Bắc Giang, Bắc Ninh đề xuất thi tốt nghiệp THPT làm nhiều đợt

Hình minh hoạ.
Hình minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh đề xuất phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT làm nhiều đợt.

Ngày 27/5, Bộ GD&ĐT họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. Ông Nguyễn Thế Sơn, Phó Giám đốc Phụ trách Sở GD&ĐT Bắc Ninh cho biết, tính đến hết ngày 26/5, toàn tỉnh có 104 học sinh, 6 cán bộ giáo viên thuộc diện F0, 953 học sinh, 58 giáo viên F1, 5075 học sinh và 870 giáo viên thuộc diện F2.

Tính riêng lớp 12, toàn tỉnh có 15 em là đối tượng F0, tất cả đều thuộc các trường THPT trên địa bàn huyện Thuận Thành, trong đó có 5 học sinh đã được ra viện ngày 24/5.

Đối tượng học sinh lớp 12 là F1 có 125 em, 394 học sinh F3, chủ yếu thuộc huyện Thuận Thành.

Trên cơ sở tình hình dịch bệnh trên địa bàn, Sở GD&ĐT Bắc Ninh đã xây dựng dự kiến 2 phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Phương án 1: Trường hợp Bắc Ninh kiểm soát được dịch bệnh (không còn ca lây nhiễm trong cộng đồng, kết thúc biện pháp giãn cách xã hội vào khoảng từ ngày 20 - 25/6/2021), tỉnh sẽ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo đúng lịch thi của Bộ (ngày 6,7-8/7). Đối với nhóm thí sinh F2 sẽ tổ chức phòng thi dự phòng tại các điểm thi.

Đối với nhóm thí sinh F0 (phải điều trị trong bệnh viện không có điều kiện dự thi) thực hiện theo hướng dẫn của Bộ. Đối với nhóm thí sinh F1 (phải cách ly tại các khu tập trung) sẽ tính toán đề xuất tổ chức thi tại các điểm thi phù hợp.

Phương án 2: Sau ngày 20-25/6 tình hình dịch bệnh diễn biến còn phức tạp, nhiều địa phương trong tỉnh áp dụng biện pháp giãn cách xã hội, Bắc Ninh đề nghị Bộ GD&ĐT tổ chức thi tốt nghiệp THPT đợt 2 cho học sinh toàn tỉnh.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Ninh đề xuất, kiến nghị Bộ GD&ĐT sớm có văn bản hướng dẫn (đối với các địa phương có diễn biến dịch bệnh phức tạp) để địa phương chủ động xây dựng các phương án ứng với tình huống cụ thể, đảm bảo quyền lợi cho các thí sinh dự thi. 

Trong đó tính đến phương án tổ chức thi lần 2, cho mốc thời gian thi để các địa phương chủ động thời gian xây dựng kế hoạch, liên quan tuyển sinh vào lớp 10, thực hiện các nội dung chuẩn bị năm mới, đặc biệt chương trình GDPT 2018; đối với địa phương có dịch là rất quan trọng.

Trong khi đó, Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Giang Trần Tuấn Nam thông tin, toàn tỉnh có 21.015 thí sinh đăng ký tham dự Kỳ thi. Hội đồng thi Bắc Giang dự kiến tổ chức coi thi tại 37 Điểm thi với 908 phòng thi.

Ông Tuấn cho biết, Sở GD&ĐT Bắc Giang đã chủ động trong công tác tham mưu, phối hợp chỉ đạo tổ chức Kỳ thi trên địa bàn tỉnh. Các sở, ngành, đoàn thể, các địa phương tích cực phối hợp với ngành giáo dục trong chuẩn bị các điều kiện đảm bảo các kỳ thi. 

Các Điểm thi đã nhận được chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể về việc chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, bố trí nơi ăn, nghỉ cho cán bộ, giáo viên đến làm thi. Mỗi Điểm thi chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, phòng thi dự phòng, phòng cách ly tạm thời (khi cần thiết); các vật dụng cần thiết để phòng, chống dịch COVID-19.

Số cán bộ, giáo viên coi thi của tỉnh tính cả dự phòng khoảng 3.700 người, trong đó có khoảng 1.000 cán bộ giáo viên THCS.

Đại diện Sở GD&ĐT Bắc Giang cho biết, việc tổ chức coi thi sẽ gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh COVID-19, có giáo viên, nhân viên và học sinh thuộc diện F0, F1, F2 và diện thuộc vùng phải cách ly, giãn cách xã hội. Hiện, đang có 1.771 cán bộ, giáo viên thuộc các trường hợp F0, F1, F2, diện trong vùng các ly, giãn cách.

Đối với học sinh lớp 12, hiện có tổng số là 9.914 trường hợp liên quan đến COVID-19, trong đó có 1 trường hợp F0, 152 trường hợp F1, 2.690 trường hợp F2 và 7.071 trường hợp trong vùng cách ly, giãn cách.

Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Giang nhận định, dự báo đến ngày tổ chức kỳ thi trên địa bàn tỉnh vẫn còn thí sinh trong diện phải cách ly do vậy Sở đề nghị Bộ GD&ĐT tổ chức thi đợt 2.

Đồng thời, ngành giáo dục Bắc Giang đề xuất Bộ GD&ĐT có hướng dẫn chi tiết, cụ thể về tổ chức thi trong môi trường có dịch bệnh (tình huống thi đợt 2 vẫn còn thí sinh phải cách ly) và đề xuất các thí sinh có nguyện vọng xét tuyển theo học bạ và xét tuyển thẳng do phải cách ly không nộp hồ sơ đúng thời gian quy định được thì các em này được nộp hồ sơ chậm hơn so với quy định.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin cùng chuyên mục

Một chuyên gia cho rằng đang có “lỗ hổng” pháp lý trong xử lý sự việc bị rút bài báo khoa học. (Vẽ minh họa: DAD)

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Hoàn thiện quy định để tạo điều kiện cho nhà khoa học cống hiến

(PLVN) - Sau khi Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có một số bài viết phản ánh về vấn đề rút bài báo khoa học, nhiều ý kiến cho rằng cần có một bộ quy tắc ứng xử chuẩn mực đạo đức, liêm chính cho các nhà khoa học; trong đó quy định chặt chẽ những điều được và không được phép làm, hướng xử lý khi có sai phạm, đặc biệt với các đề tài nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước.

Đọc thêm

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, thời gian gần đây, sau khi một số bài báo nghiên cứu công bố quốc tế đứng tên một số nhà khoa học Việt Nam bị rút bài, dư luận thường mặc định “rút bài vì vi phạm liêm chính khoa học”; dù sự thật là nhiều bài báo bị rút vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có lỗi của nhà khoa học.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.