65% nam giới bị bệnh lậu do mát xa kích dục

 Cảnh nhân viên mát-xa phục vụ khách tại Khách sạn Hoàng Nhi (Đà Nẵng)
Cảnh nhân viên mát-xa phục vụ khách tại Khách sạn Hoàng Nhi (Đà Nẵng)
(PLO) - "Ban đầu thì được xông hơi, sau đó có một nhân viên nữ vào mát-xa. Chỉ được vài ba phút đầu nghiêm túc, sau đó cô ta gạ tình, mát-xa lưng, cổ, vai, gáy và dương vật của cậu ta bằng tay và miệng".

Từ bệnh khó nói đến bệnh khó chữa
Là người chuyên xử lý các ca “khó” của Bệnh viện da liễu TW, bác sĩ Nguyễn Hoàng Lan cho hay: “Bệnh nhân đến đây cũng có nhiều dạng người, nhiều độ tuổi khác nhau, nam có nữ có và mỗi người họ đều mang tới một câu chuyện khác nhau nhưng đều chung một trạng thái lo lắng, phiền muộn. Nhiều khi làm bác sĩ da liễu nhưng tôi vẫn phải kiêm luôn cả bác sĩ tâm lý vì không phải ai họ cũng chia sẻ được như vậy”.
Bác sĩ Lan nhớ lại: “Năm ngoái có một nam thanh niên đến tìm tôi để khám. Cậu ta khóc khóc mếu mếu nói bị đi tiểu rát buốt, có mủ màu vàng và bị ngứa nổi mẩn đỏ rồi ngây thơ hỏi liệu có bị Si-đa không? Tôi vừa khám vừa hỏi cậu ta quan hệ tình dục thế nào, thì cậu ta kể lại chỉ có duy nhất một lần bị bạn bè rủ đi mát-xa thư giãn. Ban đầu thì được xông hơi, sau đó có một nhân viên nữ vào mát-xa. Chỉ được vài ba phút đầu nghiêm túc, sau đó cô ta gạ tình, mát-xa lưng, cổ, vai, gáy và dương vật của cậu ta bằng tay và miệng. 
Trong vòng 30 phút, cậu ta cảm thấy người mệt lả đi nhưng sung sướng tột độ. Sau lần đó, đầu óc cậu ta cứ chỉ nghĩ đến cảm giác bị kích thích, khó có thể tập trung được vào việc gì. Rồi đến lúc thấy tình trạng sức khỏe có dấu hiệu bất thường, cậu ta giấu gia đình đến bệnh viên khám”.
“Chàng thanh niên trẻ này chắc chỉ bằng tuổi con trai đầu của tôi nhưng cậu ta yếu cả về kiến thức sinh lý lẫn tâm lý. Cậu ta khóc lóc và nói nếu cháu bị làm sao thì cháu chỉ còn nước chết. Khi khám, tôi phát hiện cậu ta có dấu hiệu của bệnh lậu. Rất may là cậu ta đã tìm đến bác sĩ kịp thời. Nhưng cũng phải mất rất nhiều thời gian để giải thích cho cậu ấy hiểu”, bác sĩ Lan tâm sự.
Trường hợp của cậu thanh niên nêu trên chỉ là một ví dụ điển hình trong rất nhiều các ca bệnh khác mà bác sĩ Lan trực tiếp chữa trị. Bác sĩ Lan cho biết: “Rất nhiều, mỗi ngày trung bình tôi phải khám và điều trị từ 7 đến 10 ca bệnh do hậu quả của việc mát-xa kích dục để lại. 
Nhiều bệnh nhân đi đi lại lại khám mấy lần, tôi hỏi đã biết tác hại như thế rồi sao còn đến những chỗ đó? Hầu hết họ đều trả lời là vì khó mà cưỡng lại được, thỉnh thoảng họ vẫn nghĩ tới và thực sự ham muốn”.
Hay như một trường hợp khác bác sĩ Lan kể lại: “Một cô gái trẻ khá ưa nhìn tìm đến tôi trong tình trạng trong họng rất nhiều lậu cầu. Tôi có giảng giải cho cô gái hiểu nhưng cô gái tỏ ra vẻ bình thường, chỉ hỏi tôi cách điều trị. Đối với trường hợp của cô gái này, nếu kích dục cho đàn ông bằng miệng cũng có thể lây nhiễm sang cho đối phương nếu không có biện pháp bảo vệ an toàn”. 
Nhiều bệnh nhân tìm đến bác sĩ Lan cũng có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, điều đó tương đồng với nhiều loại hình quan hệ khác nhau. Theo như bác sĩ Lan nhận định, nhẹ nhàng thì dùng tay, hoặc các bộ phận khác trên cơ thể để kích thích khách hàng đi mát-xa, nặng thì là dùng miệng và quan hệ tình dục. 
Tất cả những kiểu mát-xa đó cả về nghĩa đen hay nghĩa bóng thì đều không an toàn. Khoảng cách giữa gái mát-xa kích dục với gái mại dâm là một khoảng cách rất gần. Nhất là những kiểu mát-xa kích dục tràn lan như ngày nay. 
Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Lan giải thích rõ hơn về sự nhầm lẫn của nhiều người hiện nay: “Tẩm quất khác, xoa bóp bấm huyệt khác và mát-xa khác. Tẩm quất có từ dân gian, mang tính chất dân gian vô thưởng vô phạt, xoa bóp bấm huyệt mang tính y học một chút vì nó là y học cổ truyền, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, bài bản nhất định. 
Còn mát-xa bản chất là từ vay mượn, nó có nguồn gốc nước ngoài. Sau một thời gian phát triển hỗn tạp nhiều quán, trung tâm, dịch vụ “nhạc gì cũng nhảy”, thậm chí họ còn treo công khai những biển hiệu vô thưởng vô phạt kiểu như “Tẩm quất gia truyền”, “Tẩm quất mát-xa”... Mát-xa cũng biết, tẩm quất cũng xong, còn người trả tiền thì có khi tiền vẫn mất mà tật thì mang”.
Chết vì chủ quan
Trao đổi với PLVN, Thạc sĩ - bác sĩ chuyên khoa da liễu Đặng Thị Hậu cho hay: “Bệnh lậu là bệnh khó nói, bệnh nhân dễ sinh ra mặc cảm, tự ti, có người còn bị khủng hoảng tinh thần vì sợ hãi. Họ có một đặc điểm chung rất giống nhau là làm xong rồi mới lo cách phòng, chữa. 
Khoảng 65% bệnh nhân bị lậu khi bước ra từ những quán mát-xa kiểu như vậy. Họ thường rất chủ quan vì nghĩ rằng đi mát-xa để thư giãn nên không có sự đề phòng, nhưng có thể là nằm ngoài ý định chủ quan khi bị kích thích, không kiềm chế được nên dẫn đến hậu quả. 
Những trường hợp như vậy xử lý người mát-xa cũng khó mà xử lý người mua dịch vụ mát-xa cũng khó. Cái này thuộc bên pháp luật, tôi không nói. Nhưng về y tế thì ngày nào chúng tôi cũng phải đón tiếp những ca bệnh nhân bị lây nhiễm qua đường tình dục. Đó là một tình trạng đáng báo động”.
Hiện nay những quán mát-xa trá hình bị phát hiện cách xử lý là phạt hành chính hoặc tạm giữ đối tượng vi phạm vài bữa rồi cho về. Không có kiểm định cơ sở, không có quản lý, không có hình thức xử phạt cụ thể…, cứ bắt rồi lại thả, phạt rồi tái diễn. 
Còn người dân thì cứ mù quáng tin vào thú vui mát-xa có hiệu quả giải trí và thư giãn bất ngờ. Không ai biết đằng sau đó có thể là cả một nguy cơ phá hoại sức khỏe, đạo đức con người. Hay đó là chuyện ai cũng biết nhưng vì “sướng” và vì tiền nên cứ đành làm ngơ?

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Ghi nhận 1 ca tử vong, TP HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết

(PLVN) - Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết tại TP HCM giảm so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên từ tuần 37 đến nay số ca mắc có xu hướng tăng liên tục hàng tuần và đã có 1 trường hợp tử vong. Ngành y tế TP HCM cảnh báo nguy cơ ca bệnh sốt xuất huyết vẫn sẽ tiếp tục tăng.

Đọc thêm

1 phụ nữ tử vong nghi do bệnh dại

Ảnh minh họa
(PLVN) - Người phụ nữ 49 tuổi ở Đắk Lắk vừa tử vong sau 2 tháng bị chó nhà cắn nhưng không tiêm vaccine phòng dại; tại 1 huyện của tỉnh Yên Bái, trong 2 ngày có 12 người dân bị phơi nhiễm bệnh dại.

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...