Pax Thiên Jolie có thực sự hạnh phúc khi là con nuôi minh tinh Angelina?

Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
(PLO) - Việc nữ diễn viên điện ảnh người Mỹ Angelina Jolie chọn nuôi cậu bé người Việt Nam tên là Phạm Quang Sáng đã làm thay đổi cả cuộc đời Sáng lẫn gia đình ruột của cậu. Nhiều người ngộ nhận rằng, việc làm con nuôi nước ngoài chính là cơ hội để đổi đời. 
Con nuôi đa sắc tộc của cặp tài tử nổi tiếng
Đêm 29/11/2003, cô gái trẻ Phạm Thu D. chuyển dạ và được đưa vào Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM trong tình trạng vẫn còn đang say ma túy. Sau  khi sinh bé trai Phạm Quang Sáng, D. trốn viện, bỏ lại con vì không có nổi 480 nghìn đồng đóng viện phí. Vài tháng sau đó, do đã cứng cáp hơn, Sáng được đưa về Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi Tam Bình và lớn lên tại đây như bao đứa trẻ tội nghiệp khác.
Có lẽ cái tên đã “vận” vào cuộc đời cậu bé đúng thời điểm Angelina Jolie (SN 1975) sang Việt Nam gặp Sáng lần đầu tiên tại Trung tâm Tam Bình hồi gần cuối năm 2006. Trong khi những đứa trẻ khác biểu lộ thái độ thân thiện với Angelina thì Sáng lại lầm lì, đứng tách biệt ở một góc phòng. 
Trở về Mỹ, Jolie đã yêu cầu Trung tâm cho mình một số ảnh của Sáng để xem xét việc nhận nuôi bé. Phía Trung tâm Tam Bình đã ngỏ ý Angelina nên nhận nuôi một cháu trai khác, nhưng trái tim Jolie đã dành cho Sáng. Đầu tháng 1/2007, Angelina chính thức nộp đơn xin con nuôi tại Việt Nam.
Theo pháp luật thì việc làm con nuôi nước ngoài không phải là lựa chọn “vàng”;  ngược lại nó được xếp thứ tự ưu tiên sau cùng khi không thể tìm được gia đình thay thế trong nước. 
Hồ sơ nhanh chóng được Cục Con nuôi quốc tế (Bộ Tư Pháp, nay là Cục Con nuôi) xem xét. Bên cạnh đó, vì ngay từ đầu Angelina đã chọn con nuôi đích danh nên thủ tục được đẩy nhanh hơn thường lệ. Ngày 15/3/2007, Phạm Quang Sáng chính thức được bà mẹ nổi tiếng Angelina nhận làm con nuôi, khởi đầu cho một thiên “cổ tích” thời hiện đại mang tên Pax Thiên Jolie. 
Ngoài ra, do quy định của Việt Nam chưa chấp thuận việc nhận con nuôi của những cặp vợ chồng chưa đăng ký kết hôn nên Pax Thiên được Angelina nhận nuôi với tư cách người mẹ đơn thân. 
Khi về đến Mỹ, Angelina đã làm hồ sơ, đệ trình lên Tòa án Los Angeles để được đổi họ cho Pax Thiên thành Jolie Pitt, giống như hai đứa con khác mà Angelina đã nhận nuôi, gồm Maddox người Campuchia, Zahara người Ethiopia. Làm con nuôi của cặp vợ chồng tài tử, Pax Thiên có một cuộc sống sung sướng. Pax Thiên cùng với các anh chị em đa sắc tộc của đại gia đình mình luôn trở thành tâm điểm hàng đầu của Hollywood. 
Làm con nuôi nước ngoài sẽ là phương án cuối cùng
Đến giờ, ông Phạm Chiến - ông ngoại của Sáng – vẫn quyết giữ im lặng với báo chí vì ông muốn cháu mình có một cuộc sống bình an, không bị xáo trộn và cũng bởi ông nuôi mơ ước một ngày nào đó “nó sẽ về thăm gia đình, tha thứ cho ông và mẹ ruột của nó”. 
Dẫu biết rằng việc Angelina chọn nuôi Sáng đã thay đổi cuộc đời cậu và thay đổi cả gia đình ruột của cậu theo hướng tích cực, nhưng có lẽ dòng máu Việt Nam chảy trong con người sẽ hối thúc cậu bé hướng về nguồn cội.
Trong một cuộc phỏng vấn do tờ Financial Times thực hiện đầu năm 2011, chính Angelina Jolie đã cho biết, cô và Brad Pitt (SN 1964) luôn giáo dục các con theo nguồn gốc quê hương: “Các con tôi luôn được dạy đầy đủ về văn hóa nơi chúng đã sinh ra. Chúng đều có cờ của quốc gia treo cạnh giường và luôn được giáo dục về niềm tự hào quốc gia”. Và cuối năm 2011, Angelina đã thực hiện lời hứa đó khi cho Pax Thiên trở lại Việt Nam và báo chí đưa tin rằng trong chuyến trở về này, cậu bé đã được gặp bà ngoại.
Cục trưởng Cục Con nuôi Nguyễn Văn Bình thì chân thành chia sẻ: “Về điều kiện vật chất, điều kiện kinh tế đúng là hơn hẳn, nhưng trong thâm tâm đứa trẻ sẽ luôn băn khoăn tại sao mình lại mũi tẹt, tóc đen thế này, sao mình lại ở trong cái nhà như thế này… Trong đầu chúng luôn luôn có những câu hỏi, những băn khoăn mặc dù cha mẹ nuôi thường không giấu điều gì. Đứa trẻ càng lớn lên càng thấm thía điều đó và tôi đã tiếp xúc với rất nhiều người tìm cách quay về nguồn cội, giải tỏa bằng được “sợi dây” tâm tư tình cảm ấy”.
Cũng chính vì vậy, ông Bình nhấn mạnh: Khác với quy trình cho - nhận con nuôi trước đây, Luật Nuôi con nuôi năm 2010 đã tạo ra cơ chế liên thông giữa nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi nước ngoài theo nguyên tắc ưu tiên con nuôi trong nước và chỉ cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế trong nước. 
Qua 3 năm thực hiện Luật, nhiều địa phương đã quán triệt nguyên tắc này nên số lượng trẻ em được Cục giải quyết làm con nuôi nước ngoài giảm mạnh với 1.234 trường hợp. Trong đó chỉ có 691 trường hợp được giải quyết theo quy định của Luật Nuôi con nuôi (còn lại hoàn tất thủ tục theo quy định cũ) và phần lớn các bé được cho làm con nuôi nước ngoài thuộc diện khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo cần được chăm sóc đầy đủ trong môi trường gia đình ở những nước có trình độ y học phát triển./.

Đọc thêm

Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về đất đai năm 2024

Các đại biểu chính thức phát động Cuộc thi.
(PLVN) -Thực hiện chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2024, được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, sự chỉ đạo của Đoàn Khối các cơ quan Trung ương. Sáng ngày 7/5, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp phối hợp Đoàn Thanh niên Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về đất đai E - Golden năm 2024.

Việt Nam - Italia: Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi

Toàn cảnh buổi tiếp.
(PLVN) - Chiều 6/5, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã tiếp xã giao ông Marco Della Seta, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Italia tại Việt Nam cùng Đoàn cán bộ của Ủy ban Con nuôi quốc tế Italia (CAI) nhân dịp Đoàn đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Đoàn công tác do ông Vincenzo Starita, Phó Chủ tịch Ủy ban CAI, cơ quan thuộc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Italia làm trưởng đoàn.

Nhiều kết quả tích cực trong thúc đẩy bình đẳng giới

Toàn cảnh Phiên thảo luận.
(PLVN) - Ngày 6/5, Bộ Tư pháp phối hợp với Phái đoàn liên minh châu Âu tại Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức Phiên thảo luận về hoàn thiện và thực thi chính sách, pháp luật với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới nhằm tăng cường thực thi pháp luật và tiếp cận tư pháp – Cam kết quốc tế và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi của Việt Nam”.

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp: Tự hào 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp: Tự hào 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ
(PLVN) - Hòa trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) của cả nước, ngày 04/5, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp, Đoàn cơ sở Học viện Tư pháp và các Chi đoàn, Đoàn cơ sở trực thuộc tổ chức chương trình "Dâng hương và giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên tại các điểm di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Nội". Đồng chí Trịnh Xuân Tùng - Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn.

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) -Sáng 04.5.2024, Đoàn lãnh đạo và công chức Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1, TPHCM do ông Nguyễn Tiến Huy - Bí Thư Chi bộ, Chi cục trưởng làm trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, thăm quan bến Nhà Rồng nhân dịp hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024), Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) và 113 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2024).

Cần quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

Dao - tang vật trong nhiều vụ án. (Ảnh minh họa: anninhthudo.vn)
(PLVN) - Thực tế hiện nay tội phạm sử dụng các loại dao để gây án chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm 58,6% tổng số vụ, 54% tổng số đối tượng. Tuy nhiên, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 không quy định dao là vũ khí.

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Hải Dương: “Bước cuối cùng mới phải cưỡng chế”

Tập thể cán bộ, công chức Chi cục THADS TP Hải Dương. (Ảnh:haiduong.gov.vn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Quý, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hải Dương chia sẻ: “Việc cưỡng chế rất phức tạp, liên quan đến hàng chục, cơ quan đơn vị, quy trình gồm nhiều bước, không những rất tốn kém tiền của, công sức mà còn lo ngại đến an ninh trật tự trên địa bàn. Do đó, quan điểm của chúng tôi là bằng mọi biện pháp, phải vận động thuyết phục đến cùng, bước cuối cùng mới đến cưỡng chế”.

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp
(PLVN) -Sẵn sàng tâm thế để đón nhận nhiệm vụ mới nếu Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp Phiếu LLTP được thông qua, tuy nhiên, các Phòng Tư pháp cũng mong muốn được tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Thi hành án dân sự địa phương chủ động gỡ khó

Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ làm việc với Cục THADS TP.HCM (nguồn Cục THADS TP.HCM).
(PLVN) - Trong bối cảnh công tác thi hành án dân sự (THADS) ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều giải pháp đã được các cơ quan THADS chủ động triển khai để phấn đấu đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.