Từ nỗi niềm trưởng bản không nhận trợ cấp đến nỗi lo ĐBSCL bị 'nhấn chìm'

ĐB Nguyễn Thị  Kim Bé
ĐB Nguyễn Thị Kim Bé
(PLO) - Sáng nay (1/11), tại phòng họp Diên Hồng, các ĐBQH đã thảo luận về kế hoạch tài chính 5 năm, nợ công và đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.  Từ nỗi niềm của trưởng thôn không nhận trợ cấp đến nỗi lo ĐBSCL bị nhấn chìm đã được các đại diện cử tri cả nước chia sẻ trước diễn đàn.

Nữ đại biểu (ĐB) Tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thị Kim Bé đã nói lên những bức xúc của cử tri khi cánh đồng của họ hết thời thau chua thì lại đến rửa mặn, nỗi lo ĐBSCL sẽ bị nhấn chìm nếu không có sự đầu tư xứng đáng. 

Theo bà Kim Bé, đồng bằng sông Cửu Long đang chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, vụ mùa bị hạn mặn vừa qua có nơi 80% thanh niên bỏ quê đi vì đất không còn sản xuất được. Do vậy, Chính phủ cần tập trung đầu tư đồng bộ hạ tầng thuỷ lợi để "cứu đồng bằng sông Cửu Long", để vùng đất này hoàn thành sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. 

Thể hiện một góc nhìn khác, một nỗi lo khác về cách đầu tư, cách sử dụng vốn của Chính phủ.  ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng báo cáo của Chính phủ, thẩm tra của Uỷ ban Tài chính Ngân sách đã chỉ ra những vấn đề cần đối mặt như: nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ cao; bố trí vốn đầu tư công còn dàn trải, chưa khắc phục được tình trạng dự án chuẩn bị sơ sài, hình thức để được ghi vốn rồi điều chỉnh nhiều lần…

Nhưng  theo ông Phương, các báo cáo chưa nêu được hiệu quả đầu tư thực tế của các dự án, bao nhiêu dự án thua lỗ, bao nhiêu dự án cần xem xét đề nghị điều tra, truy tố; nguyên nhân và giải pháp. 

Theo ông,  phải xác định được trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xử lý, làm bài học cho tổ chức, quản lý, hy vọng ngăn chặn được tình trạng thất thoát vốn đầu tư lâu nay.

“Cách báo cáo, thẩm tra hiện mới nêu ra cái chung chứ không truy được trách nhiệm, không tạo ra đột phá làm chuyển biến nhận thức về vốn đầu tư, nhất là chống tham nhũng, lãng phí”. – ông nói.

ĐB Nguyễn Ngọc Phương cũng đề nghị Bộ trưởng Tài chính giải trình, làm rõ nguyên nhân, áp lực nợ công và khả năng trả nợ của Chính phủ. “Người xưa có câu “thứ nhất nhà dột, thứ hai nợ đòi’, tâm lý người dân Việt Nam rất lo nợ và trả nợ càng nhiều thì càng lo, vì vậy Bộ trưởng Tài chính phải nói rõ để người dân được biết”, - ĐB Nguyễn Ngọc Phương đề nghị. 

Đại diện cho những cử tri của vùng biên giới phía Bắc, ĐB Phan Văn Đường đề nghị Chính phủ cần có ưu tiên hơn nữa cho bà con vùng sâu vùng xa, đặc biệt là bà con ở vùng biên giới. 

Cách đầu tư hiện nay, ông cho rằng chưa thực sự hợp lý. “Phân bố theo lao động là phân bố khoa học, nhưng phải có sự cân đối , chú ý ưu tiên những vùng chưa được ‘sáng’ trong quá trình đổi mới” – đại biểu này nói.

Ông cũng cho biết ở nơi ông công tác, có những hộ gia đình không kê khai hộ nghèo, trưởng thôn không nhận phụ cấp. Họ tự ái, bởi bản làng của họ nghèo quá, con đường ô tô xin mãi mà không được đầu tư. 

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Đọc thêm

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Brunei

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 14/11 theo giờ địa phương, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Hassanal Bolkiah.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 1: Nhận diện vấn đề

Tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”, là nguồn lực, động lực cho phát triển. Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng lập pháp và thi hành pháp luật đã được chỉ ra qua nhiều nghị quyết của Đảng, nhiều kỳ họp Quốc hội vẫn chưa được khắc phục triệt để...

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II
(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại 'Thành phố Trung dũng - Quyết thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Làm việc với Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Hải Phòng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hải Phòng, "Thành phố Trung dũng - Quyết thắng", đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc tại khu dân cư khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.