Tài chính công: Cải cách hướng đến phát triển bền vững

Tài chính công: Cải cách hướng đến phát triển bền vững
(PLO) - Phát biểu tại Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2017 , Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã nhấn mạnh quan trọng nhất của cải cách tài chính công là phát triển hệ thống ngân sách, nợ công hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng một môi trường kinh doanh cạnh tranh, lành mạnh với một hệ thống thu trung lập, minh bạch, thuận tiện; cùng với việc đổi mới các chính sách.

Với chủ đề “Cải cách tài chính công hướng đến phát triển bền vững”, Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2017  do Bộ Tài chính phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức hôm qua, 21/9 đã quy tụ gần 200 đại biểu là các nhà quản lý, hoạch định chính sách, nhà khoa học, chuyên gia, cộng đồng DN trên cả nước thuộc các lĩnh vực liên quan đến kinh tế - tài chính…

Tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định: “Trong những năm qua, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trước những biến động về kinh tế và địa chính trị trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu tích cực trong phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh xã hội; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, đời sống nhân dân được cải thiện. Cùng với đó, nền tài chính công Việt Nam cũng được đổi mới theo hướng ngày càng minh bạch, hiệu quả, bền vững hơn, có nhiều đóng góp tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế…”

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng chỉ ra một loạt thách thức, rủi ro mà nền tài chính công của Việt Nam đang phải đối mặt. Đó là: Quy mô thu ngân sách so với GDP giảm nhanh, cơ cấu thu chưa hợp lý, giai đoạn 2006-2010 thu ngân sách là 26 3,°o GDP (trong đó thu từ thuế, phí là 22 ,6° 0 GDP) và giai đoạn 2011-2015 thu ngân sách là 23 ,6°o GDP (trong đó thu từ thuế, phí là 20, 8% GDP); Nhu cầu chi ngân sách không ngừng tăng, vượt khả năng cân đối nguồn lực, dẫn đến cân đối NSNN khó khăn, bội chi cao; tích lũy ngân sách cho đầu tư phát triển thấp. Cơ cấu chi ngân sách chưa hợp lý, tỷ trọng chỉ thường xuyên tăng cao, đầu tư phát triển giảm. Nợ công và nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ; nợ đọng xây dụng cơ bản và ứng trước ngân sách còn lớn; việc quản lý, sử dụng vốn vay còn bất cập; thiếu gắn kết giữa quyết định đầu tư với cân đối nghĩa vụ trả nợ. Việc sử dụng ngân sách và vốn đầu tư công còn lãng phí, thất thoát, kém hiệu quả. ..

Trong khi đó, mở cửa, hội nhập sâu rộng nền kinh tế, tham gia vào cùng sân chơi với các nước đi trước, với môi trường cạnh tranh khốc liệt và có xu hướng gia tăng thời gian tới đòi hỏi công cụ tài chính ngân sách phải đủ mạnh để thực hiện hiệu quả vai trò định hướng, điều tiết, phân phối và hỗ trợ nền kinh tế… 

Theo Nghị quyết 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị, mục tiêu là đến năm 2020, hệ thống chính sách thuế được sửa đổi theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế; tăng tỷ trọng thu nội địa, bảo đảm tỷ trọng hợp lý giữa thuế giản thu và thuế trực thu, khai thác tốt thuế thu từ tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong các sắc thuế và chính sách miễn, giảm, giãn thuế, đảm bảo tính trung lập của thuế, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, khuyến khích đầu tư, điều tiết thu nhập hợp lý. 

Đối với chi NSNN, từng bước cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tăng hợp lý tỷ trọng chi đầu tư, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gần với đổi mới mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công lập theo hướng tăng cường tự chủ tài chính, chuyển đổi từ cơ chế NSNN hỗ trợ cho các đơn vị sự nghiệp công lập sang cơ chế hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng người nghèo, đối tượng chính sách khi sử dụng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu; chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; tinh giản bộ máy, biên chế, thực hiện cải cách tiền lương; Đổi mới quản lý chi NSNN phù hợp với kinh tế thị trường định hướng XHCN; rà soát các chính sách xã hội, an sinh xã hội để bảo đảm sử dụng ngân sách tập trung và có hiệu quả cao; đẩy mạnh thực hiện khoản chi và tiền tệ hóa, đưa vào thu nhập một số chính sách, chế độ theo tiêu chuẩn, định mức chi. Nâng cao hiệu quả chi ngân sách, từng bước triển khai quản lý chi ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH. 

Đối với quản lý nợ công, hoàn thiện thể chế, chính sách, công cụ, bộ máy quản lý nợ công đảm bảo tuân thủ Hiến pháp, nhất quán với quy định của pháp luật có liên quan và phù hợp với thông lệ quốc tế; cơ cấu lại nợ công; kiểm soát chặt chẽ quy mô nợ công, nợ nước ngoài quốc gia trong giới hạn cho phép, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay… 

“Với các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, thì việc cơ cấu lại NSNN và nợ công không chỉ là tăng nguồn thu, đảm bảo nhu cầu chi, duy trì nợ công trong giới hạn quy định, mà quan trọng là phát triển hệ thống ngân sách, nợ công hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng một môi trường kinh doanh cạnh tranh, lành mạnh với một hệ thống thu trung lập, minh bạch, thuận tiện…”- Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.

Để thực hiện những định hướng chính sách về cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công nhằm đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, Bộ Tài chính đang nghiên cứu xây dựng trình các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan về thuế, phí, lệ phí, chi NSNN và quản lý nợ công như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TTĐB, Luật Thuế TNDN, Luật Thuế TNCN, Luật Thuế tài nguyên và Luật Quản lý nợ công. Bên cạnh đó, Bộ tài chính cũng sẽ hướng dẫn thực hiện tốt các quy định của Luật  NSNN và các quy định có liên quan về kế hoạch tài chính trung hạn; khoán chi hành chính; cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài sản công; nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ. 

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Chuyển đổi số ngành Thuế: Định vị top đầu

Ngành Thuế là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số của Bộ Tài chính. (Nguồn: ITN)
(PLVN) - Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa (CCHĐH) ngành Thuế đến năm 2030. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững vị trí hàng đầu.

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.