Con đường hoàn lương của những đứa trẻ “đi học” trường giáo dưỡng

Nhiều trẻ vướng vào vòng lao lý, phải vào trường giáo dưỡng. Ảnh minh họa.
Nhiều trẻ vướng vào vòng lao lý, phải vào trường giáo dưỡng. Ảnh minh họa.
(PLO) - Thiếu bàn tay yêu thương, chăm sóc của cha mẹ, những em học sinh ngoan ngoãn ngày nào bị bạn xấu dự dỗ, lôi kéo vào con đường vi phạm pháp luật. Trượt dài trên con đường lầm lỗi ấy, các em phải rời xa gia đình vào trường giáo dưỡng để được giáo dục thành người lương thiện…
Kỳ 1: Đánh mẹ, chửi cha và nghiện ma túy
Trong diễn đàn “Mẹ, gia đình và tương lai của con”, tổ chức tại TP Thanh Hóa, tôi có dịp được gặp Phạm Thái Cường (Hà Trung, Thanh Hóa). Hôm ấy, Cường là em học sinh duy nhất ở trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình được trở về gia đình sau thời gian giáo dục trong trường.

Trường giáo dưỡng là nơi quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng những đứa trẻ thành niên tuổi đời từ 14 – dưới 18 có hành vi phạm pháp luật xử lý bằng hình thức đưa vào đây để tiếp tục giáo dục. Cả nước có 3 trường giáo dưỡng: số 2 (Ninh Bình), số 4 (Đồng Nai), số 5 (Long An) trực thuộc Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Bộ Công an).

Cường có giọng nói nhỏ nhẹ, gương mặt sáng sủa, thanh tú. Dáng người gầy, mảnh khảnh nhưng bước đi của Cường khá mạnh mẽ. Có lẽ sự tự tin đánh mất ngày nào đã quay trở lại với Cường. Thế nhưng nhìn vào đôi mắt Cường, ai cũng có thể nhận thấy ánh nhìn đượm buồn, cô đơn.

Cường sinh ra trong một gia đình có hai anh em trai (Hà Trung, Thanh Hóa). Từ nhỏ đến lớn, cậu luôn là một đứa trẻ ngoan, biết vâng lời cha mẹ. Mỗi khi đi đâu, làm gì, Cường đều xin phép cha mẹ, được đồng ý mới đi. Noi gương người anh trai, Cường cũng phấn đấu trở thành học sinh giỏi, được thầy cô, bạn bè yêu mến suốt quãng đời tiểu học.

Nhà nghèo, để có tiền cho anh em Cường ăn học, mẹ cậu đành để hai đứa con thơ ở nhà với bố để sang Đài Loan xuất khẩu lao động. Vắng sự chăm sóc, yêu thương và dạy dỗ của mẹ, Cường bắt đầu trượt dài do bạn bè xấu lôi kéo, dụ dỗ.

Từ một học sinh khá, giỏi của lớp, Cường tụt dần xuống học sinh trung bình.Thời gian lên lớp, ôn bài ở nhà bị thay thế bằng những buổi trốn học, theo chúng bạn đi chơi. Những tháng ngày trượt dài ấy, bố Cường không biết bởi ông còn mải mê với việc mưu sinh, kiếm tiền nuôi con. Nhờ sự chịu thương, chịu khó, khi dư giả chút tiền, bố mẹ Cường phá căn nhà cũ tuềnh toàng để xây dựng căn nhà mới khang trang, rộng rãi hơn, Cường có một phòng riêng của mình. Đây là trốn “ẩn náu”, ngụy trang tốt càng khiến cậu lún sâu vào những cạm bẫy mà cha cậu không hay biết. Công việc thợ xây nặng nhọc khiến người cha ấy về đến nhà là mệt phờ người, không còn sức lực để ý đến cậu con đang tuổi thiếu niên của mình.

Hết lớp 6, sang lớp 7, Cường ngang nhiên hút thuốc lá trước mặt thầy giáo. Bị thầy mắng, cậu còn thách thức, để rồi bị đuổi học. Đến lúc ấy, cha Cường mới biết sự việc. Chửi mắng, đánh đập, ép buộc mãi, cuối cùng Cường mới quay trở lại trường. Việc học không còn hứng thú, cha suốt ngày đi sớm về khuya, hay chửi mắng, đánh đập khiến Cường chán nản, bỏ nhà đi lang thang, đàn đúm cùng đám thanh niên bất hảo, có số má ở địa phương. Cường dính vào ma túy lúc nào chẳng hay.

Cường được trở về trong vòng tay yêu thương của gia đình.
 Cường được trở về trong vòng tay yêu thương của gia đình.

Kể đến đây, Cường bảo: “Bố biết em nghiện ma túy khi em lên cơn vật, chạy vội vào nhà vệ sinh, hít ở trong đó. Nhìn em đờ đẫn trong cơn vật, bố giận dữ, chửi bới, đuổi em ra khỏi nhà”. Ngoài bố, Cường còn nhận từ anh trai nhiều trận đòn nhừ tử mỗi khi mang đồ đạc trong nhà đi bán lấy tiền mua ma túy…

“Khi biết tin em nghiện ma túy, mẹ gọi điện về nhà bảo em phải đi cai nghiện. Thương mẹ, em đồng ý. Mẹ làm đơn cho em vào trường giáo dưỡng số 2 để cai nghiện”.

Không dính vào ma túy, thế nhưng Chu Đình Tráng (Kim Động, Hưng Yên) phải vào trường giáo dưỡng để giáo dục lại vì sự hỗn láo, bất hiếu với cha mẹ.

Tráng là con thứ ba trong gia đình 4 anh chị em. Từ nhỏ đến lớn, bản thân Tráng và các chị em khác cũng luôn thiếu thốn sự dạy dỗ của cha mẹ (Cha mẹ Tráng làm ăn buôn bán trên Hà Nội, thi thoảng có công việc gì mới về nhà thăm con cái…). Như cây non bị bẻ cong, Tráng sống theo bản năng có phần hoang dại của mình. Những thói hư, tật xấu ngoài xã hội nhiễm vào Tráng lúc nào chẳng hay. Cậu sẵn sang gây sự, chửi bới, thậm chí đánh nhau với bất kể ai và trộm cắp.

Mỗi lần bố mẹ Tráng về, nhiều người đến nhà cậu trách mắng, chửi bới. Những lúc ấy, bố mẹ Tráng chỉ biết lôi cậu ra chửi bới, đánh đập. Bị đánh nhiều, Tráng rạn đòn. Bố mẹ Tráng càng đánh bao nhiêu, cậu càng câm lặng bấy nhiêu. “Con giun xéo mãi cũng quằn”, khi bị đánh đập, chửi bới quá nhiều, cậu chửi lại. Bị đuổi đi, Tráng rời khỏi nhà vài hôm lại về. 
Mối quan hệ cha mẹ, con cái truyền thống trở thành sợi chỉ mong manh, đứt bất cứ lúc nào. Bởi mỗi lần bị giết chết, bị đánh đập, Tráng lại “vùng lên” đánh lại, chửi lại cha mẹ. Sau lần phá hỏng xe đạp, phương tiện đi lại của mẹ Tráng chỉ vì không cho tiền, Tráng bị mẹ cầm gậy vụt tới tấp vào người. Giằng được cây gậy trong tay, cậu đánh, chửi lại mẹ. Sợ hãi về đứa con bất hiếu của mình, cha mẹ Tráng ra chính quyền xã làm đơn đưa cậu vào trường giáo dưỡng.
Còn nữa...

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.