Treo biển hiệu công ty có cần phải xin phép không?

Luật sư Lê Thị Thùy.
Luật sư Lê Thị Thùy.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội): Tôi mới thành lập công ty. Xin hỏi, treo biển công ty có cần phải xin phép không? Các yêu cầu đối với biển hiệu công ty?

- Luật sư Lê Thị Thùy - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội tư vấn: Căn cứ khoản 4 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Như vậy, doanh nghiệp có nghĩa vụ gắn tên tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện. Tên doanh nghiệp được gắn trên biển hiệu công ty, đây là nghĩa vụ bắt buộc.

Hiện nay, đối với biển hiệu chỉ bao gồm tên doanh nghiệp và số điện thoại, địa chỉ thì không cần làm giấy xin phép trừ trường hợp treo biển hiệu được quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Quảng cáo 2012. Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Quảng cáo 2012, việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có sẵn phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương trong những trường hợp: Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20m2 trở lên. Xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20m2 kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn. Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40m2 trở lên.

Như vậy, công ty không cần xin giấy phép treo biển hiệu khi mới thành lập trừ trường hợp xây dựng biển hiệu có diện tích một mặt trên 20m2 kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn.

Về nội dung biển hiệu, căn cứ Điều 34 Luật Quảng cáo 2012 quy định, biển hiệu phải có các nội dung sau: Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có); tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; địa chỉ, điện thoại.

Việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định tại Điều 18 của Luật Quảng cáo 2012, cụ thể: Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau: Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt. Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.

Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.

Kích thước biển hiệu được quy định như sau: Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 2m, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà. Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 1m, chiều cao tối đa là 4m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.

Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật Quảng cáo 2012 và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Bên cạnh đó, tại Điều 48 Nghị định 38/2021/NĐ-CP đã quy định về việc xử phạt khi có vi phạm về biển hiệu. Theo đó, phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ quan chủ quản trực tiếp; tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; địa chỉ, điện thoại. Sử dụng biển hiệu có kích thước không đúng theo quy định.

Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu. Không viết bằng chữ tiếng Việt mà chỉ viết bằng chữ tiếng nước ngoài trên biển hiệu. Thể hiện tên riêng, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ tiếng nước ngoài ở phía trên tên bằng chữ tiếng Việt trên biển hiệu. Thể hiện tên gọi, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ tiếng nước ngoài có khổ chữ quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt trên biển hiệu. Chiều cao của biển hiệu dọc vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

Phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa. Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng. Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu làm mất mỹ quan.

Đồng thời, buộc tháo dỡ biển hiệu theo quy định pháp luật.

Do vậy, để thuận tiện trong quá trình sản xuất, kinh doanh và không bị xử phạt, công ty bạn cần làm biển hiệu theo đúng quy định đã nêu ở trên.

Tin cùng chuyên mục

Lừa đảo qua mạng bị xử lý ra sao?

Lừa đảo qua mạng bị xử lý ra sao?

(PLVN) - Vừa qua, trên mạng xuất hiện nhiều người bị chiếm quyền điều khiển tài khoản Telegram, sau đó bị lừa chiếm đoạt hàng tỷ đồng. Vậy, hành vi sử dụng môi trường Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào?

Đọc thêm

Hành vi hủy hoại đất bị xử phạt thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Thế Bình (Bắc Giang) hỏi: Nắm bắt được nhu cầu mua đất màu để trồng trọt của nhiều hộ gia đình, một số hộ dân tại xã tôi đang sinh sống đã tự hạ thấp bề mặt đất bãi trồng màu để lấy đất màu bán kiếm tiền, làm thay đổi lớp mặt của đất không thể trồng cây được. Xin hỏi, hành vi hủy hoại đất của các hộ dân nêu trên bị xử phạt như thế nào? Có bị thu hồi đất không?

Đặt cọc mua nhà bằng ngoại tệ có hợp pháp ở Việt Nam?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Thế Anh (Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi có người nhà định cư tại nước ngoài và thường xuyên gửi ngoại tệ về cho gia đình. Tới đây, gia đình tôi dự định mua một căn nhà mới. Xin hỏi, khi mua nhà, tôi đặt cọc bằng ngoại tệ thì có được pháp luật cho phép không?

Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn: Nỗ lực bảo vệ trẻ em, phụ nữ bị xâm hại, bạo hành

Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn.
(PLVN) - Trên con đường thực hiện ước mơ của mình, luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng Luật sư Hạnh Nguyễn luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Có những vụ án, dù đã “đóng sổ” song luật sư Hạnh vẫn là chỗ dựa tinh thần, là “người mẹ”, giúp đứa trẻ bị tổn thương “chữa lành”.

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”
(PLVN) - Hơn 20 năm làm luật sư, cơ duyên của nghề đã đưa tôi đến với nhiều thân chủ là phụ nữ. Mỗi người có cuộc đời và hoàn cảnh khác nhau, nhưng chung một nỗi đau từ sự bạo hành trong hôn nhân

Thi tuyển công chức bao lâu thì có kết quả?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Lâm Bảo (Hà Nội) hỏi: Tôi vừa thi vòng 2 kỳ thi tuyển công chức. Xin hỏi, thời hạn thông báo công khai kết quả tuyển dụng công chức là bao lâu? Nếu nhận được kết quả trúng tuyển thì tôi cần phải nộp hồ sơ gồm những gì?

Xả chất thải ra môi trường bị xử lý thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trên cả nước thời gian vừa qua xảy ra nhiều vụ lén lút xả chất thải ra môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân. Hành vi trên nếu bị phát hiện sẽ xử lý như thế nào?

Những hành vi nào được coi là bạo hành trẻ em?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo quy định hiện hành, trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

Vi phạm quy định về an toàn cung cấp thực phẩm bị xử lý thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Vũ Khiêm (Nam Định) hỏi: Vừa qua tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội xảy ra sự việc sinh viên phải ăn cơm canh thừa, thức ăn xuất hiện dị vật gây mất an toàn vệ sinh gây bức xúc dư luận. Vậy, hành vi vi phạm quy định về an toàn trong cung cấp thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?

Hàng xóm lắp camera sang nhà mình, phải xử lý ra sao?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Một bạn đọc trong quá trình sinh sống đã bị một người sống cùng xóm trọ cố tình quay lại các video về đời sống riêng tư từ camera an ninh cá nhân (hành vi diễn ra nhiều lần), sau đó chia sẻ qua mạng xã hội cho các cá nhân khác nhằm bôi nhọ nhân phẩm, danh dự. Bạn đọc đặt câu hỏi: "Hành vi của cá nhân trên có vi phạm pháp luật không và nếu vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào?"

Trách nhiệm của chủ xe như thế nào khi cho người khác mượn xe gây tai nạn?

Trách nhiệm của chủ xe như thế nào khi cho người khác mượn xe gây tai nạn?
(PLVN) - Bạn Trần Lý (Hà Nội) hỏi: Em cho người bạn mượn xe máy, bạn điều khiển và chạy sai luật (đi ngược chiều) và va chạm với người đi bộ khiến người này bị gãy chân. Hiện bạn em phải chịu chi phí điều trị thời gian nằm viện cũng như phí bồi thường sau khi ra viện. Cho em hỏi, em là chủ xe thì có phải bồi thường hay bị ảnh hưởng gì không?