“Bài trong” bàn chuyện “cờ ngoài”

Nhóm G7 lên án hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.
Nhóm G7 lên án hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.
(PLO) -Lần nào cũng vậy, xưa đã thế và nay càng như thế, hội nghị cấp cao thường niên của nhóm G7 luôn có chương trình nghị sự bao gồm toàn những vấn đề thời sự lớn của thế giới. Cũng không khó hiểu điều này bởi từ khi hình thành năm 1975 đến nay, G7 luôn theo đuổi tham vọng trở thành và được công nhận là khuôn khổ diễn đàn có thể giải quyết được hết mọi vấn đề lớn nhỏ của thế giới, đầu tiên thuần tuý về kinh tế nhưng dần dần rồi cả về chính trị và an ninh thế giới. 

Năm nay, hội nghị được tổ chức ở Nhật Bản vì nước này hiện là chủ tịch đương nhiệm của nhóm. Có hai đối tác không tham dự hội nghị nhưng các thành viên tham dự hội nghị buộc phải dành không ít thời gian để bàn về họ là Nga và Trung Quốc.

Nga từng đã có thời tuy không hẳn hoàn toàn cùng hội cùng thuyền nhưng cũng ăn cùng mâm, ngồi cùng chiếu với các thành viên hiện tại của G7. Đó là thời G7 có thêm Nga để trở thành G8. Sau khi Nga tiếp nhận Crimea, các nước thành viên nhóm G7 xưa quyết định loại Nga ra khỏi mâm chiếu chung để cô lập Nga về chính trị và áp dụng những biện pháp trừng phạt Nga về kinh tế, thương mại và tài chính.

Nhóm G8 lại thành nhóm G7. Việc trong tương lai G7 lại trở thành G8, tức là Nga lại cùng mâm cùng chiếu với G7 như từng đã có một thời trong quá khứ là chuyện gần như không tưởng bởi Nga sẽ không nhượng bộ Mỹ, EU và Nato về Crimea và quan hệ giữa Nga với các đối tác này đến nay đã trở nên căng thẳng, đối địch và mất lòng tin đến mức có thể rồi sẽ bình thường trở lại, nhưng không thể lại thân thiện và tin cậy như xưa.

Hiện tại, Nga không theo đuổi mục đích được kết nạp lại vào G7 và G7 cũng không đặt vấn đề sự tham gia trở lại của Nga trong tương lai. Nhưng G7 không thể không bàn đến vấn đề Ucraina và vì thế không thể không trao đổi về quan hệ với Nga. Nga đóng vai trò rất quyết định trong việc giải quyết vấn đề Ucraina.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hiện có tham vọng gây dựng cho Nhật Bản vai trò trung gian hoà giải giữa Ucraina và Nga để thể hiện vai trò chính trị an ninh nước lớn, đồng thời có thêm con chủ bài mới trong quan hệ với Nga. Ở đây có sự khác biệt về lợi ích thiết thực giữa Nhật Bản và các thành viên khác của G7 trong quan hệ với Nga.

Với Trung Quốc, bản chất và mức độ của chủ đề nội dung này trên chương trình nghị sự của hội nghị cấp cao năm nay của G7 ở Nhật Bản có phần khác.

Nhật Bản bị Trung Quốc thách thức an ninh trực tiếp và cả Mỹ cũng có nguy cơ bị Trung Quốc đe dọa lợi ích ở khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông.

Mỹ có trách nhiệm đảm bảo an ninh cho Nhật Bản và không thể không lo ngại khi Trung Quốc hành xử theo kiểu ỷ mạnh hiếp yếu, bất chấp luật pháp quốc tế, theo đuổi ý đồ bành trướng lãnh thổ và từng bước quân sự hóa khu vực Biển Đông. Ông Abe đã thành công với việc hội nghị cấp cao này của G7 thể hiện thái độ rất rõ ràng và mạnh mẽ ủng hộ Nhật Bản, phản đối và cảnh cáo Trung Quốc.

Khác với đối với Nga, G7 không nêu đích danh và vạch mặt chỉ tên Trung Quốc trong sự thể hiện thái độ và quan điểm nói trên. Dù vậy, ai ai trong thiên hạ cũng đều dễ dàng nhận ra và hiểu rằng G7 ám chỉ Trung Quốc. Ở đây, G7 gặp khó nhiều hơn vì Trung Quốc dù sao vẫn là đối tác quan trọng của tất cả các thành viên G7 và không phải tất cả các thành viên của G7 đều bị Trung Quốc đe dọa lợi ích ở khu vực này như Nhật Bản và Mỹ. Vì thế so với Nga, G7 phải lưu ý nhiều hơn và nhẹ tay hơn đối với Trung Quốc. 

Nga phản ứng không quyết liệt về kết quả của hội nghị cấp cao này của G7 vì thật ra nó không có gì mới trong thực chất đối với Nga. Nhưng Trung Quốc thì lại khác. Đây là lần đầu tiên G7 công khai và chính thức bóc mẽ ý đồ và tham vọng của Trung Quốc ở khu vực này.../.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.