15.700 ca tử vong sớm do nhiệt điện than?

Ô nhiễm không khí đang là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu (Ảnh minh họa)
Ô nhiễm không khí đang là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu (Ảnh minh họa)
(PLO) - Ước tính số ca tử vong sớm ở Việt Nam do ô nhiễm nhiệt điện than sẽ tăng từ 4.300 ca ở năm 2011 lên đến 15.700 ca vào năm 2030. Đây là nhận định của TS, BS Trần Tuấn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) tại Hội thảo về ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe cộng đồng diễn ra sáng qua (28/7).

Hội thảo do RTCCD – Tổ chức điều phối liên minh Phòng chống các bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN), và Trung tâm Sáng tạo Xanh (GreenID) – Tổ chức điều phối Liên minh Năng lượng Bền vững Việt Nam (VSEA), phối hợp tổ chức. 

2 triệu người chết trẻ do ô nhiễm không khí

Thông tin tại hội thảo, Thạc sỹ Tôn Tuấn Nghĩa - cán bộ sức khỏe môi trường WHO – cho biết, ô nhiễm không khí là yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh tim mạch, đột quỵ, các bệnh hô hấp mãn tính và ung thư phổi, làm tăng nguy cơ truyền nhiễm hô hấp cấp tính và làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh hen suyễn. Theo ông Nghĩa, có thể phân thành 2 loại ô nhiễm không khí là ô nhiễm không khí xung quanh và ô nhiễm không khí trong nhà. Trong đó, ô nhiễm không khí xung quanh là ô nhiễm chủ yếu do đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hoạt động giao thông gây ra; còn ô nhiễm không khí trong nhà do các hoạt động đun nấu bằng nhiên liệu rắn bao gồm than, củi, than đá, phân khô và các phế thải nông nghiệp khác.

Dẫn báo cáo được WHO công bố năm 2016, ông Nghĩa cho biết, trên thế giới mỗi năm có khoảng 2 triệu người chết trẻ do ô nhiễm không khí, trong đó có hơn 1 nửa là người dân ở các nước đang phát triển. Riêng tiếp xúc với ô nhiễm không khí xung quanh do hạt ô nhiễm PM2.5 đã xếp thứ 5 toàn cầu về nguyên nhân gây tử vong trong năm 2015, tương ứng với 4,2 triệu người chết. Còn ô nhiễm không khí trong nhà được xác định là yếu tố xếp thứ 10 trong các yếu tố nguy cơ gây tử vong trên toàn cầu, “đóng góp” khoảng 2,85 triệu người chết trong năm 2015 do các bệnh nghẽn phổi mãn tính và ung thư. Ở trẻ em dưới 5 tuổi, đây là yếu tố nguy cơ thứ 7 dẫn tới tử vong do các bệnh lây truyền qua đường hô hấp như viêm phổi. 

Những cảnh báo trước mắt

Ông Nghĩa cũng cho biết, trong các chất gây ô nhiễm không khí, các ngành công nghiệp đốt than, nhà máy nhiệt điện và đốt than sưởi trong nhà là nguyên nhân của 40% các trường hợp phơi nhiễm với hạt rắn lơ lửng PM2.5 và ước tính gây ra 366.000 ca tử vong trong năm 2013. Trong năm 2015, số ca tử vong do phơi nhiễm dài hạn đối với hạt rắn PM2.5 là 4,2 triệu trường hợp. 

Đối với Việt Nam, theo TS, BS Trần Tuấn, nước ta có đủ nhóm phát thải gây ô nhiễm không khí và trong thời gian qua, nguồn ô nhiễm như các nhà máy sản xuất công nghiệp, công trình xây dựng, phương tiện xây dựng và đặc biệt là nguồn ô nhiễm từ nhà máy nhiệt điện chạy than liên tục tăng. “Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có thêm 41 nhà máy nhiệt điện than. Trong khi đó, báo cáo của nhóm nghiên cứu của trường ĐH Harvard về gánh nặng bệnh tật do nhiệt điện than tại Đông Nam Á ước tính số ca tử vong sớm ở Việt Nam do ô nhiễm nhiệt điện than sẽ tăng từ 4.300 ca ở năm 2011 lên thành 15.700 ca vào năm 2030”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Minh chứng cho những tác động của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người được ông Tuấn đưa ra là trường hợp xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Ở xã nằm cách Nhà máy nhiệt điện than Ninh Bình 14km về phía Tây nam, ở gần nhiều nhà máy sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng khác này có đến 70% người trên 65 tuổi và trẻ em dưới 5 tuổi qua khám lâm sàng được phát hiện mắc các bệnh về hô hấp và tim mạch. Nghiên cứu của RTCCD cũng cho hay, ở xã này trung bình hàng năm có 97 người chết, trong đó có 39 người chết do ung thư.

Trong bối cảnh như vậy, ông Tuấn khuyến nghị cần phải đưa ra các quy định quản lý và kiểm soát ô nhiễm không khí tuân thủ khuyến cáo quốc tế; xây dựng hướng dẫn kỹ thuật đánh giá tác động sức khỏe và chi phí y tế do ô nhiễm từ nguồn phát thải do con người gây ra, trong đó chú trọng vào nhà máy nhiệt điện than; xây dựng hướng dẫn kỹ thuật cho chính quyền địa phương trong giám sát chất lượng không khí và theo dõi tình hình bệnh tật… 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.

Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời

Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời
(PLVN) - Rạng sáng 24/10/2024, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiến hành ca phẫu thuật lấy tạng của người hiến sau khi chết não và ghép 2 thận cho 2 người bệnh suy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Các tạng còn lại gồm tim và gan được chuyển đến ghép cho 2 người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

1 ca tử vong do cúm A/H1, Bộ Y tế khuyến cáo

Một trường hợp nhiễm vi rút cúm A nguy kịch từng điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, TP HCM) - Ảnh: XUÂN MAI
(PLVN) - Bệnh cúm A/H1 thường diễn biến nhẹ, nhưng cũng có thể biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Thời điểm giao mùa hiện nay là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh cúm này phát triển.