'Bản án' cho người không phạm tội…

Bạo lực học đường, nam sinh đánh mất tương lai vì mua "dao bầu" phòng thân.
Bạo lực học đường, nam sinh đánh mất tương lai vì mua "dao bầu" phòng thân.
(PLO) - “Bạn Cường hiền lắm, có lần lớp em đến chơi, vô tình làm vỡ một cái bát, 1 cái đĩa thôi mà Cường ngồi khóc tu tu vì…sợ bố mắng” - Đó là những chuyện dường như ai cũng biết về bị cáo Nguyễn Tiến Cường (SN 1999) – nam sinh 16 tuổi nổi tiếng ngoan hiền đã bất ngờ rút dao đâm chết bạn tại Hoài Đức năm đó.

Mất mạng vì yêng hùng

Nguồn cơn sự việc được tính từ thời điểm tháng 8 năm 2013 khi Cường đang học lớp 9 và có xuất hiện mâu thuẫn với hai bạn Nguyễn Hữu Đạt và Lê Thiện Lợi (đều SN 1998). Mâu thuẫn khi đó thực tế là “mâu thuẫn trẻ con”, hơn nữa lại chuyển tiếp từ cấp hai lên cấp ba mà vốn không học cùng lớp thế nhưng không ngờ Đạt và Lợi lại nhỏ nhặt mang nó theo để tính đếm ân oán, giận hờn. Lợi vẫn luôn ấm ức trong lòng và nuôi ý định trả thù. Bởi không tự mình giải quyết được nên Lợi đã nhờ tới người anh “xã hội” ra mặt.

Trưa 31/7/2015, gần 2 năm trôi qua, đang đạp xe đi học thì Cường bị một nhóm thanh niên trong đó có cả Lợi và Đạt chặn đường và cho một trận đòn nhừ tử. Chưa hoàn hồn thì ngay trưa hôm sau, nam sinh lớp 11 lại tiếp tục bị hai thanh niên “lạ” trong số các nam thiếu niên hôm trước chặn đường gây hấn.

Mâu thuẫn dồn dập nhưng cậu thanh niên 16 tuổi vẫn nhẫn nhịn chịu đựng những trận đòn từ chân tay không cho đến cây gậy, vợt sắt,…, Cường không hề nói cho gia đình hay thầy, cô giáo biết chuyện vì sợ phía nhà trường kỷ luật cũng như sợ bị trả thù. Thế nhưng, “đến con giun hiền lành bị quấy nhiễu vô cớ còn tìm cách phòng vệ, huống hồ…” – Luật sư Hoàng Văn Thạch bỏ ngỏ khi nhắc đến con dao hung khí mà Cường đã mua trên đường đi học ngày gây án: “Lỗi là của 2 bên, cũng do bị hại đã manh động trước nên mới khiến bị cáo có những suy nghĩ không thông suốt.”

Như có linh tính, tuy không bị chặn đánh như hai hôm trước, nhưng vừa bước vào lớp, Cường lại được bạn bè thông tin rằng “hôm nay chắc lại bị đánh rồi” cùng lời khuyên nghỉ học nên Cường có chút ung dung “không sợ”. Thế nhưng mọi sự lại diễn ra không như dự tính của cậu.

Mặc dù đúng như lời bạn cảnh báo, sau giờ ra chơi tiết đầu, Nguyễn Hữu Tùng (SN 1998) học lớp 10 cùng trường, xưng là anh của Lợi và Đạt hùng hổ xông vào lớp. Một số bạn ngồi cùng Cường lúc đó chưa kịp nghe trọn vẹn câu Tùng nói “mày thích đánh em tao không?” đã nghe thấy tiếng những nhát đập túi bụi vào đầu Cường:

“Khi mua dao, cháu chỉ nghĩ sẽ cầm dạo doạ để thoát thân vì bình thường đều mắng chửi, đe doạ nhau rồi mới bị đánh nhưng không ngờ anh Tùng lại xông vào đánh cháu luôn. Cháu hoảng loạn vì vừa hết tiết, không kịp chuẩn bị lại đang ngồi trong lớp không biết chạy đi đâu nên đã đâm anh phòng vệ” – Cường cúi gằm mặt khai tại toà.

Có lẽ bị “bắt nạt” nhiều tháng trời, mọi ấm ức, dồn nén lâu ngày, Cường đã rút dao đâm hai nhát (một nhát trước bụng, một nhát sau lưng) khiến nạn nhân ôm bụng gục ngay tại chỗ. Các bạn học sinh có mặt trong lớp ngày hôm đó được một phen nháo nhào, hoảng loạn. Nhiều bạn đã chạy xuống gọi thầy cô giáo nhưng lạ một nỗi, phải phải tới chừng 10 phút sau mới có người lớn xuất hiện can thiệp.

Người ấy chính là bố Cường: “Tôi đang làm thì nhận được điện thoại của cô giáo chủ nhiệm, chẳng kịp thay đồ gì đã chạy vội lên. Nhưng tới nơi, tất thảy mọi người đều đứng nhìn và xì xào mà không ai chịu phụ tôi bế Tùng ra xe ô tô đi cấp cứu cho đến khi tôi không thể tự làm được mà phải chỉ định 1 thầy giáo vào một bạn học sinh. Thế nhưng, thấy nói vì mất máu quá nhiều nên Tùng tử vong ngay trên đường đến viện.”

Mẹ bị cáo chỉ biết im lặng, đôi lúc lại trút tiếng thở dài…

 Mẹ bị cáo chỉ biết im lặng, đôi lúc lại trút tiếng thở dài…

Kể con, tính của mà không nhắc trách nhiệm thực của mình…. 

Có thể nói đây là một vụ bạo lực học đường điển hình. Từ bị hại bị dồn nén lâu ngày, khi “tức nước vỡ bờ” bỗng dưng trở thành bị cáo.

Chị Nguyễn Thị Thanh (SN 1977, mẹ bị hại) liên hồi thở hắt thổn thức theo từng lời cáo trạng Viện kiểm sát công bố. Dù đến chốn pháp đình từ sớm và dời đi khi trời cũng xế trưa nhưng tuyệt nhiên chưa hề nghe thấy tiếng chị 1 lời: “Từ ngày xảy ra chuyện, mẹ nó trở nên thẫn thờ và im lặng như vậy suốt. Hai vợ chồng thường ngày buôn bán ở chợ, nay chỉ có 2 đứa em Tùng phụ tôi chứ mẹ nó thì…” – anh Nguyễn Hữu Trạm (SN 1976, bố bị hại) gieo ánh mắt vô định vào không gian khi nhắc đến những biến đổi của gia đình sau chấn động.

Sự việc đường đột mà mất mát vĩnh viễn lại quá lớn nên gia đình chẳng thể bình tĩnh mà đón nhận những sẻ chia: “Cả đại gia đình tôi từ hai bên ông bà, chú bác… đến vợ chồng tôi qua nhà nhưng gia đình không tiếp. Gia đình anh Trạm yêu cầu bồi thường 1 tỉ 2 nhưng chúng tôi gom góp cũng chỉ được 80 triệu. Muốn mang sang trước để chia sẻ chuyện hậu sự nhưng không được nên đành mang đến nộp trước ở Thi hành án…” – Anh Nguyễn Tiến Thọ (SN 1974, bố bị cáo) bối rối hết gãi đầu, gãi tai lại vo vo những ngón tay thô ráp trước toà: “Gia đình tôi thực sự không đủ khả năng ấy…”. 

Phải chăng cứ mải đôi co phải trái hay đong đếm mất mát, tổn hại mà bậc làm cha làm mẹ không nhận ra rằng cội rễ của hành động ấy thực tế lại ở hạt mầm trách nhiệm mà chính họ đã vun đắp cho con họ thời gian qua?

Không giấu nổi trăn trở này, Chủ toạ Lê Thị Hợp phân giải rằng ở hoàn cảnh của Cường, bỗng dưng bị bắt nạt liên tục, lại bị đánh công khai giữa lớp học của mình nên cũng dễ hiểu cho sự ức chế thần kinh mà hành động bộc phát.

Hơn nữa, theo xác minh, cả hai đều không hề mâu thuẫn mà Tùng đánh Cường với lý do “bênh bạn cùng xóm” hết sức vô lý. Nhưng theo lời khai của nhân chứng, Tùng cũng không phải “vừa” khi trước đó vài ngày Tùng chỉ về phía Cường và hứa hẹn về một trận “dạy dỗ” vì “nhìn mặt thấy ghét”…

Từ vụ việc trên cũng cần phải xem xét lại vị trí, vai trò, trách nhiệm của gia đình và nhà trường ở đâu khi không thể làm chốn tin cậy để định hướng giải quyết cho lũ trẻ mới lớn? “Nếu gia đình quan tâm hơn chắc sẽ sớm giải quyết được mâu thuẫn, sẽ biết được con mình đã gặp phải chuyện rắc rối gì… và như thế, chắc bị cáo sẽ không phải đứng đây và chắc Tùng cũng sẽ không chết vì tính hung hăng của tuổi trẻ bốc đồng.” – bà đại diện hội đồng xét xử tuyên phạt Nguyễn Tiến Cường mức án 11 năm tù kể từ ngày bị tạm giam./.

Đọc thêm

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Phúc thẩm vụ án 'thuê người đánh ghen' ở Bến Tre

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Ngày 7/1/2025, TAND tỉnh Bến Tre mở phiên xử phúc thẩm với các bị cáo Lê Thị Trang (SN 1982), Phạm Thành Lộc (SN 1998), Đinh Văn Chăng (SN 2004), Lê Đoàn Thiên Phúc (SN 2004) và Đinh Văn Hùng (SN 1978) cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”.

Bắt tạm giam chủ Mái ấm Hoa Hồng (TP HCM)

Tống đạt các quyết định tố tụng với hai bị can. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM mới ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam với Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng tại quận 12) và quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ngụ quận 12; bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) để điều tra hành vi "Hành hạ người khác".

Dùng dao chém mẹ vợ, con rể lãnh 9 năm tù

Bị cáo gần tại phiên tòa.
(PLVN) - Cuối phiên xử sơ thẩm ngày 2/1/2025, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Gần (SN 1975, ngụ xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), 9 năm tù về tội "Giết người". Nạn nhân trong vụ án này là bà Trần Thị Tư (mẹ vợ của bị cáo).

Phạt tù 4 bị cáo chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng của người dân qua mạng điện thoại

Các bị cáo Tài, Chương (hàng đầu), Thái và Phúc (hàng thứ 2) (từ trái sang) tại phiên tòa
(PLVN) - Ngày 23/12, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án đối với các bị cáo gồm Nguyễn Thông Thái (SN 1995), Dương Văn Tài (SN 2000), Trương Hán Chương (SN 2000) và Hồ Minh Phúc (SN 1995) về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". Các bị cáo cùng ngụ TP HCM.