“Lùm xùm” tại dự án Dinh I Đà Lạt: UBND tỉnh và nhà đầu tư chưa thống nhất được số tiền bồi thường

Toàn cảnh Dinh I nhìn từ trên cao.
Toàn cảnh Dinh I nhìn từ trên cao.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 25/4/2024, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản yêu cầu Cty CP Hoàn Cầu Đà Lạt ngừng hoạt động khai thác kinh doanh, không tổ chức đón khách tại dự án King Palace (Dinh 1, đường Trần Quang Diệu, TP Đà Lạt). Đây là diễn biến mới nhất liên quan vụ “lùm xùm” tại dự án Dinh I kéo dài nhiều năm nay.

Cho thuê đất, thuê nhà trái luật

Tại cuộc họp báo ngày 25/4, ông Bùi Thắng, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho biết, quan điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy là đóng cửa, ngừng hoạt động dự án và thực hiện biên bản bàn giao cụ thể giữa các bên. Với phần tài sản đã đầu tư vào Dinh I, đơn vị tiếp nhận là UBND TP Đà Lạt tiếp tục bảo quản, quản lý tốt, tránh để hư hỏng, đồng thời khẩn trương xây dựng kế hoạch để đấu giá cho thuê Dinh I trong thời gian sớm nhất.

Phó Chủ tịch UBND Lâm Đồng, ông Phạm S thông tin, mặc dù DN trình bày khó khăn, đã ký hợp đồng nhiều tour trong dịp lễ 30/4 - 1/5, nhưng tỉnh không đồng ý. Nguyên tắc phải thực hiện theo Kết luận 929/KL-TTCP ngày 12/6/2020 của Thanh tra Chính phủ (TTCP).

Lãnh đạo UBND tỉnh cho hay, sự việc ở dự án Dinh I kéo dài từ 2021, tỉnh chỉ đạo nhiều lần nhưng một số bên không thực hiện được và nay phải giải quyết dứt điểm.

Trước đó, chiều 5/4, Thường trực Tỉnh uỷ Lâm Đồng có chỉ đạo khẩn liên quan dự án trên. Thường trực Tỉnh uỷ giao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các Sở KH&ĐT, Xây dựng, TN&MT, NN&PTNT, TP Đà Lạt và các đơn vị liên quan mời chủ đầu tư làm việc để xác định thời gian chấm dứt dự án; yêu cầu chủ đầu tư ngừng khai thác kinh doanh sau khi đã có quyết định thu hồi dự án.

Đồng thời, các cơ quan nêu trên có nhiệm vụ xác định giá trị đầu tư thực tế của dự án để thực hiện bồi thường sau khi chấm dứt, thu hồi dự án. Trong trường hợp không thống nhất được giá trị đầu tư dự án thì mời cơ quan kiểm toán độc lập để xác định giá trị đầu tư theo đúng quy định pháp luật.

Dinh I trước và sau khi được đầu tư, đưa vào khai thác phục vụ du lịch. (Ảnh trong bài: Mai Long)

Dinh I trước và sau khi được đầu tư, đưa vào khai thác phục vụ du lịch. (Ảnh trong bài: Mai Long)

Dinh I được xây dựng vào những năm 1940, sau 1975 được đưa vào khai thác phục vụ du lịch, sau đó xuống cấp trầm trọng gần như bỏ hoang. Cuối 2014, Cty CP Hoàn Cầu Đà Lạt được UBND tỉnh cho thuê đất, thuê nhà (thời hạn 50 năm); thuê rừng vào 2015; để thực hiện dự án King Palace. Đầu 2015, Dinh I chính thức mở cửa đón khách.

Tuy nhiên sau đó, TTCP chỉ ra việc Lâm Đồng cho thuê đất, thuê nhà ở Dinh I là trái luật và kiến nghị thu hồi. Ngày 26/8/2021, UBND tỉnh có văn bản chấm dứt hoạt động dự án. Ngày 17/9/2021, Sở KH&ĐT có quyết định chấm dứt hoạt động đầu tư dự án King Palace.

Hai bên chưa thống nhất số tiền bồi thường

Vướng mắc lớn nhất trong thu hồi dự án này là chi phí bồi thường cho nhà đầu tư. Bà Phạm Thị Tường Vân, Giám đốc Sở Tài chính thông tin, tổng giá trị DN đầu tư vào dự án là 141 tỉ đồng, trong đó 29 tỉ đồng đầu tư sau khi đã có văn bản chấm hoạt động dự án, nên Sở Tài chính không tính. Sở chỉ tính đến thời điểm 17/9/2021 là hơn 112 tỉ đồng và trừ khấu hao thì con số còn lại Sở đề xuất hoàn trả là 73 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách hoàn trả gần 56 tỷ đồng, còn lại hơn 17 tỷ đồng đưa vào phương án đấu giá người trúng sẽ hoàn trả.

Bà Vân cũng nêu rõ, DN chưa đồng ý con số trên, đề nghị xem xét giá trị tăng thêm của việc đất thuê từ 2014 đến nay, xem xét bồi thường chi phí cơ hội kinh doanh của DN theo vòng đời dự án. “Nhưng vấn đề này luật không quy định nên Sở không đề xuất UBND tỉnh”, bà Vân nói.

Về phía Cty Hoàn Cầu Đà Lạt, ông Trần Quốc Hùng, Phó Tổng Giám đốc cho biết: Hiện nay Cty đã chấp hành yêu cầu của UBND tỉnh tại Thông báo số 113/TB-UBND về việc ngừng hoạt động khai thác kinh doanh, không tổ chức đón khách tại dự án. Liên quan phương án đền bù cũng như các phương án khác, Cty đang làm việc, phối hợp các sở, ngành để có sự thống nhất.

Theo đại diện Cty, để thực hiện dự án Dinh I, Cty phải thực hiện 2 hợp đồng dân sự gồm: Hợp đồng thuê tài sản với UBND TP Đà Lạt (được UBND tỉnh uỷ quyền) và hợp đồng thuê đất với UBND tỉnh thông qua Sở TN&MT.

Ở góc độ pháp lý, LS Huỳnh Phước Hiệp (Đoàn LS TP HCM) cho rằng: “DN đầu tư vào dự án Dinh 1 theo hợp đồng dân sự giữa hai bên trong thời hạn 50 năm và địa phương có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, khi chấm dứt hợp đồng dân sự thì các bên cần phải tính toán, thoả thuận đền bù hợp đồng. Trường hợp các bên không thoả thuận được, có thể đưa ra toà án giải quyết. Tôi cho rằng đến nay giữa Cty CP Hoàn Cầu Đà Lạt và UBND tỉnh Lâm Đồng chưa thực hiện được bước thỏa thuận”.

Ngoài yêu cầu ngừng kinh doanh tại Dinh 1, tại Văn bản 113/TB-UBND, UBND tỉnh Lâm Đồng còn yêu cầu Cty CP Hoàn Cầu Đà Lạt thống kê tài sản đất, nhà và các công trình, cây cảnh, vật kiến trúc, hiện vật bàn giao cho UBND Đà Lạt trước 10/5; phối hợp UBND Đà Lạt hoàn thành thủ tục thanh lý hợp đồng thuê nhà, thanh lý tài sản trước 20/5.

UBND tỉnh giao Sở Tài chính phối hợp, hỗ trợ UBND TP Đà Lạt xây dựng phương án quản lý sử dụng hiệu quả cơ sở nhà, đất Dinh 1 trước 30/5; xây dựng phương án đấu giá quyền thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước gắn liền với đất theo đúng quy trình, quy định. Lưu ý phương án nêu rõ hình thức phù hợp để hoàn trả kinh phí đầu tư theo quy định cho Cty CP Hoàn Cầu Đà Lạt; hoàn thành các thủ tục, phương án đấu giá để tổ chức đấu giá trong tháng 6/2024.

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 7 và thay thế Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024
- Giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần; Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước; Điều kiện thành lập cụm công nghiệp; Thành lập hai thành phố thuộc tỉnh Bình Dương và Tiền Giang... là chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Từ ngày 15/5, giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần; quy định về xét tặng các danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Nói xấu, bôi nhọ người khác bị xử lý như thế nào?

Luật sư Trần Thị Loan
(PLVN) - Bạn Nguyễn Tùng (Bắc Ninh) hỏi: Vừa qua trên các trang mạng xã hội đang lùm xùm về vụ việc của Tiktoker “Vua quạt”. Anh này có hành vi nói xấu và bôi nhọ người khác. Vậy Tiktoker “Vua quạt” có thể bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Vụ công dân tố bị xâm phạm chỗ ở tại Hưng Yên: Công an huyện Yên Mỹ phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm

Vị trí quây bạt bị cho là có dấu hiệu xâm phạm chỗ ở. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Mỹ vừa ra Quyết định phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm số 537/QĐ-ĐCSHS-KTMT ngày 16/4/2024 về vụ việc xâm phạm chỗ ở của người khác. Căn cứ phục hồi là Kết luận giám định 215/KL-KTHS(KTS) ngày 7/12/2023 của Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Hưng Yên.

Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Theo đó, thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm và bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm.

Công ty CP Thương mại Hà Nội muốn thêm chức năng nhà ở xã hội cho dự án trung tâm thương mại: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh cho biết "không đủ cơ sở pháp lý"

Dự án của Cty CP Thương mại Hà Nội chậm đưa đất vào sử dụng. Ảnh: Bùi Thanh
(PLVN) -  Cty CP Thương mại Hà Nội được tỉnh Bắc Ninh cho thuê đất để triển khai dự án Trung tâm thương mại dịch vụ (TTTMDV) từ 2008 và sau nhiều năm chậm đưa đất vào sử dụng, mới đây nhà đầu tư lại đề nghị bổ sung chức năng nhà ở xã hội vào dự án.

Một vụ khiếu kiện kéo dài liên quan Khu công nghiệp Xuyên Á (Long An): Hai vấn đề cần làm rõ để sớm giải quyết dứt điểm

Ông Lê (bên trái) và con trai nhiều năm nay đề nghị cơ quan chức năng làm rõ sự việc. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Từ nhiều năm nay, cơ quan chức năng huyện Đức Hòa và tỉnh Long An đã tổ chức nhiều cuộc làm việc để giải quyết sự việc giữa ông Trần Văn Lê (nguyên Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hạnh Bắc, SN 1945, ngụ ấp Rừng Dầu, xã Mỹ Hạnh Bắc) với Cty CP Ngọc Phong, liên quan việc giải phóng mặt bằng trong quá trình triển khai Khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á.