Tổ quốc là trên hết!

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Không đánh đổi chủ quyền biển đảo thiêng liêng để nhận lấy “một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Không đánh đổi chủ quyền biển đảo thiêng liêng để nhận lấy “một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc”.
(PLO) - Sự kiện Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào hạ đặt trái phép sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tiếp tục là câu chuyện thời sự nóng bỏng trong tâm điểm chú ý của dư luận khu vực Đông Nam Á cũng như thế giới.
Trong khi chính quyền Trung Quốc ngoan cố gia tăng uy hiếp các lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam, thì dư luận quốc tế càng thêm dâng cao những làn sóng phản đối, chỉ trích gay gắt việc làm của Bắc Kinh còn về phần mình, Chính phủ và nhân dân Việt Nam  cũng tỏ thái độ dứt khoát: Tổ quốc là trên hết!
Ở một vùng biển sâu tới hơn 3.000 mét như Hoàng Sa, giàn khoan Hải Dương 981 được phía Trung Quốc kéo đến và hạ đặt một cách ngang nhiên như thể đó là “ao nhà” của họ, bất chấp các quy định rõ ràng trong Công ước của LHQ về Luật biển 1982 mà Bắc Kinh đã ký kết tham gia.
Bóp méo Công thư
Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ nhiều thế kỷ nay; đã xác lập, thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ. Các nhà nước phong kiến Việt Nam đã thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này một cách hòa bình, liên tục, phù hợp với luật pháp quốc tế mà không gặp phải sự phản đối của bất cứ quốc gia nào.
Từ thời kỳ Pháp thuộc, Chính phủ Pháp đã nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; phản đối các yêu sách của nước khác đối với hai quần đảo này. Đặc biệt, chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này cũng đã được thừa nhận tại hội nghị San Francisco (tháng 9/1951). 
Sau đó, theo Hiệp định Geneve về việc khôi phục hòa bình ở Đông Dương khẳng định các bên tham gia tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Pháp rút khỏi Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa tiếp quản việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam Cộng hòa đã tuyên bố khẳng định chủ quyền và có các hành vi thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này. Trung Quốc là một trong những nước tham gia hội nghị Geneve 1954 nên biết rất rõ điều này và Trung Quốc có trách nhiệm tôn trọng các văn kiện quốc tế của hội nghị đó.
Năm 1974, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đều đã lên tiếng phản đối hành động này. Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế đã quy định cấm sử dụng vũ lực xâm phạm lãnh thổ của một quốc gia khác.
“Bị vong lục” ngày 12/5/1988 của Trung Quốc - một văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - cũng khẳng định rõ một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là “xâm lược không thể sinh ra chủ quyền” đối với một vùng lãnh thổ. Không có quốc gia nào trên thế giới công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và việc Trung Quốc nói Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.
Đuối lý, gần đây Trung Quốc lại cố tình viện dẫn sai lệch công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 nhằm bóp méo sự thật về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bất chấp sự thật Công thư đó chỉ ghi nhận, tán thành về mặt nguyên tắc việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh hải 12 hải lý, hoàn toàn không đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. 
Sở dĩ cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập tới các quần đảo này vì thực tế là hai quần đảo đều nằm dưới vĩ tuyến 17 mà Pháp chuyển giao cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH), tức thuộc quyền quản lý của chính quyền này. Và liệu Việt Nam cũng như Trung Quốc có thể cho người khác cái mà mình chưa có được?
Tự giật bỏ mặt nạ
Nếu như bấy lâu nay, Trung Quốc vẫn lớn tiếng khẳng định họ đang “trỗi dậy hoà bình” thì với sự kiện giàn khoan 981 lần này, chính Bắc Kinh đã tự giật bỏ tấm mặt nạ bấy lâu vẫn mang,  “vạch áo cho người xem lưng”: Nói một đằng, làm một nẻo!
Không phải là đang “trỗi dậy”, thật ra, Trung Quốc đang cho thế giới thấy họ không hề từ bỏ tham vọng độc chiếm biển Đông, hiện thực hóa “đường lưỡi bò 9 đoạn”. Sự hiện diện của giàn khoan 981 tren biển Hoàng Sa những ngày qua đã và đang hàm chứa nhiều nội dung mà đặc biệt trong đó chính là Trung Quốc đo lường thái độ, phản ứng của các nước trong khu vực - trong đó có Việt Nam - trước khi đi những bước tiếp theo hoàn tất tham vọng của mình. Nhưng, cái phép thử đầy tính trịnh thượng, ngạo mạn ấy nay đang tỏ ra phản tác dụng.
Chưa có một quốc gia nào lên tiếng ủng hộ cho việc làm của Trung Quốc; trái lại, hầu như các nước quan tâm tình hình biển Đông đều dành sự chia sẻ, ủng hộ cho Việt Nam. 
Chỉ có một số vô cùng ít những quan chức, tướng lĩnh, người nghiên cứu Trung Quốc hô hào, cổ súy cho câu chuyện giàn khoan 981; trái lại, tràn ngập trên các mạng xã hội Trung Quốc là những lời bày tỏ sự hổ thẹn với một chính quyền, một nước Trung Quốc đã và đang hành xử kiểu bá quyền nước lớn, đòi chính quyền Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế trong các vấn đề đối ngoại và có cách xóa bỏ những định kiến xấu về người Trung Quốc trong dư luận quốc tế.
Gây hấn với Nhật, dọa nạt Philipines, đưa “đường lưỡi bò 9 đoạn” lên thành yêu sách và nay là giàn khoan 981 kéo vào hạ đặt trong vùng đặch quyền kinh tế của Việt Nam, chiếc mặt nạ “trỗi dậy hòa bình” đã bị chính quyền Bắc Kinh giật bỏ. Họ cũng không thực tâm thiện chí khi luôn nhấn mạnh “16 chữ vàng”, “4 tốt” trong quan hệ Việt - Trung. Họ đã và đang khăng khăng thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa” - chấn hưng dân tộc với ý đồ “độc chiếm Biển Đông” mà trước hết là “độc quyền khai thác tài nguyên”.
Tổ quốc là trên hết
Trả lời phỏng vấn hai hãng tin quốc tế lớn là AP và Reuter, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã mềm mại nhưng kiên quyết: “Bạn hỏi về biện pháp quân sự? Không. Việt Nam đã chịu nhiều đau thương mất mát từ các cuộc chiến tranh xâm lược. Vì thế, chúng tôi luôn tha thiết có hòa bình, hữu nghị để xây dựng và phát triển đất nước. Chúng tôi không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp quân sự, không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu quân sự, trừ khi chúng tôi bị bắt buộc phải tự vệ. 
Việt Nam luôn nhất quán sử dụng các biện pháp hòa bình và tận dụng mọi cơ hội, mọi kênh đối thoại để giải quyết tình hình hiện nay một cách hòa bình. Chúng tôi đã hết sức chân thành, thực tâm, thiện chí và kiềm chế, nhưng câu trả lời hiện nay là Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh, các hành động uy hiếp và xâm phạm, rồi liên tục vu khống và đổ lỗi cho Việt Nam. Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà Trung Quốc nói. Những hành động của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam trong nhiều ngày qua là cực kỳ nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó. Có lẽ như tất cả các nước, Việt Nam chúng tôi đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế”.
Câu trả lời của Thủ tướng chính là tâm nguyện của 90 triệu người Việt Nam, là bản lĩnh hàng ngàn năm của lịch sử Việt Nam: Tổ quốc trên hết! 
Việt Nam rất tôn trọng vai trò của Trung Quốc trong khu vực nhưng rất cảnh giác trước những âm mưu phá hoại hòa bình, an ninh của khu vực. Việt Nam đã và sẽ không là “sân sau” của bất cứ quốc gia nào, luôn nỗ lực tự mình tạo dựng một nền kinh tế, chính trị độc lập của riêng mình.
Việt Nam trân quý hòa bình nhưng quyết không vì một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông mà đánh đổi độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; sẵn sàng dùng mọi phương thức hòa bình để giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn song khi buộc phải tự vệ, Việt Nam nhất quyết không run sợ.
Là một quốc gia nhỏ, hàng ngàn đời nay Việt Nam đã phải nhiều lần cầm vũ khí tự vệ nhưng “súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”. Là một nước có bờ biển dài hàng ngàn km, hiểu rõ sự tàn khốc của bão giông nhưng Việt Nam luôn tự tin vượt lên bão giông, vững vàng trước biển.
Tổ quốc là trên hết! Không có gì quý hơn độc lập, tự do! Chân lý chỉ có một, dân tộc, đất nước, con người Việt Nam có chân lý và chính nghĩa, tin ở chính nghĩa, tin ở chân lý. Không một thế lực, sức mạnh nào có thể khuất phục được chân lý, chính nghĩa Việt Nam, đó là điều chắc chắn.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Đọc thêm

Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai

Do ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu bão, tỉnh Lào Cai đã thiệt hại rất nghiêm trọng về người, cơ sở hạ tầng của Nhà nước, Nhân dân
Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai có trách nhiệm phân bổ cụ thể và sử dụng số kinh phí được bổ sung bảo đảm theo đúng quy định, đúng mục đích sử dụng, tiết kiệm, hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí, tiêu cực; sử dụng nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ cùng với nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để kịp thời khắc phục thiệt hại do bão...

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến về khắc phục hậu quả bão số 3

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến về khắc phục hậu quả bão số 3
Sáng 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về giải pháp khẩn trương khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Cội nguồn chiến thắng và phát triển đất nước

Lòng yêu nước và ý thức dân tộc là vũ khí giúp Việt Nam chiến thắng mọi kẻ thù xâm lăng. (Ảnh tư liệu chiến thắng mùa xuân năm 1975).
(PLVN) - Trong suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều cuộc xâm lăng từ những thế lực hùng mạnh. Khi hòa bình lại gặp không ít gian nan trong hành trình xây dựng đất nước. Nhưng ý thức dân tộc mạnh mẽ đã giúp người Việt vượt lên trên mọi thách thức và khó khăn, vững bước tiến về phía trước.

Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Hoàng Đăng Quang (bên trái) trao Quyết định của Ban Bí thư cho ông Phạm Đức Tiến.
(PLVN) - Sáng 14/9, tại Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, thừa ủy quyền của Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Hoàng Đăng Quang đã trao Quyết định của Ban Bí thư về việc điều động, chỉ định ông Phạm Đức Tiến - Ủy viên Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Bộ trưởng Phan Văn Giang: Hợp tác an ninh và sự phồn vinh, ổn định của khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu tại phiên toàn thể 1. (Ảnh: Thu Trang)
(PLVN) - Sáng qua (13/9), Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 11 đã khai mạc tại Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (BQP) dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao BQP Việt Nam tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên toàn thể 1 với chủ đề “Hợp tác an ninh và sự phồn vinh, ổn định của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (CA - TBD)”.

Bộ chính trị cho ý kiến về phát triển TP Hải Phòng; Đề án thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Ngày 13/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển TP Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 45-NQ/TW) và cho ý kiến về Đề án thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương.

Làm rõ hơn vấn đề tiêu cực, 'lợi ích nhóm'

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn
(PLVN) - Đây là ý kiến được nêu ra tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 13/9, khi cho ý kiến về các báo cáo công tác năm 2024 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập trong hệ thống Công đoàn

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Ngày 13/9, Đoàn công tác liên ngành do Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Thanh Mai làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 49-KL/TW của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”.

Chặn hiểm họa từ doanh nghiệp 'sân sau' - Kỳ cuối: Phải đổi mới căn bản công tác cán bộ

Chặn hiểm họa từ doanh nghiệp 'sân sau' - Kỳ cuối: Phải đổi mới căn bản công tác cán bộ
(PLVN) - Từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đặt ra vấn đề bức bách là phải tiếp tục nâng cao đạo đức cách mạng của mỗi cán bộ, đảng viên, bảo vệ uy tín và sự trường tồn của Đảng. Đây cũng là một trong những yêu cầu đặt ra tại Quy định 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân các nước ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC). Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Chiều 13/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Đoàn các Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) các nước do Chủ tịch ASEAN BAC năm 2024 Oudet Souvannavong, đồng thời là Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Lào dẫn đầu nhân dịp sang dự Kỳ họp lần thứ 101 của ASEAN BAC tại Hà Nội.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chúc Tết Trung thu các cháu thiếu niên, nhi đồng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN).
"Với các cháu ở những vùng bão, lũ, Bác dặn các cháu luôn chú ý an toàn khi học tập, vui chơi. Hãy tránh xa những nơi nguy hiểm, không chơi đùa gần sông, suối, ao hồ, luôn nhớ lời cha mẹ, thầy cô giáo để tự bảo vệ bản thân và bạn bè... Bác gửi đến tất cả các cháu niềm tin yêu, hy vọng", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhắn gửi.

Phát hiện nhiều thủ đoạn mới của tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: An Đăng/TTXVN.
Sáng 13/9, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; các báo cáo công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao năm 2024.

Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Anh lần thứ 5

Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Anh lần thứ 5
Sáng 13/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và ông Vernon Coaker, Quốc vụ khanh Quốc phòng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland đồng chủ trì Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Anh lần thứ 5.