Âm mưu lật đổ nữ Tổng thống Dilma Rousseff?

Bà Dilma Rousseff đang bị đình chỉ chức vụ.
Bà Dilma Rousseff đang bị đình chỉ chức vụ.
(PLO) -Ngày 24/5, cảnh sát và nhân viên Bộ Công cộng Brazil đã kiểm tra, lục soát 28 văn phòng tại thành phố Sao Paulo và Rio de Janeiro của các công ty bị tình nghi tham gia rửa tiền trong vụ bê bối tham nhũng tại Tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras, chỉ một ngày sau khi tân Bộ trưởng Kế hoạch Romero Juca buộc phải từ chức do những tuyên bố của ông trước đó (bị ghi âm và tiết lộ). 

Thẩm phán Sergio Moro, người thụ lý cuộc điều tra cho biết, cơ quan chức năng đang tìm bằng chứng về việc các công ty này rửa tiền cho Petrobras. Cảnh sát khẳng định, không gì có thể ngăn cản quá trình điều tra vụ việc và số tiền bị thất thoát đang điều tra lên tới 11,5 triệu USD. 

Những tiết lộ mới nhất

Cùng ngày, ông Romero Juca đã xin từ chức dù trước đó chỉ xin nghỉ việc, nhưng bác bỏ mọi cáo buộc. Ông Romero Juca và ông Sergio Machado đang trong diện bị điều tra do có những cáo buộc nhận hối lộ trong vụ Petrobras và Bộ trưởng Kế hoạch là thành viên đầu tiên trong nội các mới của Tổng thống lâm thời Michel Temer phải ra đi. 

Bộ trưởng Kế hoạch Brazil Romero Juca.
 Bộ trưởng Kế hoạch Brazil Romero Juca.

Chính trường Brazil đang lún sâu vào một cuộc khủng hoảng không lối thoát sau khi tờ Folha de Sao Paulo đăng nội dung một đoạn băng ghi âm (dài 75 phút) cuộc điện thoại giữa ông Romero Juca với ông Sergio Machado - cựu Chủ tịch Công ty Transpetro, trực thuộc Petrobras.

Trong đó, ông Romero Juca cho rằng, phải “hợp tác” kể cả với cơ quan tư pháp để ngừng ngay các cuộc điều tra tham nhũng và giải pháp cho kế hoạch này là phế truất nữ Tổng thống Dilma Rousseff. Và biện pháp dễ nhất là đưa ông Michel Temer vào cuộc! 

Sau khi đoạn băng kể trên được đăng tải, tân Bộ trưởng Kế hoạch Romero Juca đã xin nghỉ việc (từ ngày 24/5) để Bộ Công cộng điều tra, xem xét và làm rõ vụ việc. Tổng thống lâm thời Michel Temer đã đình chỉ chức Bộ trưởng Kế hoạch của ông Romero Juca cho đến khi có kết quả điều tra.

Đảng Dân chủ Brazil thuộc liên minh cầm quyền với chính phủ của ông Michel Temer hối thúc ông Romero Juca phải từ chức, chỉ 11 ngày sau khi chính phủ của Tổng thống lâm thời Michel Temer được thành lập.

Hiện đã có 3 bộ trưởng trong nội các Michel Temer bị điều tra, trong đó có ông Romero Juca, người đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách kinh tế và ngân sách của chính phủ mới. 

Trước đó, ông Michel Temer đã bổ nhiệm ông Pedro Parente, cựu Bộ trưởng Năng lượng làm Giám đốc điều hành (CEO) Petrobras. Ông Pedro Perente là CEO thứ ba của Petrobras trong vòng chưa đầy 16 tháng qua. Ông Pedro Perente từng là Chủ tịch Thị trường chứng khoán tài chính BM & FBovespa có trụ sở tại thành phố Sao Paulo. Dưới thời cựu Tổng thống Fernando Cardoso, ông Pedro Perente từng đóng vai trò quan trọng trong phân phối năng lượng.

Cùng ngày 19/5, ông Michel Temer cam kết sẽ bổ nhiệm một số nữ bộ trưởng trong nội các mới. Thông tin này đã được nghị sỹ Josi Nunes xác nhận ở một cuộc họp báo tại thủ đô Brasilia. Ông Michel Temer bị chỉ trích nặng nề vì không bổ nhiệm nữ bộ trưởng và thành viên đại diện cho dân tộc thiểu số. Niềm tin vào chính phủ tạm quyền của Tổng thống lâm thời Michel Temer càng lung lay hơn bao giờ hết khi vụ bê bối kể trên bị “lộ sáng”.

Theo tờ The Guardian, trong nội các mới thành lập của ông Michel Temer có tới 7/22 bộ trưởng (có tài liệu nói 12/22 tân bộ trưởng) từng dính líu tới cuộc điều tra tham nhũng ở Petrobras. Những người ủng hộ bà Dilma Rousseff tuyên bố, băng ghi âm bị tiết lộ đã củng cố quan điểm cho rằng, nữ Tổng thống là nạn nhân của một vụ đảo chính. 

Theo giới truyền thông, để cân bằng ngân sách vốn đang trong tình trạng thâm hụt nghiêm trọng (có thể lên 48 tỷ USD trong năm nay), Tổng thống lâm thời Michel Temer vừa đề xuất một số biện pháp kinh tế khẩn cấp “thắt lưng buộc bụng”, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính phủ, hạn chế chi tiêu công...

Ngoài ra, nội các của ông Michel Temer sẽ tính tới việc gửi tiền vào Quỹ đầu tư quốc gia và yêu cầu Ngân hàng phát triển Nhà nước BNDES trả lại 28 tỷ USD còn nợ chính phủ.

Tới các hệ lụy tất yếu

Hơn 10 ngày trước, Tòa án Tối cao tuyên mức án 23 năm tù giam đối với cựu Chánh văn phòng Nội các Jose Dirceu vì tội tham ô, rửa tiền trong vụ Petrobras.

Ngoài ông Jose Dirceu, còn có 10 chính trị gia và doanh nhân khác cũng bị tuyên với những mức án khác nhau. Tính đến nay, ông Jose Dirceu là thành viên cao cấp nhất của Công đảng cầm quyền bị bắt và xét xử do liên quan tới Petrobras. Thẩm phán Carlos Fernando dos Santos Lima, người trực tiếp thụ lý “vụ án Petrobras” cho biết, cựu Chánh văn phòng Nội các bị cáo buộc đã nhận hối lộ ít nhất 39 triệu real (khoảng 11,2 triệu USD), thông qua hình thức các doanh nghiệp liên quan tới Petrobras tài trợ tài chính cho Cty Tư vấn JD Assesoria của ông Jose Dirceu.

Ngoài việc trực tiếp nhận hối lộ, ông Jose Dirceu còn bị coi là 1 trong những người cầm đầu đường dây hối lộ có tổ chức giữa Petrobras với các quan chức, nghị sĩ và chính trị gia Brazil. 

Cảnh sát hộ tống cựu Chánh văn phòng Nội các Jose Dirceu đến trụ sở cảnh sát liên bang ở Curitiba hồi tháng 8-2015.
 Cảnh sát hộ tống cựu Chánh văn phòng Nội các Jose Dirceu đến trụ sở cảnh sát liên bang ở Curitiba hồi tháng 8-2015.

Trước đó, trong bài phát biểu đầu tiên sau khi trở thành Tổng thống lâm thời, ông Michel Temer khẳng định, sẽ tiếp tục điều tra tham nhũng tại Petrobras, bác bỏ mọi cáo buộc chống lại mình trong vụ bê bối ở Petrobras.

Ông nhấn mạnh, việc điều tra tham nhũng tại Petrobras sẽ được làm tới cùng, không bị ảnh hưởng bởi các nhóm lợi ích. Giới truyền thông cho rằng, quyết định phạt ông Michel Temer gần 23.000 USD do đã đóng góp số tiền nhiều hơn so với quy định của pháp luật trong chiến dịch tranh cử năm 2014, được coi là minh chứng mới cho quyết tâm chống tham nhũng của cơ quan chức năng Brazil.

Và quyết định hôm 5/5 của Cơ quan bầu cử Brazil cũng đồng nghĩa với việc ông Michel Temer sẽ không được quyền ra tranh cử chức Tổng thống trong cuộc tổng tuyển cử cuối năm 2018.

Trước đó, Tổng công tố Rodrigo Janot đã đề nghị Tòa án tối cao cho phép mở rộng điều tra trong vụ tham nhũng ở Tập đoàn Dầu khí quốc gia Petrobras. Và nếu yêu cầu này được chấp thuận sẽ có hơn 70 người bị điều tra, trong đó có ông Michel Temer, Chủ tịch Hạ viện Eduardo Cunha, cựu Tổng thống Lula da Silva...

Theo quyết định hôm 5/5 của Tòa án tối cao, ông Eduardo Cunha bị đình chỉ chức vụ Chủ tịch Hạ viện vì bị cáo buộc có liên quan tới vụ tham nhũng ở Petrobras. 

Bà Dilma Rousseff từng bác bỏ mọi cáo buộc liên quan tới vụ tham nhũng ở Petrobras, sau khi Tổng công tố Rodrigo Janot đề nghị Tòa án tối cao điều tra người đứng đầu nhà nước.

Tờ Folha de San Pablo cũng từng đưa tin, cảnh sát đang nghi ngờ bà Dilma Rousseff đã nhận tiền bất hợp pháp trong chiến dịch tranh cử năm 2014 từ Odbrecht SA. 

Theo các nhà điều tra, vụ tham nhũng ở Petrobras diễn ra chủ yếu trong giai đoạn ông Lula da Silva làm Tổng thống. Cho đến nay, bà Dilma Rousseff vẫn không thể trả lời được những câu hỏi có liên quan đến tham nhũng tại Petrobras khi là Chủ tịch tập đoàn này trong thời gian 2003-2010. Các công tố viên cũng điều tra những khoản tiền người ta đã tặng ông Lula da Silva.

Cảnh sát cho biết, có nhiều bằng chứng cho thấy, ông Lula da Silva đã nhận trái phép từ những vụ “lại quả” liên quan đến Petrobras. Thượng nghị sĩ Delcidio Amaral từng khai (bị bắt tháng 11/2015), bà Dilma Rousseff và ông Lula da Silva có liên quan tới vụ tham nhũng ở Petrobras.

Tổng công tố Rodrigo Janot cũng từng tố cáo cựu Tổng thống Lula da Silva đã ngăn cản cựu Giám đốc Petrobras, ông Nestor Cervero hợp tác điều tra. Hơn 4 tháng trước, cựu Giám đốc phụ trách Đối ngoại của Petrobras Jorge Zelada (giai đoạn 2008-2012) đã bị kết tội 4 năm tù giam do dính líu tới tham nhũng ở tập đoàn này. 

Gần 1 tháng trước, Tổng công tố Rodrigo Janot yêu cầu mở cuộc điều tra đối với Thượng nghị sỹ Aecio Neves, Chủ tịch đảng Xã hội dân chủ (PSDB) với cáo buộc tham nhũng - nhận nhiều khoản tài chính từ Petrobras để tài trợ cho chiến dịch tranh cử của PSDB. Công tố viên liên bang Athayde Ribeiro Costa cho biết, cựu Thượng nghị sỹ Gim Argello đã bị bắt sau khi bị cáo buộc nhận hối lộ (1,44 triệu USD và 100.519 USD từ lãnh đạo 2 công ty xây dựng UTC Engenharia SA và OAS SA) trong vụ bê bối tại Petrobras.

Trước đó, cảnh sát đã bắt cựu Tổng Bí thư Công đảng cầm quyền Silvio Pereira vì bị cáo buộc có liên quan tới vụ tham nhũng ở Petrobras.

Ngày 21/9/2015, ông Joao Vaccari, cựu thủ quỹ của Công đảng cầm quyền đã bị tòa tuyên mức án 15 năm, 4 tháng tù giam vì có liên quan tới vụ bê bối tham nhũng tại Petrobras. Ông Joao Vaccari là quan chức cấp cao đầu tiên của Petrobras bị kết tội tham nhũng và rửa tiền kể từ khi vụ việc bị phát giác hơn 2 năm trước.

Cùng ngày 21/9/2015, cựu giám đốc Petrobras Renato Duque, bị kết án 20 năm, 8 tháng tù giam vì tội nhận hối lộ. Gần 1 năm trước, Thẩm phán Sergio Moro của Tòa án liên bang ở Curitiba, đã ra phán quyết đối với 3 lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn Camargo Correa vì họ đều bị kết tội tham nhũng, rửa tiền và tham gia tội phạm có tổ chức trong vụ bê bối tham nhũng tại Petrobras./. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.

Một cầu thủ bóng đá được trao Huân chương Tự do Tổng thống

Messi giành Quả bóng vàng 2021. (Ảnh: Euro Sport)
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden vừa trao tặng Huân chương Tự do Tổng thống – danh hiệu cao quý nhất dành cho công dân Mỹ – cho siêu sao bóng đá Messi cùng 18 cá nhân xuất sắc khác. Buổi lễ tôn vinh những đóng góp xuất sắc của họ trong việc làm cho nước Mỹ và thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới
(PLVN) - Thế giới đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, từ phiên đấu giá cá ngừ vây xanh lập kỷ lục tại Nhật Bản, tỷ lệ sinh tăng trở lại sau gần một thập kỷ tại Hàn Quốc, đến chương trình khám sức khỏe miễn phí cho toàn dân sắp triển khai tại Indonesia. Đặc biệt, câu chuyện bé trai Zimbabwe sống sót kỳ diệu sau 5 đêm lạc trong công viên hoang dã đã truyền cảm hứng mạnh mẽ, với niềm tin vào những điều tốt đẹp...

Liên tiếp tai nạn kinh hoàng trên thế giới những ngày đầu năm mới

Liên tiếp tai nạn kinh hoàng trên thế giới những ngày đầu năm mới
(PLVN) - Những ngày đầu năm mới 2025 chứng kiến loạt thảm họa và tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên khắp thế giới, từ động đất ở Ethiopia, cháy nổ ở Ấn Độ và Trung Quốc, đến các vụ xả súng và tai nạn giao thông kinh hoàng tại Mỹ và Hong Kong (Trung Quốc). Mỗi sự cố đều để lại hậu quả nặng nề, cướp đi sinh mạng của nhiều người và gây ra tổn thất lớn về vật chất.

Tấn công khủng bố kinh hoàng đầu năm mới tại Mỹ

Hiện trường vụ đâm xe. (Ảnh: NBC News)
(PLVN) - Một vụ tấn công kinh hoàng đã xảy ra tại Bourbon Street, khu phố Pháp nổi tiếng của New Orleans vào ngày đầu năm mới. Một người đàn ông đã lái xe tải lao thẳng vào đám đông, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Vụ việc đang được điều tra như một hành động khủng bố, gây chấn động cả nước Mỹ.