuông báo động cho toàn xã hội. Nguyên nhân chính từ ý thức tuân thủ pháp luật thấp và tư tưởng phong kiến lạc hậu đã ăn sâu, bám rễ vào không ít gia đình Việt Nam. Đó là tư tưởng trọng nam khinh nữ, chồng chúa vợ tôi, gia trưởng… khiến cho người phụ nữ e dè, lo sợ, luôn cam chịu, thay vì phải kêu gọi sự giúp đỡ hay lên tiếng tố cáo.

Bởi có những vụ việc, nạn nhân bị chỉ trích, đổ lỗi, mang nặng định kiến giới, không được giải quyết đến nơi đến chốn, thậm chí có nơi xử lý chưa nghiêm, mức xử phạt thì quá nhẹ, dẫn đến thủ phạm vẫn nhởn nhơ, khiến nạn nhân không tin tưởng vào sự can thiệp và giúp đỡ của cơ quan nhà nước. Từ đó bạo lực gia đình cứ tái diễn, đến khi phát hiện thì mức độ vụ việc đã nghiêm trọng.

Do đó, trong biện pháp hỗ trợ của các ngành chức năng, trước hết cần chú ý đến sự an toàn của nạn nhân.

Để giảm thiểu vấn nạn bạo lực gia đình để “Gia đình bình an – xã hội hạnh phúc”, các cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức tiến tới chuyển đổi hành vi của các tầng lớp nhân dân về bạo lực gia đình. Giáo dục bình đẳng giới phải được thực hiện ngay từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội; phải nâng cao nhận thức của cả hai giới về quyền và nghĩa vụ của họ trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình.

Các địa phương cần phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình; vai trò của họ hàng. Duy trì sự ổn định, đoàn kết và êm ấm trong gia đình; làm tốt công tác hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; ngăn chặn kịp thời và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình; cần trang bị cho nạn nhân sự hiểu biết để tự bảo vệ như: Có nghề nghiệp, sự độc lập về tài chính, trình độ học vấn, ý thức vươn lên làm chủ bản thân và gia đình, kiến thức giữ gìn hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cái...

Cơ quan chức năng đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh; cần quan tâm xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, trong đó đưa tiêu chí không có bạo lực gia đình, không lạm dụng rượu bia, không có tệ nạn cờ bạc, ma túy để công nhận gia đình văn hóa; phải xử lý nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình theo pháp luật.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.