Chiến thuật bào chữa cho "bầu" Kiên lộ diện những bất ổn của Ngân hàng

LS Vũ Xuân Nam
LS Vũ Xuân Nam
(PLO) - Hôm nay, TAND TP.Hà Nội tiếp tục ngày xét xử thứ 5 vụ "bầu" Kiên và các đồng phạm. Các Luật sư (LS) đã bắt đầu được đặt câu hỏi với các bị cáo, các đại diện cơ quan Nhà nước để làm rõ bầu Kiên và các đồng phạm có “Cố ý làm trái” trong phi vụ đem hơn 718 tỷ đồng đi gửi và bị lừa sạch hay không.
 “Chiến thuật” bào chữa cho "bầu" Kiên
"Bầu" Kiên và các LS bào chữa cho “ông trùm” tài chính này luôn khẳng định mọi hành vi bị cáo buộc đều không đúng và đề nghị triệu tập rất nhiều đại diện các Bộ, ngành đến để làm rõ với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan ban hành văn bản. 
Bởi vậy, tại buổi xét xử sáng 24/5 vừa qua, ngay sau khi được tham gia vào phần xét hỏi, các LS đã dồn dập đặt câu hỏi với Ngân hàng Nhà nước liên quan đến tội “Cố ý làm trái”. 
Ngân hàng Nhà nước từng có văn bản trả lời cơ quan điều tra rằng Thường trực Hội đồng quản trị ACB ra Nghị quyết ủy thác cho 19 nhân viên đem tiền của ACB đi gửi tiết kiệm ở ngân hàng khác khi Ngân hàng Nhà nước chưa có quy định hướng dẫn về nghiệp vụ là trái với Điều 106 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.
Tuy nhiên, thực tế điều luật trên quy định về việc ủy thác chỉ nói chung chung là ngân hàng thương mại được quyền ủy thác trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước mà chưa hề có quy định nào hướng dẫn cụ thể. 
LS Vũ Xuân Nam bào chữa cho "bầu" Kiên đề nghị đại diện Ngân hàng Nhà nước -  bà Nguyễn Thị Phụng cho biết đến nay có văn bản nào điều chỉnh việc ủy thác cho cá nhân đi gửi tiền chưa và làm rõ khái niệm “lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng” như quy định tại Điều 106 nêu trên gồm những hoạt động gì; các nhân viên ACB đem tiền đi gửi cũng giống như người dân bình thường đi gửi tiền tiết kiệm thì đó có phải là lĩnh vực liên quan đến hoạt động của ngân hàng không? 
Theo HĐXX, những câu hỏi này là đúng chức năng của ngân hàng nhưng vị đại diện ngân hàng vẫn đứng “ngẩn tò te” không trả lời. Những người tham dự phiên tòa thêm lần nữa thất vọng với vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước. 
Giới chuyên gia nhận định, các LS của bầu Kiên đang bắt đầu mở chiến thuật “vây” các cơ quan Nhà nước để làm rõ việc không có quy định điều chỉnh thì không thể cáo buộc Kiên “Cố ý làm trái”? Cho đến lúc này, các LS của bầu Kiên vẫn hết sức dè dặt, chưa để “lộ” quan điểm bào chữa cho thân chủ, các câu hỏi chỉ dưới dạng “nguyên tắc” và chờ “nổ tung” tại phần tranh luận.
Vietinbank đối đáp cứng rắn
Dù bản án sơ thẩm đã tuyên Huyền Như mức án chung thân về tội “Lừa đảo” và ngay cả khi Huyền Như trình bày tại phiên tòa này rất rõ về thủ đoạn chiếm đoạt hơn 718 tỷ đồng của các nhân viên ACB đem gửi nhưng LS của ACB không chấp nhận, cho rằng có trách nhiệm của Vietinbank  trong đó. Huyền Như thì khẳng định hành vi chiếm đoạt của bị cáo là độc lập, không liên quan đến Vietinbank. 
Các LS đành “bó tay” trước sự “cứng rắn” của đại diện Vietinbank
 Các LS đành “bó tay” trước sự “cứng rắn” của đại diện Vietinbank
Đại diện Vietinbank rất tỉnh táo trước các câu hỏi của LS. Khi LS hỏi: “Về nguyên tắc, nếu Vietinbank giữ tài sản của người dân thì người dân có nghĩa vụ quản lý tài sản nữa không?”, đại diện Vietinbank đáp: “Tôi không trả lời nguyên tắc bởi vì đây là vụ cụ thể, phải làm rõ vụ việc cụ thể ấy”.
LS “truy” tiếp: “Tiền đã giao cho Vietinbank thì ai quản lý?”. Không giữ được bình tĩnh, đại diện Vietinbank nổi cáu: “Tôi lưu ý LS tránh hỏi ngoài phạm vi của vụ án, ảnh hưởng đến dư luận quần chúng”. 
Các LS đành “bó tay” trước sự “cứng rắn” của đại diện Vietinbank và cho biết sẽ tiếp tục trở lại vấn đề này tại phần tranh luận.
Kệ các LS truy vấn Vietinbank, "bầu" Kiên tin vào hệ thống máy móc và nói chắc nịch: “Hệ thống của Vietinbank trong đó có cả hệ thống của Ngân hàng Nhà nước thì tôi biết rất rõ các hệ thống này như thế nào và tôi khẳng định rằng nếu như có các chuyên gia về công nghệ thông tin thì hoàn toàn có thể lấy lại được toàn bộ số liệu từ tệ thống của Vietinbank và hệ thống thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước để biết”. 
Theo "bầu" Kiên, khi chuyển tiền từ ACB vào Vietinbank thì phải chuyển qua Ngân hàng Nhà nước để Ngân hàng Nhà nước giám sát các khoản tiền chuyển đi - về giữa các ngân hàng nên không cần hỏi chuyện tiền đã vào“túi” Vietinbank chưa mà chỉ cần “truy” trên hệ thống là biết./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

4 đối tượng có hành vi nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm lĩnh án

Các đối tượng tại phiên toà.
(PLVN) - Cơ quan chức năng xác định, hành vi phạm tội của bị cáo Hoàng Trọng Vinh, Nguyễn Gia An là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội; hành vi của Phạm Yến Nhi và Phạm Thị Thùy Dương là rất nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm đến chế độ độc quyền quản lý các chất Ma túy của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự trị an, an toàn xã hội.

Bắt tạm giam nguyên Chủ tịch Hội chữ thập đỏ ở Phú Yên

Cơ quan CSĐT Công an huyện Sơn Hòa công bố quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam Phan Thị Hồng Nhung (Ảnh: Viện KSND tỉnh Phú Yên).
(PLVN) -  Viện Kiểm sát nhân dân huyện Sơn Hòa (tỉnh Phú Yên) mới phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét chỗ ở đối với bà Phan Thị Hồng Nhung (SN 1989, nguyên Chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã Sơn Xuân, huyện Sơn Hòa) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại khoản 2 điều 174 Bộ luật Hình sự.

Lừa đảo trên không gian mạng ngày càng tinh vi

Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (hàng đầu, bên trái) và các chuyên gia tại Hội thảo. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Ngày 13/5 tại Hà Nội, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia tổ chức Hội thảo Phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng. Tham dự Hội thảo, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã trao đổi, đề xuất, khuyến nghị nhằm giúp bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, giải pháp trong phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng.

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

Một số Trang Thông tin mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an trên Facebook. Ảnh: bocongan.gov.vn
(PLVN) - Bộ Công an khẳng định hiện nay chỉ cung cấp thông tin chính thức trên môi trường mạng qua hai kênh: Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an (https://mps.gov.vn/ và https://bocongan.gov.vn/); Trang Thông tin Bộ Công an trên nền tảng Facebook (https://www.facebook.com/mps.gov?mibextid=LQQJ4d).

Làm giả sổ đỏ để vay ngân hàng, nhóm bị cáo lãnh án 140 năm tù

Làm giả sổ đỏ để vay ngân hàng, nhóm bị cáo lãnh án 140 năm tù
(PLVN) - Ngày 13/5, TAND tỉnh Gia Lai đã tuyên án 13 bị cáo làm giả Giấy CNQSDĐ (sổ đỏ), để vay hơn 7 tỷ đồng của Ngân hàng rồi chiếm đoạt. Liên quan đến vấn đề này, hàng loạt “quan chức” của huyện Ia Grai cũng đang được các cơ quan chức năng xử lý ở một vụ án khác.

Xét xử đường dây chuyển trái phép hơn 1.400 tỷ đồng ra khỏi Việt Nam

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Văn Sơn)
(PLVN) - TAND tỉnh Quảng Nam vừa mở phiên xử nhóm đối tượng chuyển trái phép hơn 1.400 tỷ đồng của đường dây “tín dụng đen” ra khỏi Việt Nam. Tòa tuyên phạt Nguyễn Quốc Đạt (30 tuổi), Lâm Thị Ngọc Loan (42 tuổi) cùng mức án 5 năm 6 tháng tù về tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.