Bánh trung thu đoàn viên của Trung Quốc
Trong phong tục của người Trung Quốc, tết Trung thu còn gọi là tết đoàn viên, mọi người trong gia đình đều tụ họp đông đủ, ý nghĩa đó bắt nguồn từ đời nhà Minh. Bởi theo họ, đây là thời điểm mọi thành viên trong gia đình tụ họp với nhau. Bất cứ ai làm ăn ở xa xôi ở đâu, vào ngày này cũng trở về quê hương để gặp lại gia đình, họ hàng và cùng ăn bữa cơm đoàn viên.
Vì thế bánh Trung thu của Trung Quốc thường có hình tròn. Bề mặt bánh thường in các chữ ngụ ý tốt lành. Bánh Trung thu của người Trung Quốc còn có tên yue bing (bánh mặt trăng), có nơi còn gọi là bánh đoàn viên. Nhân bánh khá phong phú đủ vị như đậu xanh, đậu đỏ, khoai môn, trà xanh… Trên bề mặt bánh thường in các chữ với ý nghĩa tốt lành.
Ngày nay, bánh Trung thu có nhiều hình dạng hơn, bao gồm cả hình vuông, các con giống, và được làm bằng nhiều nguyên liệu mới lạ, thậm chí chia thành nhiều kiểu loại đặc trưng Quảng Đông, Tô Châu hay Bắc Kinh.
Bánh Trung thu Tsukimi Dango của Nhật Bản
Dango là tên gọi chung của loại bánh bao được làm từ bột gạo (mochiko). Loại bánh này khá giống mochi (là một loại bánh gạo của Nhật) thường được dùng chung với trà.
Dango là món ăn được dùng quanh năm nhưng có nhiều loại dango khác nhau và được dùng theo từng mùa. Vào ngày rằm trung thu, người Nhật thường ăn bánh Tsukimi Dango.
Loại bánh hay được sử dụng trong lễ tết Trung thu của người Nhật là
Tsukimi Dango, một loại bánh bột gạo nặn hình tròn, màu trắng, được bày theo hình tam giác trên một chiếc kệ gỗ, bên cạnh là chiếc bình trang trí bằng cỏ susuki, hoặc thêm một số loại hoa quả. Bánh sau khi làm xong sẽ xếp thành tháp để cúng rồi sau đó đem nướng sơ cho hơi giòn, rồi quết mật đường lên, ăn kèm với bột đậu nành Kinanko hay đậu đỏ, rồi nhấm nháp với trà xanh.
Sau đó bánh sẽ được đặt lên hiên nhà, hoặc gần bên cửa sổ, bất cứ chỗ nào có thể nhìn thấy trăng rõ nhất, để có thể vừa ăn, vừa ngắm trăng. Ở một số nơi người ta cho rằng bánh Dango sau khi cúng xong để bên ngoài hiên nếu trẻ con tự ý đến lấy thì là một điều may mắn.
Ở một số nơi người ta cho rằng bánh dango sau khi cúng xong để bên ngoài hiên nếu trẻ con tự ý đến lấy thì là một điều may mắn cho gia đình đó.
Bánh trăng khuyết Songpyeon của Hàn Quốc
Người Hàn Quốc cũng có một loại bánh đặc biệt dành cho ngày trung thu là Songpyeon hay còn gọi là bánh gạo hình bán nguyệt. Songpyeon được dùng cho ngày Tết Chuseok (tết Trung thu hay lễ Tạ ơn) một ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc.
Người Việt Nam xem trăng tròn là biểu trưng cho sự hạnh phúc viên mãn thì người Hàn Quốc lại xem trăng khuyết mới là hình ảnh lý tưởng, biểu hiện cho sự sinh sôi, nảy nở.
Tại Hàn Quốc, bánh Trung thu được dùng vào ngày Tết Chuseok (tết Trung thu hay lễ Tạ ơn), bánh này có tên là Songpyeon, tức bánh gạo hình bán nguyệt. Theo quan niệm của người dân xứ kim chi, thiếu nữ nào làm được những chiếc bánh ngon lành, xinh xắn, sau này sẽ tìm được người chồng như ý.
Nguyên liệu để làm bánh Songpyeon khá đơn giản gồm bột gạo, đậu xanh, đường và quan trọng nhất là lá thông. Ngoài màu trắng truyền thống, bánh còn được biến tấu với màu hồng, xanh đậm, vàng,… Nhân bánh có đậu xanh mịn bên trong. Bánh được hấp cùng với lá thông, bánh thành phẩm dẻo, dai ngọt thanh thanh, nhẹ nhàng và đặc biệt mang hương vị của lá thông tươi.
Bánh Trung thu Hopia của Philippines
Bánh Trung thu ở Philippines được biết đến là Hopia. Đây là loại bánh nướng đơn giản, không nhiều màu sắc hay hoa văn cầu kỳ nhưng phần nhân rất phong phú, hấp dẫn, thông thường có chứa đậu xanh, khoai môn, đậu đỏ, thịt lợn, khoai lang tím, hoặc thậm chí sầu riêng.
Bánh Trung thu ở Philippines được biết đến là Hopia. Đây là loại bánh nướng đơn giản, không nhiều màu sắc hay hoa văn cầu kỳ nhưng phần nhân rất phong phú, hấp dẫn, thông thường có chứa đậu xanh, khoai môn, đậu đỏ, thịt lợn, khoai lang tím, hoặc thậm chí sầu riêng. Thoạt nhìn, bánh hơi giống bánh bao. Bánh độc đáo ở phần bột ngoài xếp lớp giòn giòn. Bánh ngon là khi bẻ ra, bột bánh thật mỏng, để lộ phần nhân khá hấp dẫn.
Bánh trung thu ở Singapore
Singapore là đất nước có nhiều nền văn hóa khác nhau nên ẩm thực cũng phong phú. Nhìn chung bánh Trung thu của Singapore có vẻ ngoài khá giống với bánh Trung thu của Việt Nam về cách làm, nhưng hương vị của bánh thì hoàn toàn khác.
Bánh Trung thu ở đây được biến tấu sao cho đẹp mắt và ngon miệng hơn với nhiều loại bánh khá lạ như bánh dẻo nhân trà xanh hay bánh nướng nhân bí đỏ, nhân sầu riêng. Chính vì thế thị trường bánh Trung thu nơi đây rất đa dạng với nhiều loại bánh có hương vị khác nhau phù hợp với khẩu vị mỗi người. Bánh dẻo không còn giữ màu trắng truyền thống nữa mà được biến tấu với đủ loại sắc màu của rau quả tự nhiên.
Bánh trung thu ở Malaysia
Cũng giống với Singapore, bánh Trung thu tại Malaysia cũng đặt sự sáng tạo lên hàng đầu. Ngoài bánh truyền thống ở đây còn có bánh Trung thu với hình dạng khác nhau như bánh hình sò biển, bông hoa, ngôi sao,… và đặc biệt có rất nhiều màu.
Bên cạnh đó, còn có bánh Trung thu lạnh hay còn gọi là bánh Trung thu tuyết với nhân và vỏ lạnh mang đến một cảm giác hoàn toàn khác lạ cho người thưởng thức.
Bánh trung thu ở Thái Lan
Theo truyền thuyết của người Thái, vào lễ hội Trung thu, các bà tiên sẽ bay đến mặt trăng để gửi bánh và quả đào tiên chúc mừng Bồ Tát. Vì vậy mà người dân Thái Lan thường ăn bánh Trung thu và quả đào vào ngày rằm tháng 8.
Tất cả mọi người đều ngồi lại cùng nhau để cầu nguyện, ngắm trăng và ăn bánh. Tuy nhiên, bánh Trung thu sầu riêng với 1-2 quả trứng muối được người dân ưa chuộng nhất.