Những bài thuốc dưới đây sẽ giúp bồi bổ nguyên khí cho các bệnh nhân điều trị hóa trị do mắc bệnh ung thư.
Sơn dược, một vị thuốc đông y giúp bồi bổ nguyên khí
Hóa trị gây tổn thương nguyên khí con người là “mắt thấy tai nghe”. Chỉ cần thực hiện hóa trị liệu pháp, lập tức sẽ xuất hiện các chứng khí huyết hư tổn, tổn thương nguyên khí như: giảm tiểu cầu, rụng tóc, tức ngực, nôn ói, toàn thân mỏi mệt mất sức… Nếu không chỉnh đốn kịp thời, khí huyết không cách hồi phục, không chỉ bản thân người bệnh cảm thấy khó chịu, hơn nữa ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tiếp tục tiến hành hóa trị. Hơn thế nữa, do khí huyết suy nhược thái quá, tế bào ung thư “thừa thắng xông lên”, người bệnh tất khó thoát khỏi “trời kêu ai nấy dạ”.
Do vậy, sau khi hóa trị cần lập tức đại bổ nguyên khí, dùng bài thuốc:
Hoàng kỳ 30g, đảng sâm 30g, sa sâm 15g, bạch truật 12g, phục linh 15g, câu kỷ tử 12g, nữ trinh tử 15g, mạch đông 12g, thục địa 15g, sơn dược 30g, kê huyết đằng 30g, cam thảo 6g. Sắc uống, ngày 1 thang, uống sáng và chiều.
Hoàng kỳ
Nếu hóa trị tổn thương nguyên khí hơi nhiều, đã hình thành tỳ thận lưỡng hư, nên dùng bài thuốc như sau để đại bổ tỳ thận:
Hoàng kỳ 30g, đảng sâm 30g, ý dĩ 30g, táo đỏ 30g, phục linh 20g, đương quy 15g, kê huyết đằng 15g, bổ cốt chi 15g, bạch truật (thán) 15g, nữ trinh tử 15g, câu kỷ tử 15g, tiên mao 12g, tiên linh tỳ 12g, bạch thược (sao) 10g, tử hà sa 10g, chích thảo 5g. Sắc uống, ngày 1 thang, uống sáng và chiều.
Táo đỏ
Nữ trinh tử
Trong thời gian hóa trị, phần lớn người bệnh đều sẽ xuất hiện những triệu chứng đường tiêu hóa như: chán ăn, tức ngực buồn nôn, đầy bụng tiêu chảy, đó là những tác dụng phụ của thuốc trong thời gian hóa trị. Đông y cho rằng, đấy là “thuốc độc” (hóa trị) đi vào cơ thể, gây tổn thương khí của tỳ vị, tạo thành những rối loạn và tổn thương khí tỳ vị gây nên.
Tất phải bổ khí của tỳ vị là chính, kèm với điều thuận khí cơ tỳ vị, làm cho khí cơ hạ hành, để phù hợp với đặc điểm sinh lý của vị khí là “vĩ giáng vi thuận”. Có vậy, những triệu chứng tức ngực buồn nôn, bụng đầy tiêu chảy… tự nhiên sẽ giảm nhẹ hoặc biến mất. Dùng bài thuốc:
Đảng sâm 30g, hoàng kỳ 30g, câu kỷ tử 15g, bạch truật 12g, kê huyết đằng 30g, phục linh 30g, thần khúc 10g, trần bì 10g, đương quy 15g, bổ cốt chi 15g, thỏ ty tử 20g, cam thảo 10g. Sắc uống, ngày 1 thang, uống sáng và chiều. Bắt đầu dùng trước hóa trị 3 - 5 ngày, dùng liên tục đến khi kết thúc hóa trị khoảng 1 tuần. Có thể giúp giảm nhẹ “phản ứng” của đường ruột, còn giúp giảm rụng tóc.
Bổ cốt chỉ
Trong thời gian hóa trị, nếu ảnh hưởng chức năng tạo máu xương tủy hơi nghiêm trọng, xét nghiệm máu thấy giảm bạch cầu, đồng thời người bệnh cảm thấy uể oải mất sức, sắc mặt vàng bủn, choáng váng hoa mắt, hồi hộp thở ngắn, mất ngủ mộng nhiều, mặt mắt sắc lợt, môi nhạt, móng tay và lưỡi đều hồng nhạt hay trắng nhạt. Đông y cho rằng, lúc này dùng thuốc tẩm bổ nên coi trọng tăng nặng bổ huyết:
Nhân sâm 10g, mạch đông 15g, sinh địa 20g, a giao 15g (đun hòa tan), đại táo 6 quả. Sắc uống, ngày 1 thang, uống sáng và chiều.
Mạch Đông
Nếu người bệnh khẩu vị cực kém, có thể giảm lượng a giao, dùng khoảng 6 - 10g. Hoặc chọn dùng bài thuốc dưới đây:
Hoàng kỳ 40g, đương quy 10g, kê huyết đằng 30g, bạch truật 15g, câu kỷ tử 10g. Sắc uống, ngày 1 thang, uống sáng và chiều.