Làm giả hồ sơ thai sản, trục lợi bảo hiểm xã hội gần 900 triệu đồng

Đối tượng Nguyễn Thị Phương khi bị bắt giữ
Đối tượng Nguyễn Thị Phương khi bị bắt giữ
(PLO) - Bằng thủ đoạn tinh vi, một nhóm nữ cán bộ làm ở bộ phận nhân sự của Công ty TNHH may mặc Makalot Việt Nam đóng tại địa bàn xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, Hải Dương đã cấu kết với nhau làm giả hồ sơ thanh, quyết toán chế độ thai sản sinh con, lừa đảo, chiếm đoạt gần 900 triệu đồng của Bảo hiểm xã hội.

Làm giả hồ sơ người lao động

Thông tin từ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) - Công an tỉnh Hải Dương cho biết, đối tượng cầm đầu trong vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên là Nguyễn Thị Phương (SN 1984, trú tại phường Quang Trung, TP Hải Dương). 

Theo tài liệu điều tra, khoảng từ tháng 6/2013 đến tháng 9/2015, Phương vào làm việc tại bộ phận nhân sự của Công ty TNHH may mặc Makalot Việt Nam (gọi tắt là Cty Makalot). Tại đây, Phương được giao nhiệm vụ theo dõi báo cáo tăng, giảm người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) và đề nghị thanh quyết toán chế độ BHXH cho người lao động làm việc trong công ty.

Quá trình làm việc, Phương phát hiện trong công tác quản lý tham gia đóng BHXH và thanh quyết toán chế độ BHXH thai sản, sinh con của Cty Makalot và BHXH huyện Thanh Hà có nhiều sơ hở nên Phương nảy lòng tham.

Để thực hiện, Phương đã bàn bạc với Nguyễn Thị Hoa (SN 1986, trú tại phường Ngọc Châu, TP Hải Dương), kế toán trưởng; Lê Thị Láng (SN 1982, trú tại xã Tiền Tiến, huyện Thanh Hà), nhân viên bộ phận nhân sự phụ trách báo cáo tăng giảm công nhân lao động và làm sổ BHXH; Giang Thị Thanh Hương (SN 1978, trú tại phường Lê Thanh Nghị, TP Hải Dương), Chủ tịch Công đoàn phụ trách nhân sự của phân xưởng MK1 đóng tại đường Ngô Quyền (TP Hải Dương) và Nguyễn Thị Hương, công nhân Cty Makalot làm giả hồ sơ người lao động để trục lợi BHXH.

Thủ đoạn của Phương cùng nhóm đối tượng trên là lợi dụng những lao động là nữ, trong độ tuổi sinh đẻ, đang mang thai, là lao động tự do, không tham gia đóng BHXH ở đâu. Phương và đồng bọn đã dày công tìm, lọc hồ sơ của những lao động đó, lấy thông tin, lập khống hợp đồng lao động, tờ khai tham gia đóng BHXH, bảo hiểm y tế. Sau đó, Phương lập danh sách người lao động để trình lãnh đạo Cty Makalot ký cho họ tham gia BHXH, bảo hiểm y tế.

Tổng số hồ sơ nhóm đối tượng trên tìm được cho đến lúc bị phát hiện là gần 40 hồ sơ và được phía Cty Makalot bỏ ra 212 triệu đồng để đóng BHXH. Sau đó, cả 36 lao động “giả” đã được BHXH huyện Thanh Hà cấp sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế và được Hoa, Phương làm thủ tục mở tài khoản thẻ ATM cho cả 36 người.

Mọi việc diễn ra suôn sẻ, Phương cùng đồng bọn đợi cho các trường hợp trên có đủ 6 tháng tham gia BHXH, các đối tượng đã làm giả giấy khai sinh con của những người này, đề nghị BHXH huyện Thanh Hà thanh toán chế độ thai sản. Số tiền chiếm đoạt được các đối tượng thỏa thuận: người tìm hồ sơ được 3 triệu đồng một bộ, trả cho việc công chứng, chứng thực giấy khai sinh 500.000 đồng một trường hợp, còn lại chia đều cho mỗi người.

Trót lọt “nhờ” sự tắc trách của cán bộ xã?

Để sự việc diễn ra trót lọt, đối tượng Phương đã lên mạng internet lấy mẫu giấy khai sinh, chỉnh sửa thông tin con của 36 trường hợp trên cho phù hợp với tên mẹ, thời gian sinh và thời gian đóng BHXH. Sau đó, cắt phần chữ ký, con dấu của UBND nơi cấp ở bản sao giấy khai sinh thật dán vào bản khai sinh đã được Phương chỉnh sửa và photo lại thành một bản giấy khai sinh hoàn chỉnh, nhờ Trần Thị Hằng và Lưu Đức Giang (thuộc đội bảo vệ của Cty Makalot) đi chứng thực số giấy khai sinh trên. Với các giấy tờ đã được nhóm của Phương dày công làm cho “hợp lệ”, BHXH huyện Thanh Hà đã duyệt, chi trả cho Cty Makalot tổng số tiền trên 595 triệu đồng cho 32 trường hợp. 

Có tiền, Phương cùng đồng bọn tiếp tục lập danh sách đề nghị Công ty này chuyển trả số tiền trên và 32 thẻ ATM mà các đối tượng đã lập khống trước đó. Sau khi trừ các khoản chi phí và ăn chia, nhóm để lại quỹ chung là 50 triệu đồng.

Tuy nhiên, đến tháng 7/2014, Vũ Thị Tuyên (SN 1984, ở TP Hải Dương) được giao làm trưởng bộ phận nhân sự của Cty Makalot. Sợ Tuyên phát hiện nên nhóm của Phương đã bàn bạc, quyết định chia số tiền chiếm đoạt được thành 5 phần, trong đó một phần được bố trí để cho Tuyên hòng “bịt miệng”.

Cùng với thủ đoạn như trên, trước khi sự việc bị “vỡ lở”, đối tượng Phương còn trực tiếp cấu kết với Nguyễn Thị Hương (SN 1993, trú tại xã Tiền Tiến, Thanh Hà) tranh thủ làm giả 12 hồ sơ khác và chiếm đoạt của BHXH trên 271 triệu đồng.

Theo cán bộ của Phòng PC46, việc các đối tượng liên tiếp thực hiện được hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản như vậy cũng một phần do sự tắc trách của cán bộ địa phương. Cụ thể ở đây là cán bộ xã Phượng Hoàng khi chính Phó Chủ tịch xã và cán bộ tư pháp xã do quen biết và thiếu trách nhiệm trong công việc nên đã chứng thực cho các đối tượng mà không so sánh với bản chính.

Tại cơ quan điều tra, các đối tượng đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Hiện VKSND tỉnh Hải Dương đã tiến hành truy tố Phương cùng với hơn 10 đối tượng khác liên quan về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Riêng Vũ Thị Tuyên có dấu hiệu phạm tội khác nên VKSND tỉnh Hải Dương đã yêu cầu cơ quan điều tra tiếp tục xác minh, điều tra theo quy định của pháp luật.

Tin cùng chuyên mục

Bị cáo Hải và Tú tại phiên xử. (Ảnh: D.Hải)

Vụ án chiếm đoạt tiền tỷ trong tài khoản ngân hàng: Trả hồ sơ cho VKS điều tra bổ sung

(PLVN) - TAND TP HCM vừa đưa bị cáo Hứa Chấn Hải (35 tuổi, ngụ quận 12) ra xét xử về tội “Sử dụng mạng máy tính mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”; “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”. Liên quan vụ án, Đào Vương Thùy Thanh Tú (39 tuổi, ngụ quận Tân Bình) bị xác định đồng phạm với Hải về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Đọc thêm

Vụ án lừa đảo hơn 182 tỉ đồng tại Nghệ An

Trụ sở TAND tỉnh Nghệ An. (Ảnh trong bài: Trung Thứ)
(PLVN) - Tại phiên tòa xét xử vụ án “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” với tổng số tiền bị chiếm đoạt lên đến hơn 182 tỉ đồng, một số người đưa quan điểm: Còn một số tình tiết chưa được làm sáng tỏ, cần tránh trường hợp tội phạm bị bỏ lọt.

Hai vợ chồng lĩnh án vì "lừa đảo chiếm đoạt tài sản"

Hai vợ chồng lĩnh án vì "lừa đảo chiếm đoạt tài sản"
(PLVN) - Ngày 25/4, TAND tỉnh Gia Lai đưa 2 vợ chồng Hà Thị Thê (SN 1990), Nguyễn Đức Hiệp (SN 1987, cùng ở thôn 2, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) ra xét xử sơ thẩm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, đồng thời tuyên phạt Thê 16 năm, Hiệp 12 năm tù.

Lãnh 12 tháng tù vì 1 viên đạn

Bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Ngày 25/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Song Hào (SN 1969, ở Đống Đa, Hà Nội) ra xét xử và tuyên phạt 12 tháng tù về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Bản án của 2 người đàn ông làm thuê cho "trà xanh"

Hai bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 23/4, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng mở phiên xét xử và tuyên phạt Lê Văn Sinh Nhật (49 tuổi, trú quận Sơn Trà) 4 năm 6 tháng tù; Nguyễn Quang Nam (29 tuổi, trú quận Cẩm Lệ) 4 năm tù cùng về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản.

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án
(PLVN) - Ngày 23/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa 3 bị cáo gồm: Võ Thị Văn Chương (SN 1986, tại Bình Định. Trú tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê giữ chức vụ Kế toán kiêm thủ quỹ; Phan Hùng Thắng (SN 1976, tại Bình Định. Trú tại xã Ia Blang, huyện Chư Sê) giữ chức vụ Cửa hàng trưởng; Trần Thị Thắm (SN 1990. Trú tại thị trấn Chư Sê) giữ chức vụ Kế toán bán hàng của Công ty TNHH MTV Đ.D Chư Sê (viết tắt là Cty Đ.D), có địa chỉ tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, ra xét xử về tội “tham ô tài sản”.

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo
(PLVN) - Sáng 22/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa bị cáo Trương Quý Sửu, nguyên Trưởng Phòng Kế hoạch Tài chính Sở GD&ĐT ra xét xử về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”; bị cáo Nguyễn Tư Sơn, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.