Luật pháp dè dặt về quyền chuyển đổi giới tính

Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Internet)
Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Internet)
(PLO) - Thời gian qua, quyền chuyển đổi giới tính là vấn đề nhận được tương đối nhiều sự phản ánh của báo chí trong thời gian qua, thu hút sự quan tâm của giới trẻ và càng nóng hơn khi được đưa lên bàn nghị sự của Quốc hội. Bên cạnh ý kiến cho rằng nên có chính sách để hợp pháp hóa quyền nhân thân thì cũng có quan điểm đề nghị cần thận trọng với vấn đề nhạy cảm này.
Cần được pháp luật điều chỉnh
Theo Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Nhà nước không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính. Trường hợp cá nhân đã chuyển đổi giới tính thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân khác. 
Như vậy, Dự thảo Bộ luật một mặt quy định Nhà nước không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính, nhưng mặt khác lại quy định quyền của người đã chuyển đổi giới tính được yêu cầu cơ quan nhà nước thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân khác có liên quan. 
Điều đó có nghĩa nếu việc chuyển đổi giới tính đã được thực hiện thì các hệ quả phát sinh lại được pháp luật tôn trọng và bảo hộ.
Thảo luận về vấn đề này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông cho rằng, chuyển giới đang là một thực tế dù luật không cho phép. Vì thế, Bộ luật Dân sự không nên né tránh câu chuyện này, nên bàn đến việc chuyển giới và điều kiện cho phép thực hiện giống như quy định về mang thai hộ trước đây. 
Giảng viên Trường Đại học Hùng Vương (Phú Thọ) Nguyễn Xuân Thủy thì chỉ ra, theo Hiến pháp, mọi người dân đều được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, vậy tại sao có người đã chuyển giới tính trong xã hội, đã hiện hữu rồi, chúng ta lại không quy định để điều chỉnh.
Đặt vấn đề “Không cấm nhưng sao không thừa nhận, có phải đưa đối tượng này ra ngoài vòng pháp luật hay không?”, ông Thủy cho rằng, việc pháp luật không quy định sẽ gây phức tạp trong xã hội như trường hợp Hương Giang, cơ thể là phụ nữ rồi mà mọi thứ hộ khẩu, quyền, trách nhiệm lại là nam giới. 
Cùng quan điểm này, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh: Quyền xác định giới tính là vấn đề dư luận rất quan tâm, đặc biệt là người chuyển giới, đồng tính và gia đình của họ. Thực tế chuyển giới tính đã diễn ra, đã có những người mà mọi hồ sơ, giấy tờ khai sinh, hộ khẩu là nam nhưng thực tế họ đã sống là nữ. Với thực tế này cần có quy định pháp luật để điều chỉnh. 
Tuy nhiên, Dự thảo Bộ luật lại không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính song lại quy định: “Trường hợp cá nhân đã chuyển đổi giới tính thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân khác” là rõ ràng có sự mâu thuẫn. 
Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm trong xã hội, nếu đã không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính thì cũng không cho phép được thay đổi hộ tịch và các quyền nhân thân khác theo giới tính mới. Bởi thế, bà Nghĩa đề nghị, Ban soạn thảo cần nghiên cứu để quy định lại, tránh mâu thuẫn ngay trong Bộ luật.
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải cũng cho rằng, Dự luật không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính nhưng lại cho những người đã chuyển giới được yêu cầu cơ quan nhà nước thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân khác là không phù hợp. Quy định như vậy vô tình khích lệ nhiều người chuyển giới. 
“Nếu không cho chuyển đổi giới tính thì cấm luôn việc thay đổi hộ tịch, còn cho chuyển đổi thì phải quy định. Cần cân nhắc cho hợp lý”, ông Hải đề xuất.
Cân nhắc kỹ lưỡng, thận trọng
Ngược lại, một số ý kiến cho rằng việc chuyển đổi giới tính chỉ nên công nhận trong những trường hợp nhất định dựa trên các lý do về y học. Việc thừa nhận hay không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính không chỉ liên quan đến quyền nhân thân của một cá nhân, mà kèm theo đó là rất nhiều vấn đề xã hội phát sinh. 
Chẳng hạn như hành lang pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp y học để chuyển đổi giới tính, vấn đề công nhận hôn nhân đồng giới, sự phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và truyền thống, phong tục, tập quán của Việt Nam... 
Do đó, vấn đề này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng. Với quan điểm cần thận trọng, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIII TP.Hà Nội Nguyễn Thị Hồng Hà tán thành quy định Nhà nước không thừa nhận chuyển đổi giới tính vì có thể gây ra trào lưu, hệ quả xấu.
Từ thực tế làm nghề y, Giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn Nguyễn Phạm Ý Nhi thông tin, những người phẫu thuật chuyển giới bị ảnh hưởng sức khỏe, tuổi thọ giảm. Hiện Việt Nam chưa có cơ sở y tế để điều trị cho những người này vì thế họ gặp rất nhiều khó khăn. 
Nếu Dự luật thừa nhận chuyển đổi giới tính thì phải cân nhắc. “Cho phép phẫu thuật chuyển giới ở Việt Nam thì có thể rẻ hơn, nhưng nếu không quy định chặt chẽ có thể xuất hiện một trào lưu, hệ quả rất lớn” - bà Nhi bày tỏ sự đồng tình với Dự thảo Bộ luật.
Còn Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh nhận định, nhu cầu chuyển đổi giới tính là có thực. Việc Nhà nước chưa đồng ý việc này là bởi phải thay đổi lại hộ tịch, giới tính, chứng minh thư… 
Do đó, muốn làm được, trước hết chúng ta phải cân nhắc, đánh giá hết những tác động xã hội của nó, như cuộc sống tinh thần của họ sau này thế nào, thể chất liệu có đảm bảo... 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

(PLVN) - Ngày 20/12, tại Quảng Nam, thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến góp ý, đánh giá đối với việc xử lý kết quả rà soát văn bản do Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện từ năm 2020 đến nay”.

Nồng ấm mối quan hệ Tư pháp Việt Nam - Lào

Chiều 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trao 20 máy tính do Bộ Tư pháp Việt Nam tặng Bộ Tư pháp Lào
(PLVN) - Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đến Lào thật đặc biệt và cả nhiều cảm xúc. Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ 6 diễn ra tại thủ đô Vientiane, Lào kỳ vọng sẽ tiếp tục là sợi dây kết nối bền chặt mối quan hệ hợp tác, gắn bó, phát triển về công tác tư pháp và pháp luật giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào.

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang
(PLVN) -  Chiều 18/12, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Trường Cao đẳng Luật Miền Nam trao tặng “Mái ấm Tư pháp” cho chị Nguyễn Thị Nhung (nhân viên Trường Cao đẳng Luật miền Nam) tại khu vực 6, phường IV, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Hội đàm giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào: Vun đắp, phát triển mối quan hệ truyền thống, gắn bó

Toàn cảnh Hội đàm
(PLVN) - Chiều 18/12, trong chương trình thăm luân phiên Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và tham dự Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6 mở rộng tại Lào, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã Hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp Lào Phây-vy Sỉ-bua-lị-pha. Cùng tham dự có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lào Đc Kệt Sạ Ná-Phôm Mạ Chăn. Về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc.

Khẩn trương rà soát pháp luật chịu tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết liên quan để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường tháng 2/2025, sáng 18/12, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp để triển khai ý kiến chỉ đạo trên. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.

Ghi nhận những đóng góp tích cực của công tác tư pháp

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025, nhiều đại biểu đánh giá công tác tư pháp ngày càng thể hiện được vai trò, vị thế, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Bộ, ngành, địa phương đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất cụ thể để đưa công tác tư pháp tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.

Chị Lưu Thị Thu Huyền: Hơn 20 năm tận tuỵ đưa pháp luật đến với người dân thành phố Cảng

Trưởng phòng PBGDPL Lưu Thị Thu Huyền (ngoài cùng bên trái) phát tờ gấp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU cho ngư dân tại cảng cá Trân Châu, huyện Cát Hải.
(PLVN) - Ở Hải Phòng nói đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, dù ở cấp xã hay cấp huyện, mọi người đều nhắc đến chị Lưu Thị Thu Huyền – Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật , Sở Tư pháp TP Hải Phòng . Người cán bộ với sự tận tâm, trách nhiệm trong công việc, nỗ lực hết mình để hoàn thành “sứ mệnh” đưa pháp luật đến với người dân.