“Áo bà ba xưa và nay - Những cung bậc cảm xúc” còn đó
(PLVN) - Tỉnh Hậu Giang mới tổ chức Chương trình nghệ thuật Khai mạc Festival Áo bà ba - Hậu Giang 2023 với chủ đề “Nụ cười Hậu Giang”. Tham dự có Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.
Tại lễ khai mạc có chương trình văn nghệ với chủ đề "Nụ cười Hậu Giang". Bên cạnh những tiết mục mang đậm nét âm hưởng Nam bộ, điểm nhấn đặc biệt là màn trình diễn những chiếc Áo bà ba dệt và may từ sợi tơ khóm Cầu Đúc; do các người mẫu chuyên và không chuyên trình diễn hết sức đặc sắc.
Tất cả khung cảnh được thiết kế, đậm chất miền quê hương sông nước ở miền Tây, với mái tranh vách lá, rơm rạ ruộng đồng, sân khấu dựng trên sàn nước ao sen và xuồng ba lá; làm cho người dân Hậu Giang nhớ lại những hình ảnh mà ông cha ta khai phá vùng đất này.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Hồ Thu Ánh chia sẻ qua hình ảnh Áo bà ba để thấy được, người Hậu Giang đoàn kết, nghĩa tình, thủy chung, năng động - Ảnh: Đình Thương.
Festival Áo bà ba - Hậu Giang năm 2023 diễn ra với nhiều hoạt động ý nghĩa như: Khu ẩm thực của các nghệ nhân chế biến các món ăn từ khóm Cầu Đúc và cá Thác Lác Hậu Giang với tên gọi Hương Vị Thanh; Cuộc thi Vẽ tranh bằng công nghệ AI dành cho học sinh bậc Tiểu học và THCS với chủ đề: Hậu Giang của em; Giao lưu văn hóa “Áo bà ba xưa và nay - Những cung bậc cảm xúc”; Giao lưu trổ tài biểu diễn chế biến cá thác lác và lươn của đầu bếp nổi tiếng người Nhật Bản; Triển lãm tranh với chủ đề: Chiếc Áo Bà ba xưa và nay.
Người Hậu Giang mộc mạc đơn sơ qua Áo bà ba dù trong mọi hoàn cảnh - Ảnh: Đình Thương.
Phát biểu khai mạc chương trình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Hồ Thu Ánh cho rằng, các hoạt động tại Festival Áo bà ba - Hậu Giang 2023 góp phần bảo tồn những nét đẹp truyền thống và phát huy giá trị của chiếc áo bà ba trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Qua sự kiện, du khách gần xa có cơ hội hiểu thêm về đất và người Hậu Giang. Hậu Giang có Áo bà ba - biểu tượng giá trị truyền thống quý báu và văn hóa đặc sắc của vùng sông nước miền Tây. Người Hậu Giang đoàn kết, nghĩa tình, thủy chung, năng động và luôn có khát vọng xây dựng và phát triển quê hương, đất nước ngày càng phồn thịnh.
Festival Áo bà ba - Hậu Giang năm 2023 diễn ra từ ngày 29/9 đến ngày 1/10 tại thành phố Vị Thanh là một trong các hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh Hậu Giang.
Một số hình ảnh trong chương trình văn nghệ:
Lấy bối cảnh của vùng Nam bộ xưa, tái hiện lại hình ảnh phụ nữ với chiếc áo Bà ba bình dị nơi làng quê, dù trong thời buổi nào cũng một lòng kiên trung - Ảnh Đình Thương.
Hình ảnh chiếc Áo bà ba Việt Nam đẹp trong lòng bạn bè quốc tế - Ảnh Đình Thương.
Qua sự kiện, du khách gần xa có cơ hội hiểu thêm về đất và người Hậu Giang đậm chất nghĩa tình - Ảnh Đình Thương.
"Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm/Thấp thoáng con xuồng bé nhỏ mong manh"... Chiếc Áo bà ba đẹp trong từng câu ca lời hát - Ảnh Đình Thương.
(PLVN) - Điện Thái Hòa (Đại Nội Huế) - ngôi điện biểu trưng quyền lực của triều đại nhà Nguyễn đã được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế trùng tu với kinh phí gần 130 tỷ đồng và dự kiến công trình sẽ mở cửa đón khách tham quan vào cuối tháng 11/2024.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế với 8 di sản Thế giới, khoảng 1 nghìn di tích lịch sử. Có thể khẳng định, quần thể Di tích Cố đô Huế có hệ thống đồ sộ với các công trình di tích có lối kiến trúc cung đình độc đáo. Vì vậy, để lưu giữ nguồn dữ liệu về những yếu tố gốc của các công trình di tích cho muôn đời sau, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản.
(PLVN) - Điện Thái Hòa là cung điện nằm trong khu vực Hoàng thành của kinh thành Huế, là nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn. Sau 3 năm nỗ lực trùng tu với kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo, công trình này dần lộ diện với vẻ đẹp uy nghi, lộng lẫy.
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.
(PLVN) - Tối 15/11/2024, tại Trụ sở UBND xã Vân Hoà, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội tổ chức Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024.
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.
(PLVN) - Tối ngày 13/11, tại Quảng trường Bạch Đằng (tỉnh Sóc Trăng) đã khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần VHTT&DL Sóc Trăng lần thứ I – năm 2024 với chủ đề “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, Hội nhập và phát triển”.
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu
(PLVN) - Ngày 22/11 tới đây, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng, Ban Vận động UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”.
(PLVN) - Việc tổ chức Lễ hội đền Cả - Dinh đô quan Hoàng Mười nhằm bảo lưu những phong tục tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống, đồng thời giáo dục sinh động và tuyên truyền, quảng bá những giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của quê hương Hồng Lĩnh.
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
(PLVN) - Ngày 8/11, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trao tặng Giấy khen cho các nghệ nhân và thợ lành nghề có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, tu bổ di tích điện Thái Hòa, Đại Nội Huế.
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.
(PLVN) - Ngân hàng dữ liệu số, lưu trữ dữ liệu của các di sản sẽ giúp cơ quan quản lý đánh giá được hiện trạng, tính nguyên gốc, cũng như giúp công chúng biết được vẻ đẹp, giá trị của di sản mà ta đang có.
(PLVN) - Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản.
(PLVN) - Người Dao tin rằng Lễ hội cầu mùa sẽ mời 12 vị thần cai quản các tháng trong năm về hưởng lộc và phù hộ độ trì cho mùa màng tươi tốt, nhà nhà mạnh khỏe, ấm no.
(PLVN) - Ngày hội Văn hóa - Thể thao vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lâm Đồng lần VII - năm 2024, với nhiều trò chơi dân gian, diễn ra trong 2 ngày (24 và 25/10) tại thị trấn Lộc Thắng (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) thu hút đông đảo người dân tham gia.