Báo động tình trạng nhiễm HIV ở nhóm phụ nữ gia đình

Xét nghiệm HIV tại Đồng Tháp.
Xét nghiệm HIV tại Đồng Tháp.
(PLO) - Giống như bao tỉnh, thành khác của cả nước, dịch bệnh HIV/AIDS ở Đồng Tháp tuy có dấu hiệu chững lại, nhưng lại có xu hướng lan rộng hơn ra cộng đồng và lây nhiễm chủ yếu qua con đường quan hệ tình dục không an toàn. Còn đáng lo hơn khi các cơ quan chức năng địa phương cho biết, tỷ lệ lây nhiễm HIV ở địa phương ngày càng gia tăng trong nhóm quan hệ tình dục… không vì tiền.

Những cảnh đời có H

Chồng làm nghề mua bán phế liệu, vợ thì bán vé số dạo, nhưng hai vợ chồng chị Nguyễn Thị Ngọc D. (42 tuổi), trú tại phường 1, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp vẫn động viên nhau vượt qua cảnh sống khốn khó, nuôi dạy hai con ăn học thành người. Tai họa bỗng ập đến khi chồng, rồi đến lượt chị D. bị phát hiện nhiễm HIV/AIDS. Không chỉ có vậy, mới đây chồng chị còn mắc thêm bệnh nan y ung thư phổi. Nhờ có tấm thẻ bảo hiểm y tế hộ nghèo, vợ chồng chị cũng đỡ đi phần nào chi phí cho việc khám chữa bệnh, nhưng nếu cứ kéo dài mãi tình trạng này, e rằng họ sẽ ngày càng túng quẫn hơn…

Kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên phát hiện (năm 1992), tính đến ngày 31/12/2015, tổng số người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện ở Đồng Tháp là 5.726 trường hợp; số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống trên địa bàn là 4.373; số người chuyển sang giai đoạn AIDS là 2.952 và tử vong là 1.292 trường hợp. Đặc biệt, phương thức lây nhiễm HIV/AIDS chủ yếu qua đường quan hệ tình dục (hơn 87% các trường hợp nhiễm). Việc lây truyền qua đường tình dục ngày càng gia tăng làm cho mức độ lây nhiễm HIV ngày cao, phức tạp và khó kiểm soát…

Cảnh ngộ của chị Nguyễn Thị Kim Ph., 39 tuổi ngụ tại khối 4, phường 1, thành phố Sa Đéc cũng chua xót không kém. Quanh năm làm thuê, làm mướn mưu sinh, chị Ph. cũng chỉ mong có sức khỏe để kiếm sống qua ngày. Ngờ đâu, một ngày chồng chị đổ bệnh rồi qua đời, để lại cho chị hai đứa con thơ dại. Những mong có người đỡ đần, chia sẻ, chị đi bước nữa…, nhưng khổ đau vẫn hoàn đau khổ. Vì không biết mình bị nhiễm căn bệnh thế kỷ, chị vẫn “hồn nhiên” quan hệ tình dục không an toàn với chồng mới, rồi truyền căn bệnh quái ác này cho anh. Họ chỉ vô tình phát hiện ra bệnh trong một lần đi khám sức khỏe. Bản thân chị đi nhổ lông gà, lông vịt thuê ở các lò mổ, chồng cũng không có nghề gì ổn định; bảo hiểm y tế cũng không có nên vừa lo cuộc sống cho 4 người trong gia đình, cộng thêm tiền khám chữa bệnh, khiến tấm lưng gầy gò của chị Ph. ngày càng oằn xuống.

Chỉ buôn bán “đồ nghĩa địa” (vàng mã, quần áo sida…) nhưng nhờ tằn tiện và biết vun vén, chị Phạm Thị Bích L. (52 tuổi) ở thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp vẫn lo lắng chu toàn cho 6 người con. Cuộc đời sẽ vẫn mỉm cười với mẹ con chị, nếu không có ngày đứa con gái sinh năm 1988 của chị và chồng nó xét nghiệm rồi phát hiện bị nhiễm HIV. Sau khi chồng mất, con gái chị cũng bỏ chị ra đi, ít lâu sau đó thằng con trai duy nhất của họ cũng phát bệnh. Vừa lo tang ma xong cho con gái, con rể, chị L. lại tiếp tục gồng mình chăm sóc cháu trong bệnh viện. Đớn đau, bất hạnh ập xuống cùng lúc đã đẩy chị vào tình trạng tuyệt vọng, tưởng chừng không thể gượng dậy nổi…

Tỷ lệ lây nhiễm HIV gia tăng cả trong nhóm quan hệ tình dục không vì tiền

Đúng lúc suy sụp nhất, nghị lực và sự dũng cảm trong sự bỗng trỗi dậy. “Không ai khác, chị phải lo cho cháu, dù có sức cùng, lực kiệt” – với suy nghĩ đó chị Phạm Thị Bích L. đã tự động viên mình vươn lên vượt qua hoàn cảnh. Không chỉ là chỗ dựa vững chắc cho đứa cháu cút côi, chị L. cũng chia sẻ và giúp đỡ các trường hợp có hoàn cảnh tương tự với con, cháu mình. 

Từ nguồn vốn hỗ trợ của các dự án, trong đó có Dự án Qũy toàn cầu, chị Phạm Thị Bích L. tình nguyện tham gia vào nhóm tuyên truyền viên tiếp cận cộng đồng của thị xã, với mục đích tuyên truyền, thực hiện các biện pháp can thiệp giảm hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn. Từ cảnh ngộ của gia đình mình, chị làm việc hết sức mình, bất kể nắng, mưa, ngày hay đêm với ước mong cháy bỏng: sẽ không còn nữa những gia đình bị rơi vào cảnh ngộ thương tâm như gia đình mình… Từ năm 2005 đến nay, chị L. đã tư vấn và hỗ trợ không biết bao nhiêu trường hợp tránh khỏi căn bệnh chết người này. Đối tượng chị tiếp cận chủ yếu là phụ nữ bán dâm nên mọi việc không dễ dàng gì. Nhưng bằng sự kiên trì, nhiệt tình, tình cảm và trái tim của mình, chị đã “thu phục” được các cô gái, thậm chí là những “má mì”, dù là khó tính đến đâu.

Để tiếp cận được các đối tượng, chị phải bỏ rất nhiều công sức lân la đến các quán café làm quen với các tiếp viên, hoặc tìm cách lấy lòng các chủ quán. Khi có được thiện cảm của họ rồi, chị tiếp tục vận động, hỗ trợ họ đi làm xét nghiệm, sử dụng các biện pháp an toàn để tránh lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hoạt động trong lĩnh vực này một thời gian khá dài, chị cũng hiểu thêm về nhóm đối tượng này, cũng như những góc khuất số phận của họ.

“Biết bao nhiêu trường hợp xét nghiệm trước khi mang thai, đi khám bệnh phát hiện nhiễm HIV. Biết bao đứa trẻ vô tội bị lây nhiễm căn bệnh thế kỷ này từ bố mẹ. Và nguy cơ lây nhiễm HIV sẽ còn cao hơn khi các cô gái bán dâm vẫn qua lại biên giới “hành nghề”, rồi di chuyển hết vùng này sang vùng khác reo rắc bệnh cho người khác. Không chỉ thế, có trường hợp biết mình nhiễm HIV vẫn lấy chồng, sinh con. Đáng sợ nhất là tình trạng các đối tượng qua lại biên giới đánh bạc, rồi quan hệ tình dục không an toàn vì nghĩ là “rau sạch”. Những đứa trẻ mới tập tành yêu đã va vấp vào lối sống thác loạn, đồ trụy…” – với đôi mắt u buồn, chị Bích L. chia sẻ. Cũng bởi thực tế đau lòng trên, người phụ nữ có trái tim nhân hậu này vẫn chưa cho phép mình ngơi nghỉ. Và sự nghiệp phòng, chống AIDS của chị vẫn diễn tiến...

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.