Sử dụng chung hiệu quả nguồn nước sông Mê Kông: Việt Nam cần có ứng phó kịp thời

Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng sâu sắc của biến đổi khí hậu
Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng sâu sắc của biến đổi khí hậu
(PLO) - Những con đập thủy điện đang được xây dựng trên hạ nguồn chính sông Mê Kông và hàng loạt dự án bơm, chuyển nước sông phục vụ nông nghiệp đã được khởi động ở Thái Lan, Campuchia và Lào, cộng với nhiều tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu… đã và đang de dọa đến sự phát triển hài hòa, đảm bảo an ninh năng lượng, lương thực, sinh thái cho các nước sử dụng chung nguồn nước sông Mê Kông…

Đặc biệt, do nằm ở cuối nguồn nên Việt Nam sẽ chịu nhiều rủi ro nhất từ những tác động thượng nguồn.

Hội thảo về “Cơ hội sử dụng hiệu quả nguồn nước trong lưu vực sông Mê Kông và gợi ý chính sách cho Việt Nam” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Trung tâm Stimson phối hợp tổ chức diễn ra hôm qua (4/11), các chuyên gia đã cùng chia sẻ, phân tích những diễn biến mới trong lưu vực sông Mê Kông.

Nguy cơ nghiêm trọng trong tương lai

Theo báo cáo của Trung tâm Con người và Thiên nhiên, hạ lưu vực sông Mê Kông nói chung và Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam nói riêng trải qua một đợt hạn hán lịch sử. Hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long càng thêm khốc liệt khi nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống kinh tế - xã hội.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó, tác động của El Nino cực đoan và những tác động tích lũy của các dự án phát triển trên thượng lưu sông Mê Kông được coi là những nguyên nhân chính. Bên cạnh hệ thống thủy điện công suất lớn của Trung Quốc ở vùng đầu nguồn sông Mê Kông (Lan Thương) và 12 đập thủy điện đang hoặc sẽ được xây dựng trên dòng chính hạ lưu vực, các kế hoạch lấy/chuyển nước sông Mê Kông để tưới, mở rộng diện tích canh tác đất nông nghiệp của các quốc gia trong khu vực đang đặt Đồng bằng sông Cửu Long vào những nguy cơ nghiêm trọng trong tương lai.

Với Đồng bằng sông Cửu Long, do hệ thống thủy lợi khá phát triển nên nhiều nơi canh tác hai vụ/năm, một số nơi ba vụ/năm và thậm chí bảy vụ/hai năm. Diện tích được tưới hàng năm khoảng 1,9 triệu ha, xấp xỉ 48% tổng diện tích đất được tưới ở hạ lưu vực sông Mê Kông. Các diện tích canh tác trong mùa mưa, mùa khô, vụ ba và cả các cây trồng ngoài lúa của Việt Nam là lớn nhất so với các nước khác. Tuy nhiên, tại Đồng bằng sông Cửu Long, việc mở rộng thêm diện tích lúa được tưới bị hạn chế do các yếu tố môi trường như xâm nhập mặn và đất nhiễm phèn. 

Trước những áp lực trên, ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc PanNature cho biết, nằm ở cuối nguồn sông Mê Kông, Việt Nam chắc chắn là quốc gia sẽ chịu nhiều rủi ro nhất từ hoạt động sử dụng nguồn nước của các nước thượng nguồn, bất kể vì mục tiêu gì, thuỷ điện hay tưới tiêu nông nghiệp.

Hiện nay, khi Lào mới khởi động những dự án thuỷ điện đầu tiên, còn Thái Lan, Campuchia vẫn đang trong giai đoạn khởi động các dự án chuyển nước lớn, vẫn chưa phải là quá muộn để nhìn nhận lại cơ hội cải cách chính sách để phát triển một kế hoạch lưu vực chung, với mục tiêu giảm thiểu tác động lên con người và hệ sinh thái, đồng thời đảm bảo nhu cầu phát triển của tất cả các bên. 

Chủ động ứng phó với tiêu cực của dòng chảy

Tại hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ, bày tỏ lo ngại với những tác động tiềm ẩn đến Đồng bằng sông Cửu Long và lưu ý Việt Nam cần tiếp tục cập nhật thêm thông tin về các dự án chuyển nước trong lưu vực thông qua các nguồn khác nhau bên cạnh mảng thông tin về thủy điện, chuyển nước ra ngoài lưu vực và các dự án phát triển khác trên sông Mê Kông. Trên cơ sở đó, các thông tin cần được phân tích, xử lý để có các đối sách kịp thời, bảo vệ quyền lợi của Việt Nam ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Các cơ quan hữu quan trong các thể chế hợp tác Mê Kông khu vực, nhất là Ủy hội sông Mê Kông và Ủy ban Mê Kông quốc gia, cần chủ động nắm bắt thông tin, yêu cầu các nước thành viên tuân thủ các quy định của Hiệp định Mê Kông trong việc thông báo, tham vấn đối với các dự án lấy/chuyển nước. Mặt khác, các tổ chức này cũng cần tạo điều kiện để người dân và các tổ chức xã hội dân sự có thể tiếp cận các nguồn thông tin liên quan.

Ngoài ra, về mặt kỹ thuật, Việt Nam cần nghiên cứu thêm các giải pháp thích hợp khác như thay đổi cơ cấu cây trồng tiêu hao ít nước và thích hợp với các vùng đất khác nhau, tránh tình trạng độc canh lúa nước. Điều tiết tối ưu các hồ chứa ở Tây Nguyên để góp phần duy trì dòng chảy ổn định vào Đồng bằng sông Cửu Long. Tăng cường hợp tác Mê Kông hiện tại, phối kết hợp với các tổ chức, cơ chế hợp tác hữu quan khác như Sáng kiến hạ lưu vực Mê Kông (LMI), các diễn đàn khu vực như ASEAN và/hoặc nghiên cứu thành lập các thể chế liên kết khác để thúc đẩy hợp tác trong khu vực, tạo sức mạnh tổng hợp. 

Theo Báo cáo chuyên đề thủy sản của Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thủy điện dòng chính Mê Kông cho biết: thủy sản biển đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long,  với sản lượng khoảng 500.000 đến 726.000 tấn/năm. Theo một ước tính dè dặt thì mỗi năm khoảng 100 triệu tấn phù sa kèm theo 16 tấn dinh dưỡng được đưa ra vùng nước ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Việc các đập thủy điện lưu giữ phù sa sẽ ảnh hưởng đến lượng thủy sản biển và ngành đánh bắt, thương mại thủy sản của Việt Nam. 

Tin cùng chuyên mục

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Đọc thêm

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.