Ấn tượng “Tư pháp vì dân“

Ấn tượng “Tư pháp vì dân“
(PLO) -Năm 2014 được đánh giá là năm có nhiều dấu ấn đáng ghi nhận trong công tác của Bộ, ngành Tư pháp. Thực hiện chủ trương “Tư pháp Vì dân”, công tác tư pháp năm qua đã bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội do Quốc hội, Chính phủ đề ra. Triển khai cơ bản toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ được giao và thu được kết quả trên nhiều lĩnh vực. 
Với việc tập trung cùng cả hệ thống chính trị triển khai thi hành Hiến pháp mới, toàn ngành đã đóng góp tích cực vào công tác hoàn thiện thể chế nói chung, thể chế trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý của Ngành nói riêng. Việc làm trên tạo nền tảng cho những cải cách mạnh mẽ theo hướng phục vụ Nhân dân, có ý nghĩa lâu dài với sự phát triển của Ngành và đất nước.
Hệ thống các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp như luật sư, công chứng phát triển mạnh về quy mô, mạng lưới, trưởng thành hơn về chất lượng hoạt động. Công tác hành chính tư pháp, thi hành án dân sự được tăng cường, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của Nhân dân. Việc thí điểm chế định Thừa phát lại được nhân rộng. Một số nhiệm vụ mới được giao như kiểm soát thủ tục hành chính, quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính đang từng bước được triển khai thực hiện gắn với quá trình đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp. 
Việc tham gia với vai trò đại diện pháp lý cho Chính phủ trong việc giải quyết các tranh chấp đầu tư quốc tế đạt kết quả khích lệ. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ tư pháp, pháp luật... được triển khai bài bản, có hiệu quả hơn, vừa đảm bảo tính định hướng chiến lược, vừa bám sát yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của đất nước. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ngành đạt nhiều tích cực; Bộ Tư pháp đứng nhóm đầu trong lĩnh vực này. 
Những kết quả nêu trên đã đóng góp thiết thực vào thành tựu chung của địa phương, của đất nước về phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Nhờ đó, vai trò của các cơ quan tư pháp, pháp chế trong đời sống kinh tế - xã hội ngày càng được khẳng định, vị trí của cơ quan tư pháp, pháp chế ngày càng được củng cố, đề cao. 
Năm 2015 là năm có ý nghĩa quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015. Năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII và cũng là năm có nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, của ngành Tư pháp. Trong thư gửi gửi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Tư pháp nhân dịp năm mới 2015 và Tết cổ truyền Ất Mùi, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã nhận định: “Các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ tiếp tục đề ra nhiều nhiệm vụ quan trọng, nặng nề cho Bộ và ngành Tư pháp. Trong bối cảnh đó, toàn Ngành quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, tập trung cao nhất cho việc thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp được giao”. 
Tin rằng, Hội nghị toàn quốc triển khai công tác năm 2015 hôm nay sẽ là dịp để toàn ngành Tư pháp nhìn lại những thành quả đã đạt được trong một năm đã qua, kiểm điểm lại những mặt còn chưa được, từ đó củng cố quyết tâm, tập trung trí tuệ, chung sức, chung lòng phấn đấu đưa ngành Tư pháp Việt Nam phát triển lên tầm cao mới, đóng góp thiết thực hơn nữa vào sự phát triển của đất nước. 
Ý kiến:
Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Hoàng Sỹ Thành:
Ông Hoàng Sỹ Thành
Ông Hoàng Sỹ Thành 
Một trong những giải pháp để thực hiện tốt công tác thi hành án dân sự (THADS) năm 2015 là khẩn trương xây dựng Kế hoạch triển khai Luật Sửa đổi, bổ sung Luật THADS. Chủ động xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; tổ chức tập huấn Luật Sửa đổi, bổ sung Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành cho tất cả Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án trong các cơ quan THADS trong toàn quốc. Đặc biệt là những quy định mới được sửa đổi, bổ sung.
 Bên cạnh đó, chúng tôi xác định chỉ đạo tổ chức rà soát, phân loại án chính xác; tiếp tục đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy, tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành... Đây là những giải pháp chủ yếu mà THADS sẽ thực hiện đồng bộ để công tác này năm 2015 đạt kết quả cao hơn.

Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật Đặng Thanh Sơn: 
Việc xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (VPHC) cơ bản đã hoàn thành. Cùng với việc hoàn thiện thể chế, việc kiện toàn tổ chức, bộ máy, chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất để triển khai thi hành Luật cũng được quan tâm thực hiện. Bước sang năm 2015, Cục chúng tôi sẽ tham mưu để kịp thời rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo hướng rút ngắn thời hạn, đơn giản hóa thủ tục lập hồ sơ; tập trung theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện thống nhất, đồng bộ các quy định pháp luật về xử lý VPHC. Đồng thời theo dõi thi hành pháp luật, tập trung vào các lĩnh vực phức tạp, có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh và cuộc sống của người dân, đang là điểm nóng trong dư luận xã hội...

Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính Ngô Hải Phan: 
Ông Ngô Hải Phan
Ông Ngô Hải Phan 
Năm 2014, Bộ Tư pháp đã phát huy tốt vai trò quản lý nhà nước trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), cải cách TTHC; việc kiểm soát quy định về TTHC ngày càng đi vào chiều sâu và gắn kết hơn với việc xây dựng, thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật. Việc rà soát, đơn giản hóa TTHC và công bố công khai TTHC trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp như thuế, hải quan, đất đai, xây dựng, đầu tư… 
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả bước đầu đạt được, công tác cải cách TTHC trên toàn quốc còn một số tồn tại, hạn chế. Vì vậy, năm 2015 này chúng ta cần tập trung nguồn lực triển khai thành công Kế hoạch đơn giản hóa TTHC trọng tâm năm 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 08/QĐ-TTg để người dân, doanh nghiệp sớm được hưởng lợi từ kết quả cải cách. Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động TTHC tại các đơn vị soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật cũng như việc cho ý kiến, thẩm định TTHC…

Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Đỗ Hoàng Yến: 
Bà Đỗ Hoàng Yến
Bà Đỗ Hoàng Yến 
Công tác bổ trợ tư pháp năm 2014 đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhiều nhiệm vụ đã hoàn thành vượt mức kế hoạch về thời gian, tiến độ và đảm bảo chất lượng.
 Năm 2015 là năm quan trọng, bản lề trong triển khai nhiệm vụ công tác của đơn vị nên Cục sẽ tập trung tổ chức triển khai những nhiệm vụ bám sát Kế hoạch công tác năm 2015 của ngành Tư pháp và gắn việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị với các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tư pháp. Bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, Cục xác định hai nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng, trình Quốc hội Dự án Luật Đấu giá tài sản và tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Công chứng năm 2014 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành.

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự kinh tế Nguyễn Hồng Hải:
Ngay từ đầu năm 2015, Kế hoạch 01 của Chính phủ đã nhấn mạnh việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi là nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ trong quý I. Đây cũng chính là nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tư pháp trong quý I và của Vụ chúng tôi nói riêng. 
Triển khai Kế hoạch này, sắp tới Vụ sẽ tổ chức hội nghị phổ biến cho đội ngũ Báo cáo viên pháp luật Trung ương và địa phương, tổ chức hội nghị lấy ý kiến tại 2 miền Nam – Bắc; xây dựng trang thông tin riêng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp..., đảm bảo tổ chức lấy ý kiến nhân dân theo Kế hoạch của Chính phủ, xây dựng các báo cáo trình Chính phủ, Quốc hội. Trên cơ sở những thành tích đã đạt được năm 2014, trong năm 2015 Vụ chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện tốt các mặt công tác, trong đó có việc tổ chức thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, phối hợp với các Bộ, ngành tuyên truyền đạo luật quan trọng này. 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Cần quan tâm đến mô hình quản trị và điều hành trung tâm tài chính quốc tế

Cần quan tâm đến mô hình quản trị và điều hành trung tâm tài chính quốc tế

(PLVN) - Nhiều ý kiến Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị làm rõ mô hình trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam để có cách quản trị và điều hành phù hợp, bảo đảm xây dựng thành công trung tâm này, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đọc thêm

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty Luật Dragon: Cải cách và chuyển mình theo hướng hội nhập quốc tế

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty Luật Dragon
(PLVN) - Kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới, vì thế việc thành lập Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Để thu hút và bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn, hệ thống pháp luật Việt Nam cần phải có những bước cải cách và chuyển mình theo hướng hội nhập quốc tế.

Bảo vệ nhà đầu tư và minh bạch tài chính: Nền tảng pháp lý cho Trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí LongNguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính)
(PLVN) -Trong tiến trình hội nhập sâu rộng với kinh tế toàn cầu, việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) không chỉ là mục tiêu chiến lược mà còn là bước đi tất yếu nhằm thu hút dòng vốn chất lượng cao, nâng tầm vị thế quốc gia trên bản đồ tài chính thế giới. Để hiện thực hóa mục tiêu này, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và nâng cao chuẩn mực minh bạch tài chính là yêu cầu cấp thiết, đóng vai trò then chốt trong việc kiến tạo niềm tin và thu hút nguồn lực quốc tế.

TS. Nguyễn Minh Phong: Việt Nam có lợi thế của “người đi sau” khi xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong
(PLVN) -Nhiều ý kiến lo ngại về sự thành công của Trung tâm tài chính quốc tế (TTTC) tại Việt Nam trong bối cảnh nhiều trung tâm tương tự ở thế giới và khu vực chưa thành công sau nhiều năm phát triển. Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong để làm rõ hơn những lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng thành công của TTTC tại Việt Nam

Khuyến nghị mô hình Trung tâm tài chính quốc tế cho Việt Nam

Quang cảnh Hội thảo Trung tâm tài chính quốc tế.
(PLVN) - Thế giới có hàng trăm trung tâm tài chính nhưng chỉ có 21 trung tâm tài chính quốc tế. Trong đó, có các trung tâm đã ra đời khoảng vài chục năm nhưng cũng có trung tâm chỉ mới xuất hiện khoảng 10 năm nay. Việt Nam nên đi theo mô hình nào là nội dung được đề cập trong Hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế và vai trò của hệ thống ngân hàng trong xây dựng Trung tâm tài chính” được tổ chức hôm qua - 16/4.

Phó Cục trưởng Thi hành án dân sự Tp. Hồ Chí Minh Trần Phương Hồng: "Nghề nghiệp gắn với cuộc đời mình"

Phó Cục trưởng Thi hành án dân sự Tp. Hồ Chí Minh Trần Phương Hồng
(PLVN) - “Nhiều năm làm nghề, tôi từng có thông tin đồng nghiệp bị chống đối trong quá trình thi hành công vụ dẫn đến tai nạn thương tâm. Còn bị lăng mạ, chửi bới là chuyện thường xuyên xảy ra đối với lực lượng thi hành án dân sự (THADS). Làm nghề này có vất vả, có hiểm nguy nhưng cũng có nhiều kỷ niệm không thể quên. Bây giờ nếu cho tôi được chọn lại, tôi cũng vẫn sẽ chọn nghề thi hành án - nghề nghiệp gắn với cuộc đời mình”

Bảo đảm khung pháp lý vững chắc cho Trung tâm tài chính quốc tế

 Luật sư Nguyễn Hưng Quang.
(PLVN) -  Chúng ta đang tập trung và rốt ráo xúc tiến xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam, với những hướng đi rất cụ thể và các ưu đãi đặc biệt cho việc thu hút và vận hành có hiệu quả Trung tâm. Là người có nhiều kinh nghiệm và rất quan tâm đến việc làm này, Luật sư (LS) Nguyễn Hưng Quang - Trưởng Văn phòng LS NHQuang & Cộng sự (Đoàn LS TP Hà Nội) đã có những chia sẻ với PLVN.

Dự án Luật Tương trợ Tư pháp về dân sự: Tạo nền tảng cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về tương trợ Tư pháp

Quang cảnh phiên họp chiều 15/4. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) -  Chiều 15/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về 4 dự án: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ Tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ Tư pháp về hình sự.

Báo Pháp Luật Việt Nam trao tặng mái ấm Tư pháp cho 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh

Báo Pháp Luật Việt Nam trao tặng mái ấm Tư pháp cho 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh

(PLVN) - Trong những ngày giữa tháng Tư đầy nắng, tại Hà Tĩnh, ba mái ấm mới đã kịp hoàn thiện, mang theo hơi ấm của tình người, của sẻ chia. Ba mái ấm này là sản phẩm do Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với một số đơn vị và Công ty cổ phần MBN Jupiter mang đến tặng 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh.

THADS tỉnh Hải Dương linh hoạt, chủ động trong thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ

Các cơ quan THADS tỉnh Hải Dương tổ chức cưỡng chế thành công 48 trường hợp trong 6 tháng đầu năm 2025
(PLVN) - Trong bối cảnh, các cơ quan, đơn vị phải sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; thực hiện chủ trương sáp nhập một số tỉnh, bỏ đơn vị hành chính cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị cấp xã , gắn với nhiệm vụ chuẩn bị phục vụ Đại hội Đảng các cấp... các cơ quan THADS của tỉnh Hải Dương đã có nhiều giải pháp linh hoạt, chủ động để đảm bảo thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ được giao.

Hội thảo bàn về vấn đề văn hóa tuân thủ pháp luật

Hội thảo bàn về “văn hóa tuân thủ pháp luật” do Cục PBGDPL&TGPL tổ chức.
(PLVN) - Làm thế nào để mọi người cảm thấy pháp luật là một điểm tựa, luôn tin tưởng tự giác chấp hành; cần làm gì để tuân thủ pháp luật trở thành nét văn hóa trong đời sống xã hội… là nội dung được đưa ra phân tích, thảo luận tại Hội thảo “Bàn về thuật ngữ, nội hàm, tiêu chí đánh giá, đo lường văn hóa tuân thủ pháp luật” do Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý (PBGDPL&TGPL, Bộ Tư pháp) tổ chức ngày 14/4 tại TP HCM.

Niềm tin vào “cuộc cách mạng” tinh gọn

Quang cảnh khai mạc Phiên họp thứ 44.
(PLVN) -  Những ngày này, cả nước đang hối hả thực hiện “cuộc cách mạng” thực hiện chủ trương tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị. Thời gian đã rất gấp gáp, khối lượng công việc khổng lồ, nên sự tin tưởng tuyệt đối chấp hành các đường lối, chủ trương, sự phối hợp nhịp nhàng, sự nỗ lực quyết tâm là vô cùng quan trọng.

Kinh nghiệm quốc tế: Trung tâm tài chính quốc tế Thượng Hải: Doanh thu năm 2024 đạt 3.650 nghìn tỷ nhân dân tệ

Khung cảnh về đêm của Trung tâm tài chính Thượng Hải. (Ảnh: VCG)
(PLVN) - Thượng Hải - cái nôi của ngành công nghiệp tài chính hiện đại của Trung Quốc, đang khẳng định tên tuổi của mình là một trong những trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) top 10 thế giới. Năm 2024, tổng doanh thu của thị trường tài chính Thượng Hải đạt 3.650 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước.

Chiến dịch số hóa hộ tịch tại Nghệ An – Bài 2: Không chỉ là số hóa, mà là một cuộc chuyển mình

Số hóa hộ tịch giúp các cán bộ tư pháp giảm áp lực công việc, hạn chế các sai sót như khi xử lý trên hồ sơ giấy.
(PLVN) - Không còn là những xếp hàng dài chờ đợi, không còn những lần lặn lội đi – về chỉ vì thiếu một tờ giấy, chiến dịch số hóa hộ tịch ở Nghệ An đang mở ra một chương mới cho nền hành chính công – nơi người dân trở thành trung tâm của sự phục vụ. Dưới bàn tay cần mẫn của những cán bộ tư pháp, từng dữ liệu hộ tịch được “sống dậy” trong không gian số, kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, góp phần định hình một chính quyền số gần dân, hiểu dân và hành động vì dân.

Chiến dịch 30 ngày đêm số hóa hộ tịch tại Nghệ An - Bài 1: Quyết tâm vượt khó hoàn thành nhiệm vụ

Chiến dịch 30 ngày đêm số hóa dữ liệu hộ tịch tại Nghệ An là một bước tiến lớn trong công cuộc hiện đại hóa hành chính công.
(PLVN) -  Sâu trong những trụ sở xã vùng cao, dưới ánh đèn muộn và đường truyền Internet chập chờn, có những con người miệt mài chuyển từng dòng thông tin hộ tịch từ trang giấy cũ sang nền tảng số. Chiến dịch số hóa 30 ngày đêm tại Nghệ An không chỉ là cuộc vận động hành chính quy mô lớn – mà là bước tiến đầy nhân văn của ngành Tư pháp, nơi mỗi cán bộ học cách đi nhanh, làm kỹ và đặt lợi ích người dân làm trung tâm.