Giải pháp gì để lệnh đóng cửa rừng được thực hiện nghiêm túc?

Hiện trường vụ phá rừng Nà Pen (xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên)
Hiện trường vụ phá rừng Nà Pen (xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên)
(PLVN) - Vừa qua, Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng có văn bản chất vấn Thủ tướng Chính phủ về việc trong thời gian tới, Thủ tướng có giải pháp gì để lệnh đóng cửa rừng được thực hiện nghiêm túc.

Mới đây, trả lời chất vấn Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, việc Thủ tướng ra lệnh đóng cửa rừng là một mệnh lệnh cứng rắn, cần thiết trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, việc thực hiện cần có thời gian và có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành cùng toàn thể nhân dân trong đấu tranh với các vi phạm về khai thác, bảo vệ và phát triển rừng. Việc phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm vừa qua cũng là minh chứng cho sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, ngành, đặc biệt là của lực lượng Công an nhân dân trong thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng.

Vì thế, thời gian gần đây, nhận thức về trách nhiệm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đối với công tác quản lý bảo vệ rừng bước đầu đã chuyển biến rõ nét, xã hội quan tâm sâu sắc hơn.

Tuy nhiên, đóng cửa rừng tự nhiên là một chủ trương lớn, vừa cấp bách, vừa lâu dài vì thế hệ tương lai và sự phát triển bền vững, trước yêu cầu thích ứng biến đổi khí hậu, có ý nghĩa kinh tế - xã hội - môi trường; nhưng đây là vấn đề phức tạp đòi hỏi quyết tâm cao, hành động nhất quán của các cấp, các ngành; cùng với giải quyết hài hòa yêu cầu quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội cần thiết. Trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục tăng cường hơn nữa trách nhiệm trong việc xử lý nghiêm các vụ phá rừng trái phép; tập trung hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp, trong đó cần tiếp tục cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của từng nhóm chủ thể có liên quan đến công tác quản lý rừng.

Các địa phương cần tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 2/1/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 8/8/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW; Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ.

Đồng thời, đẩy mạnh việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của chính quyền địa phương các cấp và chủ rừng theo quy định tại Quyết định số 7/2012/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 của Thủ tướng về một số cơ chế chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và vận động quần chúng nhân dân chấp hành nghiêm túc các quy định trong lĩnh vực bảo vệ rừng; tham gia phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, nhất là nhân dân địa phương tại các khu vực rừng.

Cùng với đó là tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, kịp thời phát hiện và đấu tranh, xử lý nghiêm đối với các sai phạm trong thực hiện các dự án chuyển đổi rừng; đốt, phá rừng; các hành vi vận chuyển, tiêu thụ, tàng trữ, chế biến lâm sản trái phép... nhất là đối tượng chủ mưu, cầm đầu, xúi giục người dân phá rừng, người có thẩm quyền thiếu trách nhiệm, tiếp tay cho hành vi vi phạm.

Đọc thêm

Hành vi hủy hoại đất bị xử phạt thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Thế Bình (Bắc Giang) hỏi: Nắm bắt được nhu cầu mua đất màu để trồng trọt của nhiều hộ gia đình, một số hộ dân tại xã tôi đang sinh sống đã tự hạ thấp bề mặt đất bãi trồng màu để lấy đất màu bán kiếm tiền, làm thay đổi lớp mặt của đất không thể trồng cây được. Xin hỏi, hành vi hủy hoại đất của các hộ dân nêu trên bị xử phạt như thế nào? Có bị thu hồi đất không?

Đặt cọc mua nhà bằng ngoại tệ có hợp pháp ở Việt Nam?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Thế Anh (Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi có người nhà định cư tại nước ngoài và thường xuyên gửi ngoại tệ về cho gia đình. Tới đây, gia đình tôi dự định mua một căn nhà mới. Xin hỏi, khi mua nhà, tôi đặt cọc bằng ngoại tệ thì có được pháp luật cho phép không?

Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn: Nỗ lực bảo vệ trẻ em, phụ nữ bị xâm hại, bạo hành

Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn.
(PLVN) - Trên con đường thực hiện ước mơ của mình, luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng Luật sư Hạnh Nguyễn luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Có những vụ án, dù đã “đóng sổ” song luật sư Hạnh vẫn là chỗ dựa tinh thần, là “người mẹ”, giúp đứa trẻ bị tổn thương “chữa lành”.

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”
(PLVN) - Hơn 20 năm làm luật sư, cơ duyên của nghề đã đưa tôi đến với nhiều thân chủ là phụ nữ. Mỗi người có cuộc đời và hoàn cảnh khác nhau, nhưng chung một nỗi đau từ sự bạo hành trong hôn nhân

Thi tuyển công chức bao lâu thì có kết quả?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Lâm Bảo (Hà Nội) hỏi: Tôi vừa thi vòng 2 kỳ thi tuyển công chức. Xin hỏi, thời hạn thông báo công khai kết quả tuyển dụng công chức là bao lâu? Nếu nhận được kết quả trúng tuyển thì tôi cần phải nộp hồ sơ gồm những gì?

Xả chất thải ra môi trường bị xử lý thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trên cả nước thời gian vừa qua xảy ra nhiều vụ lén lút xả chất thải ra môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân. Hành vi trên nếu bị phát hiện sẽ xử lý như thế nào?

Những hành vi nào được coi là bạo hành trẻ em?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo quy định hiện hành, trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

Vi phạm quy định về an toàn cung cấp thực phẩm bị xử lý thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Vũ Khiêm (Nam Định) hỏi: Vừa qua tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội xảy ra sự việc sinh viên phải ăn cơm canh thừa, thức ăn xuất hiện dị vật gây mất an toàn vệ sinh gây bức xúc dư luận. Vậy, hành vi vi phạm quy định về an toàn trong cung cấp thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?

Hàng xóm lắp camera sang nhà mình, phải xử lý ra sao?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Một bạn đọc trong quá trình sinh sống đã bị một người sống cùng xóm trọ cố tình quay lại các video về đời sống riêng tư từ camera an ninh cá nhân (hành vi diễn ra nhiều lần), sau đó chia sẻ qua mạng xã hội cho các cá nhân khác nhằm bôi nhọ nhân phẩm, danh dự. Bạn đọc đặt câu hỏi: "Hành vi của cá nhân trên có vi phạm pháp luật không và nếu vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào?"