Cần chuyên nghiệp hóa hoạt động trợ giúp pháp lý

Trong 09 năm triển khai thi hành Luật TGPL, công tác TGPL đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Trong 09 năm triển khai thi hành Luật TGPL, công tác TGPL đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
(PLO) - Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về Dự thảo Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi, bổ sung). Tại Dự thảo này, các quy định về hoạt động trợ giúp pháp lý đã được nâng lên nhằm mục đích  chuyên nghiệp hóa hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL)

Để nâng cao chất lượng TGPL, Dự thảo Luật đã bổ sung các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn của Trợ giúp viên pháp lý, cá nhân và tổ chức tham gia TGPL nhằm chuẩn hóa đội ngũ cung cấp dịch vụ TGPL phù hợp với điều kiện hoàn cảnh hiện nay của đất nước. 

Về Trợ giúp viên pháp lý (Điều 18 - Điều 22, khoản 1 và khoản 2 Điều 23, Điều 24): So với Luật TGPL năm 2006 và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật TGPL năm 2006, Dự thảo Luật đã bổ sung 01 điểm mới để trở thành Trợ giúp viên pháp lý, đó là yêu cầu phải qua tập sự hành nghề để có kỹ năng cần thiết (Điều 19).

- Về tổ chức và người tham gia TGPL: Nhằm hướng đến nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL, Dự thảo Luật đã chọn lọc, kế thừa yếu tố hợp lý từ quy định hiện hành, đồng thời đưa ra những điều kiện cần thiết (Điều 12) để lựa chọn, ký hợp đồng thực hiện TGPL; duy trì cơ chế đăng ký tham gia thực hiện TGPL (khoản 1 Điều 14) nhằm huy động được các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật có kinh nghiệm, uy tín tham gia thực hiện TGPL. Nhà nước kiểm tra, giám sát, kiểm soát chất lượng do các chủ thể này thực hiện. So với Luật TGPL hiện hành, bên cạnh cơ chế huy động bằng đăng ký tham gia TGPL, Dự thảo Luật đã bổ sung cơ chế ký hợp đồng để lựa chọn các tổ chức và người tham gia TGPL có khả năng cung cấp dịch vụ TGPL chất lượng.

Với định hướng tập trung vào vụ việc TGPL, đặc biệt là các vụ việc tham gia tố tụng và nâng cao chất lượng dịch vụ, Dự thảo Luật không quy định chế định cộng tác viên TGPL. 

Điều này được Ban soạn thảo lý giải: Theo quy định Luật TGPL năm 2006 thì yêu cầu về trình độ Cộng tác viên TGPL không đồng đều, cả những người không có trình độ pháp luật như già làng, trưởng bản... cũng được TGPL, do đó chất lượng của dịch vụ không cao.

Ngoài ra, pháp luật hiện hành không cấm những người có kiến thức pháp luật và tự nguyện giúp người khác tìm hiểu, giải đáp pháp luật theo quy định của pháp luật có liên quan, nhưng đó không phải là TGPL theo quy định của Luật TGPL. Hiện nay, việc cung cấp các dịch vụ miễn phí này đang được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 77/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/7/2008 về tư vấn pháp luật.

Như vậy, dù sử dụng nguồn lực của Nhà nước thông qua việc ký hợp đồng hay sử dụng nguồn lực của chính mình thông qua việc đăng ký tham gia, tất cả các cá nhân, tổ chức thực hiện TGPL đều phải bảo đảm chất lượng dịch vụ TGPL cho người được TGPL thông qua các quy định chặt chẽ về điều kiện, tiêu chuẩn, quyền và nghĩa vụ liên quan.

UBPL tán thành quan điểm cần nâng cao tiêu chuẩn của đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý theo lộ trình hợp lý, bảo đảm tính chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ của Nhà nước đối với người dân. Tuy nhiên, đề nghị cân nhắc việc quy định nâng ngay tiêu chuẩn của Trợ giúp viên pháp lý tương đương tiêu chuẩn của luật sư. 

Bởi vì, Trợ giúp viên pháp lý là một chức danh độc lập, chịu sự quản lý, đánh giá và giám sát hoàn toàn khác biệt so với luật sư. Hoạt động trợ giúp pháp lý không chỉ tham gia tố tụng như luật sư mà phần nhiều là tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và các công việc khác không đòi hỏi phải có yêu cầu chuyên sâu như luật sư. 

Theo UBPL Thực tế, số lượng vụ việc tham gia tố tụng mà Trợ giúp viên pháp lý thực hiện là không nhiều (chiếm khoảng 4% trong tổng số vụ việc do Trợ giúp viên pháp lý thực hiện).

Trước đó, Quốc hội khóa XI thông qua Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29/6/2006 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy công tác TGPL phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu TGPL, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật nói chung, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, đối tượng chính sách và người có hoàn cảnh khó khăn nói riêng. 

Trong 09 năm triển khai thi hành Luật TGPL, công tác TGPL đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Từ năm 2007 đến hết năm 2015, các tổ chức thực hiện TGPL đã giải quyết 1.055.294 vụ việc với 1.130.609 lượt người được TGPL, trong đó có 61.120 vụ việc tham gia tố tụng, 982.442 vụ việc tư vấn pháp luật (tư vấn pháp luật thông qua các đợt TGPL lưu động là 499.495 vụ), 11.732 vụ việc khác. 

Hệ thống tổ chức thực hiện TGPL đã được hình thành trên toàn quốc với 63 Trung tâm TGPL nhà nước (Trung tâm) trực thuộc Sở Tư pháp, 202 Chi nhánh của Trung tâm (Chi nhánh) ở cấp huyện và liên huyện, 364 tổ chức tham gia TGPL. Đội ngũ người thực hiện TGPL được củng cố với 595 Trợ giúp viên pháp lý, 1.239 cộng tác viên TGPL là luật sư, 10.632 cộng tác viên khác tham gia TGPL. 

Tin cùng chuyên mục

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm. (Ảnh minh hoạ).

Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm

(PLVN) - Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Theo đó, thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm và bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm.

Đọc thêm

“Lùm xùm” tại dự án Dinh I Đà Lạt: UBND tỉnh và nhà đầu tư chưa thống nhất được số tiền bồi thường

Toàn cảnh Dinh I nhìn từ trên cao.
(PLVN) - Ngày 25/4/2024, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản yêu cầu Cty CP Hoàn Cầu Đà Lạt ngừng hoạt động khai thác kinh doanh, không tổ chức đón khách tại dự án King Palace (Dinh 1, đường Trần Quang Diệu, TP Đà Lạt). Đây là diễn biến mới nhất liên quan vụ “lùm xùm” tại dự án Dinh I kéo dài nhiều năm nay.

Long An: Bốn năm chờ bồi thường 2 tài sản bị bỏ sót khi kiểm đếm

Trạm trộn bê tông và trạm điện (nằm sát nhau, bên trái) của Cty Lực Tấn đến nay vẫn chưa được bồi thường. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Nhận được quyết định bồi thường, Cty TNHH Đầu tư - Xây dựng - Thương mại Lực Tấn (địa chỉ lô LG12, đường số 2, khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) khiếu nại, kiến nghị vì bị bỏ sót 2 tài sản. Bốn năm qua, Cty vẫn chờ kết quả từ cơ quan chức năng.

Nộp phạt muộn có bị thu hồi giấy phép lái xe không?

Ảnh minh họa (Nguồn: laodong.vn).
(PLVN) - Tôi bị vi phạm giao thông lỗi quá tốc độ, bị áp dụng hình thức là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng. Sắp tới tôi bận việc ở xa không trực tiếp để nộp phạt theo đúng thời hạn quy định được. Vậy tôi đến nộp phạt muộn có thể nhận lại bằng lái xe không?

Sau bài viết một số khu tái định cư tại TP Huế chưa có nước sạch: Lãnh đạo Thừa Thiên Huế yêu cầu cấp nước trước ngày 10/5

Các bên đã thống nhất sẽ bảo đảm cung ứng nước cho dân trước ngày 10/5/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam - PLVN đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (TP Huế) tới đây sinh sống từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi báo đăng, chiều 23/4, ông Phan Ngọc Thọ (Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế) đã tới địa phương kiểm tra thực tế, gặp người dân và cơ quan liên quan.

Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

Cao tốc Bắc Nam (Ảnh: Báo Chính phủ)
(PLVN) - Sau một thời gian các đoạn cao tốc đi vào vận hành và nhận được những phàn nàn từ những người đi trên cao tốc về vấn đề không có trạm dừng nghỉ, cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc. Đại diện Cục Đường cao tốc cho biết, bảo đảm trong năm 2024, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đều có trạm dừng nghỉ.

Doanh nghiệp đề xuất tặng công trình vi phạm cho địa phương: UBND tỉnh Hải Dương đưa ra hướng xử lý

Công trình vi phạm trên đất của BV Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Tỉnh sẽ tiếp nhận công trình xây dựng vi phạm trên diện tích đất của Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền để tránh gây lãng phí, thất thoát tiền. Ý kiến được ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đưa ra, tại cuộc họp Hội đồng thẩm định các dự án đầu tư công do cấp tỉnh quản lý.

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.