Ấn - Trung đối đầu vì cuộc họp của nhóm các nước cung cấp hạt nhân?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Modi
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Modi
(PLO) - Các chuyên gia cho rằng, thất bại của Ấn Độ trong việc giành được một “ghế” trong Nhóm các nước cung cấp hạt nhân (NSG) tại cuộc họp diễn ra hồi tuần trước sẽ định hình quan hệ giữa nước này với Trung Quốc trong thời gian tới.

Nỗ lực thất bại

NSG bao gồm 48 nước, chịu trách nhiệm giám sát các vấn đề quan trọng liên quan đến lĩnh vực hạt nhân trên thế giới và các thành viên của nhóm được phép trao đổi, xuất khẩu công nghệ hạt nhân. Trong số các nước là thành viên của NSG có: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Mỹ…

Theo “Nguyên tắc không phổ biến” được nêu trong bản hướng dẫn quy định NSG được thông qua vào năm 1994, một nước cung cấp hạt nhân sẽ chỉ được phép chuyển nhượng công nghệ hạt nhân khi thỏa mãn điều kiện việc chuyển nhượng đó sẽ không góp phần vào việc phổ biến vũ khí hạt nhân.

Pháp là một trong những nước mạnh mẽ ủng hộ Ấn Độ gia nhập NSG. Trước thềm hội nghị diễn ra ở Hàn Quốc hồi tuần trước, Pháp ra tuyên bố khẳng định sự tham gia của Ấn Độ vào danh sách các nước kiểm soát hạt nhân sẽ giúp điều chỉnh tốt hơn việc xuất khẩu các mặt hàng nhạy cảm, bao gồm các vật liệu và công nghệ hạt nhân, hóa học, sinh học, đạn đạo hoặc thông thường. Ngoài ra, Mỹ và nhiều nước thành viên NSG khác cũng ủng hộ việc New Delhi được kết nạp vào nhóm dựa trên hồ sơ không phổ biến hạt nhân của nước này.

Theo cựu Đại sứ Ấn Độ tại Kazakhstan và Thụy Điển Ashok Sajjanhar, gia nhập NSG là một trong những ưu tiên quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi. Điều này thể hiện ở việc ông Modi đã vội vã quyết định thêm Thụy Sỹ và Mexico vào chuyến thăm Mỹ diễn ra trước cuộc họp toàn thể của NSG nhằm vận động sự ủng hộ của các nước này trước cuộc họp ở Seoul.

Tuy nhiên, nỗ lực gia nhập NSG của Ấn Độ đã vẫn phải đối mặt với nhiều trở ngại đáng kể, trong đó Trung Quốc chính là trở ngại lớn nhất. Ông Sajjanhar cho rằng, bình thường Trung Quốc thường ở phía sau và thúc giục các nước nhỏ hơn lên tiếng phản đối về vấn đề mà nước này không đồng tình. Nhưng, tại phiên họp toàn thể của NSG hồi tuần trước, bên cạnh việc thúc giục các nước nhỏ hơn nêu ý kiến phản đối, Trung Quốc cũng đã công khai phản đối Ấn Độ.

Ban đầu, phía Trung Quốc từ chối chấp nhận đưa vấn đề tư cách thành viên của Ấn Độ ra thảo luận tại phiên họp. Hành động này của Trung Quốc, theo các nhà ngoại giao có mặt tại cuộc họp đã khiến phiên họp bị trì hoãn đến 5 tiếng đồng hồ. Cuối cùng, phiên họp đã đồng ý thảo luận về vấn đề tư cách thành viên của Ấn Độ. 

Tiếp sau đó, Trung Quốc mạnh mẽ phản đối việc Ấn Độ gia nhập nhóm với lý do việc giới thiệu các nước chưa ký Hiệp ước không phổ biến hạt nhân hay Hiệp ước cấm thử nghiệm hạt nhân toàn diện sẽ đi ngược lại các tiêu chuẩn của NSG. Một số nước khác như Brazil, Mexico, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ cũng chung ý kiến như vậy. Do quyết định của NSG được đưa ra trên cơ sở đồng thuận nên với việc vẫn còn nước phản đối, quyết định kết nạp Ấn Độ đã không được thông qua. 

Tại sao việc gia nhập NSG lại quan trọng với Ấn Độ?

Trong một bài viết mới đây, cựu Đại sứ Ấn Độ Sajjanhar cho biết, năm 2008, Ấn Độ dù đã bị từ chối cho phép gia nhập NSG nhưng vẫn đạt được một số thỏa thuận mua bán hạt nhân dân sự với một số nước như Nga, Pháp, Anh, Mỹ, Kazakhstan, Australia…

Tuy nhiên, việc được kết nạp vào NSG sẽ tạo cho nước này nền tảng pháp lý vững chắc hơn trong việc theo đuổi chương trình hạt nhân. Được gia nhập NSG cũng sẽ giúp các nước tự tin hơn khi đổ hàng tỉ USD vào việc xây dựng các dự án điện hạt nhân đầy tham vọng ở Ấn Độ. 

Quan trọng hơn, với việc vị thế  chính trị, quân sự, kinh tế và chiến lược đang ngày càng lên cao trên trường quốc tế, Ấn Độ đang muốn gia nhập vào hàng ngũ những nước tạo ra các quy tắc quốc tế chứ không phải là các nước tuân thủ các quy định. Do vậy, việc gia nhập NSG sẽ là một bước đi có ý nghĩa trong nỗ lực này của New Delhi.

Dù vậy nhưng ông Sajjanhar cho rằng vấn đề tư cách thành viên của Ấn Độ tại NSG trong bối cảnh bình thường sẽ không quá quan trọng đến vậy. Mà vấn đề mấu chốt khiến nó trở nên quan trọng nằm ở chỗ Trung Quốc chính là nước mạnh mẽ phản đối nỗ lực gia nhập nhóm này của New Delhi. Trước phiên họp tại Seoul, Bắc Kinh đã ra một số tuyên bố thúc giục các nước không chấp nhận cho Ấn Độ ra nhập NSG, cho rằng việc Ấn Độ được gia nhập khối này sẽ làm suy yếu lợi ích quốc gia của Trung Quốc và đụng chạm Pakistan vì Bắc Kinh cho rằng Pakistan cũng có đủ các tiêu chuẩn để gia nhập NSG. 

Theo ông Michael Kugelman – một chuyên gia về khu vực Nam và Đông Nam Á tại Trung tâm quốc tế Woodrow Wilson, việc Trung Quốc cực lực phản đối nỗ lực gia nhập NSG của Ấn Độ xuất phát từ ý nghĩa chính trị, mà cụ thể là do Bắc Kinh lo ngại việc này có thể ảnh hưởng tới địa chính trị tại khu vực Nam Á. “Việc để Ấn Độ gia nhập khối sẽ có hại cho vị thế địa chính trị của Trung Quốc. Vì việc Ấn Độ gia nhập khối này đồng nghĩa với việc đối thủ chiến lược chính của Trung Quốc sẽ có vị thế cân bằng với nước này tại câu lạc bộ có uy tín này” – ông Kugelman nhận định. 

Trên tờ The Diplomat, học giả Deep Pal cũng cho rằng những gì diễn ra ở Seoul chính là sự phản ánh thái độ của Trung Quốc đối với những khát vọng của Ấn Độ. Theo đó, ông Pal cho hay, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc có quan điểm gây hại tới lợi ích quốc gia của Ấn Độ nhưng các hành động của Bắc Kinh tại Hàn Quốc đã cho thấy rõ ràng việc Trung Quốc phản đối nguyện vọng trở thành một nước có vai trò lớn hơn trong trật tự toàn cầu của Ấn Độ. 

Trước khi phiên họp về việc Ấn Độ xin gia nhập nhóm diễn ra ở Seoul, Thủ tướng Ấn Độ đã có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để truyền tải thông điệp rằng New Delhi mong muốn nhận được sự ủng hộ của Bắc Kinh. Song, phía Trung Quốc đã cho thấy họ không chấp nhận đề nghị của Ấn Độ.

Ấn Độ một lần nữa thất bại trong việc xin gia nhập NSG
Ấn Độ một lần nữa thất bại trong việc xin gia nhập NSG

Những tác động tiềm ẩn

Theo học giả Deep Pal, động thái ngăn cản Ấn Độ của Trung Quốc sẽ tác động tới cách thức xử lý của New Delhi trong quan hệ với Trung Quốc. Ví dụ, tại các diễn đàn đa phương mà 2 nước đang hợp tác với nhau như khối BRICS, Tổ chức hợp tác Thượng Hải, các cuộc đàm phán về vấn đề khí hậu hay Tổ chức thương mại thế giới, Ấn Độ sẽ hiểu rõ rằng Trung Quốc sẽ chỉ theo đuổi chiến lược có lợi cho nước này. Do đó, đại diện của New Delhi nhiều khả năng sẽ vô cùng thận trọng khi nhượng bộ và có thể sẽ không chấp thuận sáng kiến của Trung Quốc.

Trên trường quốc tế, Ấn Độ cũng sẽ phải thể hiện được hình ảnh một đất nước tự tin, một cường quốc đang lên trong thế kỷ 21 với sức mạnh kinh tế và cả một chính sách đối ngoại quyết đoán. Ông Deep Pal cho rằng, để đạt được mục tiêu trên, Ấn Độ phải ngay lập tức tận dụng tất cả các cơ hội để hội nhập với các nước láng giềng của Trung Quốc ở khu vực châu Á, mà cơ hội gần nhất sẽ là vào đầu tháng 7 này, khi phán quyết trong vụ kiện trọng tài do Philippines đệ trình về vấn đề Biển Đông được công bố. 

Trong vấn đề này, theo ông Deep Pal, Ấn Độ phải thẳng thắn ủng hộ pháp quyền và các quy định quốc tế, nhấn mạnh rằng những khái niệm “trình tự thủ tục”, tuân thủ quy định mà Trung Quốc đã sử dụng ở Seoul không thể chỉ được áp dụng trong một số trường hợp nhất định mà luôn phải được tôn trọng. 

Ông Deep Pal cũng cho rằng Ấn Độ sẽ phải từ bỏ việc duy trì khoảng cách cân bằng với Mỹ và Trung Quốc, thay vào đó phải tăng cường hợp tác với Mỹ để có sức mạnh đối trọng với Trung Quốc trong tất cả các vấn đề. Ngoài ra, Ấn Độ cũng phải có các động thái khác để xác lập được vị trí của mình trong các vấn đề toàn cầu. 

Với nhận định như vậy, học giả nói trên cho rằng, trong vài tháng tới, Ấn Độ nhiều khả năng sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương như tiến hành thêm các cuộc tập trận chung với hải quân của các nước Đông Nam Á theo chính sách Hướng Đông của nước này. Ông Deep Pal cho rằng, Ấn Độ nên thiết lập các cơ chế đối thoại với các nước khác tương tự cơ chế đối thoại 2+2 đang được nước này thực hiện với Nhật Bản.

Để thực hiện được mục tiêu thiết lập một môi trường hàng hải thuận lợi và tích cực, thúc đẩy an ninh ở các khu vực mà Ấn Độ có lợi ích hàng hải, ông Pal cho rằng Ấn Độ cũng nên mở rộng các quan hệ quân sự và chính trị với các nước ở khu vực ví dụ như tiếp tục chương trình hỗ trợ tăng cường năng lực quốc phòng, đào tạo phi công và có thể sẽ bán tên lửa siêu thanh Brahmos cho Việt Nam. 

Ngoài ra, Ấn Độ dự kiến cũng sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng và hàng hải với nhiều nước khác. Trong một số vấn đề như vấn đề Tây Tạng, Ấn Độ được cho là có thể sẽ hành động mạnh mẽ hơn.

Thực vậy, một quan chức cấp cao ở Bộ Các vấn đề đối ngoại của Ấn Độ nói rằng sẽ chẳng còn chỗ cho đối thoại cấp cao giữa 2 nước sau việc Bắc Kinh kiên quyết bỏ phiếu phủ quyết tại Seoul. “Sẽ chỉ có các biện pháp đối phó và đấu tranh với Trung Quốc” – vị quan chức này nói.

Đọc thêm

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.

Nhà Trắng nêu lý do Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai

Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi khi ký lệnh ân xá vô điều kiện cho con trai Hunter Biden, người bị buộc tội vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Nhà Trắng giải thích, đây là quyết định nhằm bảo vệ Hunter trước các cuộc công kích chính trị, nhưng động thái này đã vấp phải chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ân xá cho con trai

Tổng thống Mỹ Joe Biden và con trai Hunter Biden.
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden ngày 1/12 (giờ địa phương) tuyên bố đã ân xá cho con trai Hunter Biden, người bị kết án vào đầu năm nay về tội liên quan đến súng và thuế liên bang.

Nhiều chuyện lạ trên thế giới trrong tháng 11/2024

Nhiều chuyện lạ trên thế giới trrong tháng 11/2024
(PLVN) - Tháng 11/2024 chứng kiến ​​hàng loạt sự kiện kỳ ​​lạ trên khắp thế giới, từ việc làm đại gia chi tiền tỷ lệ ăn quả chuối trong tác phẩm nghệ thuật, người phụ nữ cao nhất gặp gỡ người phụ nữ thấp nhất, đến câu chuyện " hồi sinh" khó tin trên giàn thiêu và gia đình 9 con vẫn muốn sinh thêm để đủ 12 con giáp.