Báo động dịch tả ở Yemen

(PLO) - Ủy ban Chữ thập Đỏ Quốc tế (ICRC) ngày 23/7 cảnh báo, số người mắc tả ở Yemen có thể tăng lên hơn 600.000 vào cuối năm 2017, trong bối cảnh hệ thống y tế của quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá này đang đối mặt với sự sụp đổ. 

Trong một tuyên bố, ICRC cho biết cứ 45 người Yemen sẽ có một người mắc bệnh tả vào tháng 12/2017 do hậu quả trực tiếp xung đột và chiến tranh, vốn đã tàn phá hệ thống hạ tầng dân sự cũng như khiến cho toàn bộ hệ thống y tế của nước này gần như sụp đổ. 

Số lượng người nhiễm tả ở Yemen có thể tăng lên tới 600.000
Số lượng người nhiễm tả ở Yemen có thể tăng lên tới 600.000

"Chết như ngả rạ"

Theo báo cáo của ICRC và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kể từ khi dịch tả bùng phát lần thứ hai trong vòng gần một năm qua ở Yemen vào cuối tháng 4/2017, khoảng 370.000 người đã mắc tả, trong đó có 1.800 ca tử vong. 

WHO ngày 21/7 cảnh báo đợt bùng phát dịch tả lớn nhất thế giới tại Yemen vẫn chưa được kiểm soát. Dù số ca nhiễm mới phát sinh đã giảm xuống tại một số điểm nóng, song dịch bệnh có thể tiếp tục lan rộng trong mùa mưa ở nước này.

Tổ chức phi chính phủ Oxfam cũng cảnh báo số lượng người nhiễm tả ở Yemen có thể tăng lên tới 600.000, khiến đợt bùng phát dịch tả này ở quốc gia Trung Đông này trở thành dịch bệnh lớn nhất từng được ghi nhận tại bất cứ nước nào nào trong vòng 1 năm, vượt qua dịch tả tại Haiti hồi năm 2011.

Chiến tranh giữa lực lượng chính phủ Yemen do Saudi Arabia hậu thuẫn và các tay súng Houthi đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng và hàng triệu người phải đi sơ tán để tránh bạo lực. Một loạt cảng chủ chốt dọc bờ Biển Đỏ của Yemen đã bị phong tỏa, khiến hàng triệu người dân ở nước này bị hạn chế tiếp cận lương thực và thuốc men. Chưa tới một nửa số cơ sở y tế ở Yemen còn hoạt động và điều này gây khó khăn cho nỗ lực giải quyết và kiểm soát dịch tả.

Căn bệnh chết người

Bệnh tả (Cholera) là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi trùng Vibrio cholerae gây ra, độc tố của vi trùng này gây tiêu chảy nặng kèm theo mất nước và có thể dẫn đến tử vong trong một số trường hợp. Robert Koch là người nhận dạng được vi trùng gây bệnh tả vào năm 1883. Các triệu chứng chính của bệnh là tiêu chảy mất nước và ói mửa. Bệnh truyền chủ yếu qua nước uống hoặc ăn các thức ăn đã bị nhiễm phân (chất thải) của người bệnh, bao gồm những người không có biểu hiện triệu chứng.

Việc điều trị chủ yếu là điều trị bù nước đường uống để thay thế nước và điện giải. Nếu việc bù nước không chấp nhận hoặc không cung cấp cải tiến đủ nhanh, có thể cung cấp chất lỏng qua đường tĩnh mạch. Thuốc kháng khuẩn đường dùng cho những người có bệnh nặng để rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trên toàn thế giới, bệnh tả ảnh hưởng đến 3-5 triệu người và gây ra 100.000-130.000 ca tử vong một năm tính đến năm 2010. Dịch tả là một trong những bệnh nhiễm trùng đầu tiên được nghiên cứu bằng các phương pháp dịch tễ học.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, bệnh tả có lẽ có nguồn gốc từ tiểu lục địa Ấn Độ; ở vùng châu thổ sông Hằng vào thời cổ đại. Bệnh tả xuất hiện tại châu Á khoảng 600 năm trước Công nguyên, ghi nhận lần đầu tiên trong y học vào năm 1563 tại Ấn Độ. Dịch xuất hiện đầu tiên từ các tuyến đường thương mại (trên đất liền và trên biển) đến Nga năm 1817, sau đó lan sang các phần còn lại của châu Âu, và từ châu Âu sang Bắc Mỹ.

Từng có 7 trận đại dịch đã xảy ra trong 200 năm: Năm 1832, gần 40.000 người dân Paris chết, nạn nhân có cả tể tướng; dịch tả tấn công nước Anh vào năm 1848-1849 đã làm 70.000 người chết; đại dịch năm 1854 đã cướp đi sinh mạng 1/8 dân số thành phố Luân Đôn. Sang thời cận đại, riêng tại Bắc Kỳ thời Pháp thuộc năm 1937 dịch tả giết 75.000 người. Còn dịch tả ở Peru năm 1991, lan truyền sang Ecuador, Colombia, México và Nicaragua cũng làm hơn 12.000 người chết.

Cáo buộc liên quân

Liên Hợp quốc (LHQ) đã cáo buộc lực lượng liên quân các nước Arab do Saudi Arabia đứng đầu tiến hành vụ không kích ở quận Mawza thuộc tỉnh Taez của Yemen ngày 18/7, khiến ít nhất 20 người thiệt mạng, trong đó có 4 trẻ em.

Văn phòng Nhân quyền LHQ cho rằng liên quân các nước Arab do Saudi Arabia đứng đầu chống lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn đã tiến hành vụ không kích trúng 3 gia đình dân thường đang sinh sống trong một ngôi nhà tạm mà không phá hủy được mục tiêu quân sự nào. LHQ đã kêu gọi một cuộc điều tra toàn diện về vụ việc mới nhất này.  Liên quân do Saudi Arabia dẫn đầu đã phải đối mặt với những lời chỉ trích về tình trạng thương vong của người dân Yemen. Liên minh này đã nhận trách nhiệm về một số cuộc tấn công, bao gồm vụ không kích vào một tang lễ ở phía Bắc thủ đô Sanaa làm hơn 140 người thiệt mạng vào tháng 10/2016. 

Yemen rơi vào hỗn loạn kể từ khi lực lượng Houthi theo dòng Hồi giáo Shiite được Iran hỗ trợ và các lực lượng trung thành với cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh kiểm soát phần lớn lãnh thổ phía Nam Yemen, bao gồm thủ đô chính thức của nước này Sanaa. Tháng 3/2015, liên quân Arab do Saudi Arabia đứng đầu tiến hành can thiệp quân sự nhằm hỗ trợ chính phủ được quốc tế công nhận của Tổng thống Mansour Hadi. Kể từ đó tới nay, xung đột tại Yemen đã khiến khoảng hơn 10.000 người thiệt mạng và gần 40.000 người bị thương. 

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.