Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn: Nỗ lực bảo vệ trẻ em, phụ nữ bị xâm hại, bạo hành

Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn.
Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trên con đường thực hiện ước mơ của mình, luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng Luật sư Hạnh Nguyễn luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Có những vụ án, dù đã “đóng sổ” song luật sư Hạnh vẫn là chỗ dựa tinh thần, là “người mẹ”, giúp đứa trẻ bị tổn thương “chữa lành”.

Nỗ lực “biến” ước mơ thành hiện thực

-Thưa luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, cơ duyên nào đưa chị đến với nghề luật, trở thành luật sư? Nghề luật sư cao quý nhưng nhiều khó khăn và thách thách, bản thân chị đã nỗ lực vượt qua những khó khăn đó như thế nào?

Tôi thích trở thành luật sư từ khi còn là học sinh THCS (khoảng năm học lớp 8). Ước mơ của tôi bắt nguồn từ một bộ phim. Ngày ấy, trong dịp nghỉ hè, tôi được bố cho đi xem phim (tôi không nhớ tên phim nhưng là phim Mỹ), nhân vật chính là một nữ luật sư xinh đẹp, tài giỏi và sắc sảo. Từ đó, tôi nuôi ước mơ sau này sẽ làm luật sư.

Để trở thành luật sư, nếu thuận lợi vượt qua các kỳ thi, bạn sẽ mất từ 6 năm rưỡi đến 7 năm kể từ khi bước chân vào trường luật. Khi cầm được tấm thẻ luật sư trong tay, bạn tiếp tục phải nỗ lực, cố gắng rất nhiều mới có thể sống bằng nghề. Bởi với nghề luật sư, bạn phải luôn trau dồi kiến thức, kỹ năng hành nghề… Đã có không ít người có thẻ luật sư nhưng không hành nghề luật sư vì nhiều lí do, trong đó có việc không sống được bằng nghề. Chưa kể đến là khi bị thất bại (hoặc bị đe dọa) ngay từ những vụ/việc đầu tay khiến luật sư trẻ cảm thấy nản hoặc mất hứng thú (thậm chí là sợ) làm nghề.

Cá nhân tôi may mắn được tập sự và làm việc cùng người thầy là luật sư giỏi (cố luật sư Hà Đăng) nên tôi vượt qua được những khó khăn trên một cách không mấy khó khăn. Bởi ngoài sự chỉ dạy của thầy, bản thân tôi cũng phải cố gắng, nỗ lực học hỏi, trau dồi kiến thức, làm việc một cách nghiêm túc, đầy tâm huyết từ những ngày đầu tiên khi mới vào nghề.

-Được biết chị là một nữ luật sư luôn tích cực tham gia các hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo vệ trẻ em, phụ nữ bị xâm hại, bạo hành…. ?

Từ khi hành nghề luật, tôi đã tham gia TGPL cho những người yếu thế, trong đó có phụ nữ và trẻ em tại các Trung tâm TGPL thuộc Sở tư pháp Hà Nội. Sau này khi Luật TGPL có hiệu lực thì tôi không tham gia với các Trung tâm TGPL nữa mà tham gia với các tổ chức khác như: Trung tâm Phụ nữ và phát triển (thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam); Mạng lưới đối tác về bình đẳng giới (do Bộ lao động Thương binh &Xã hội tổ chức); Trung tâm tư vấn pháp luật và hỗ trợ kết hôn của Thành hội…

Từ khi tham gia cho đến nay, tôi không nhớ mình đã giúp được bao nhiêu người nhưng chắc chắn con số đó không nhỏ.

Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh.

Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh.

“Người mẹ” giúp đứa trẻ bị tổn thương “chữa lành”

-Quá trình hành nghề luật sư, bảo vệ trẻ em, phụ nữ bị xâm hại, bạo hành, vụ án nào khiến chị bị ám ảnh, đau lòng nhất? Chị đã làm những gì để giúp nạn nhân vượt qua được nỗi đau, nỗi ám ảnh, mạnh mẽ bước về phía trước?

Hầu như vụ án nào liên quan đến bị hại là trẻ em, phụ nữ bị bạo hành cũng là những vụ án đau lòng. Trong đó, vụ án khiến tôi ám ảnh nhiều nhất là vụ án cháu N (đã được đổi tên) bị chính bố ruột xâm hại.

Theo nội dung vụ án, bố của cháu N là người hay ghen, luôn cho rằng vợ không chung thủy. Mâu thuẫn liên tục xảy ra, bố mẹ cháu N ly hôn. Mẹ ra nước ngoài lao động, cháu N sống cùng bố. Khi N học lớp 8, người bố liên tục xâm hại con gái ruột của mình. Vụ việc chỉ được phát hiện khi cháu N bị bố đánh đập do “không phục vụ thú tính của ông ta tới nơi tới chốn”.

Khi vụ việc được phát hiện, cháu N phải chịu rất nhiều tổn thương, áp lực từ nhiều phía. Để bảo đảm an toàn, sức khỏe và tinh thần cho N, các tổ chức đoàn thể đã liên hệ với Trung tâm phụ nữ và phát triển tại Hà Nội, đưa cháu N và mẹ (từ nước ngoài về) đến lánh nạn tại Ngôi nhà bình yên.

Sau đó, Trung tâm đã gọi cho tôi. Tiếp nhận thông tin, tôi lập tức sắp xếp các công việc khác để tập trung cho vụ án này vì thời điểm đó, vụ án có nguy cơ bị “chìm xuồng”. Nhìn cô bé bằng tuổi con mình nhưng phải chịu nỗi đau về thể xác và tinh thần quá lớn, tôi quyết tâm theo đuổi vụ án đến cùng. Nhờ nỗ lực vượt qua mọi khó khăn cùng sự vào cuộc tích cực của các cơ quan tố tụng, cuối cùng người bố đồi bại đã bị đưa ra xét xử.

Tôi cùng với Trung tâm đã tư vấn cho hai mẹ con bé ở lại Hà Nội. Trung tâm cũng liên hệ, tìm việc làm cho mẹ bé, còn bé được đi học tại một trường THCS ở Hà Nội. Sau thời gian đủ để an toàn, 2 mẹ con bé trở về quê nhà sống. Những tưởng cô bé ấy có thể khép lại nỗi đau, tiếp tục đến trường, sống cuộc sống bình thường như bao bạn bèn cùng trang lứa. Nhưng không, bi kịch lại xảy ra với cô bé. Hai mẹ con bị gia đình nhà nội dùng những lời lẽ cay nghiệt làm tổn thương lần thứ hai.

Liên tiếp bị tổn thương, cô bé ấy có tâm lý buông xuôi, sống buông thả, bỏ học vì cuộc đời em không còn ý nghĩa gì. Biết tin, tôi liên tục phải động viên, khuyên nhủ cô bé. Đồng thời, tôi liên hệ với nhiều trung tâm, tổ chức hướng nghiệp, dạy nghề tại Hà Nội để bé ra đây học nghề. Rời xa nơi gây ra bao tổn thương cho mình, cô bé đã vượt qua được nỗi đau, sự ám ảnh, bắt đầu một cuộc đời mới.

Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại một trường học.

Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại một trường học.

-Có khi nào chị bị người nhà bị cáo trong các vụ án trên đe dọa, hành hung không? Bản thân chị đã làm gì để vượt qua được nỗi sợ, tiếp tục theo đuổi nghề luật sư, làm những việc có ích cho cuộc đời?

Bị hành hung thì tôi chưa gặp nhưng bị đe dọa thì có. Trong một vụ án hình sự, tôi bảo vệ cho bị hại (tại một huyện ngoại thành của Hà Nội hơn 10 năm trước). Hôm đó, người nhà bị cáo đứng vây xung quanh phòng xử án, cố tình nói to để đe dọa tôi: “Lát ra cổng thì không có đường về”, “Oắt con thế này cái đấm thì thiếu, cái đá thì thừa”… Khi nghe những điều đó tôi cũng sợ (vì tôi đi 1 mình). Nhưng rất nhanh, tôi lấy lại bình tĩnh, tập trung vào việc bảo vệ thân chủ của mình.

Sau phiên tòa, tôi đề nghị lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp bảo vệ tôi cho đến khi tôi đã an toàn trong xe và ra khỏi tòa. Theo tôi, mình không nên gây hiềm khích hoặc sử dụng lời lẽ, hành động gây bức xúc cho đối phương thì sẽ không có ai đe dọa mình cả.

-Theo chị, làm sao để có thể hạn chế, giảm thiểu các vụ án xâm hại, bạo hành trẻ em và phụ nữ? Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật có tác dụng tích cực như nào đối với việc ngăn ngừa các vụ án nêu trên?

Theo tôi, trước hết cần nâng cao nhận thức của phụ nữ và trẻ em về hậu quả của việc xâm hại, bạo hành. Một trong số các biện pháp để nâng cao nhận thức là việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật dưới nhiều hình thức, làm sao cho việc tiếp thu kiến thức pháp luật một cách tự nhiên nhất. Ví dụ: Tổ chức các phiên tòa giả định, thông qua các vở kịch, phim truyện hoặc các clip đăng tải trên các trang mạng xã hội…

Trong các buổi tuyên truyền pháp luật với số lượng người nghe lớn, báo cáo viên phải là người có kiến thức chuyên môn sâu kèm theo việc minh họa thực tế sẽ thu hút được sự chú ý của người nghe, từ đó mới đem lại hiệu quả cao.

Theo tôi, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật sẽ giữ vai trò quan trọng nhất trong số cá biện pháp nhằm hạn chế các vụ án xâm hại, bạo hành trẻ em và phụ nữ. Bên cạnh đó, cần nâng cao kỹ năng làm cha, mẹ trong cách nuôi, dạy con cái (việc này cũng cần phải được học để trở thành kỹ năng chứ không nên làm theo bản năng); Nhà trường cũng là nơi vô cùng quan trọng trong việc trang bị cho trẻ kiến thức và kỹ năng phòng, tránh xâm hại…

Cảm ơn luật sư đã chia sẻ!

Tin cùng chuyên mục

Luật sư Chu Quỳnh Vương.

Bảo đảm quyền lợi khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nằm trong quy hoạch?

(PLVN) - Bạn đọc Minh Phúc (Hà Nội): Tôi vừa ký hợp đồng chuyển nhượng 1 thửa đất tại huyện Đông Anh vào đầu tháng 10 năm 2024, đang làm thủ tục sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai thì phát hiện thửa đất nằm trong quy hoạch, có khả năng sẽ bị thu hồi để mở rộng đường. Xin hỏi, trong trường hợp này tôi phải làm gì để bảo đảm quyền lợi của mình?

Đọc thêm

Đua xe trái phép gây tai nạn chết người phạt bao nhiêu năm tù?

Luật sư Đoàn Thị Ánh Hồng - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội.
(PLVN) - Bạn đọc Vũ Sáu (Hà Nội) hỏi: Gần đây tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu, Hà Nội một nhóm thanh, thiếu niên đi xe thành đoàn, phóng nhanh, lạng lách đã đâm và làm một người đi đường tử vong tại chỗ. Vụ việc gây bức xúc trong dư luận. Xin hỏi, hành vi đua xe trái phép gây tai nạn chết người phạt bao nhiêu năm tù?

Hành vi hủy hoại đất bị xử phạt thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Thế Bình (Bắc Giang) hỏi: Nắm bắt được nhu cầu mua đất màu để trồng trọt của nhiều hộ gia đình, một số hộ dân tại xã tôi đang sinh sống đã tự hạ thấp bề mặt đất bãi trồng màu để lấy đất màu bán kiếm tiền, làm thay đổi lớp mặt của đất không thể trồng cây được. Xin hỏi, hành vi hủy hoại đất của các hộ dân nêu trên bị xử phạt như thế nào? Có bị thu hồi đất không?

Đặt cọc mua nhà bằng ngoại tệ có hợp pháp ở Việt Nam?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Thế Anh (Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi có người nhà định cư tại nước ngoài và thường xuyên gửi ngoại tệ về cho gia đình. Tới đây, gia đình tôi dự định mua một căn nhà mới. Xin hỏi, khi mua nhà, tôi đặt cọc bằng ngoại tệ thì có được pháp luật cho phép không?

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”
(PLVN) - Hơn 20 năm làm luật sư, cơ duyên của nghề đã đưa tôi đến với nhiều thân chủ là phụ nữ. Mỗi người có cuộc đời và hoàn cảnh khác nhau, nhưng chung một nỗi đau từ sự bạo hành trong hôn nhân

Thi tuyển công chức bao lâu thì có kết quả?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Lâm Bảo (Hà Nội) hỏi: Tôi vừa thi vòng 2 kỳ thi tuyển công chức. Xin hỏi, thời hạn thông báo công khai kết quả tuyển dụng công chức là bao lâu? Nếu nhận được kết quả trúng tuyển thì tôi cần phải nộp hồ sơ gồm những gì?

Xả chất thải ra môi trường bị xử lý thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trên cả nước thời gian vừa qua xảy ra nhiều vụ lén lút xả chất thải ra môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân. Hành vi trên nếu bị phát hiện sẽ xử lý như thế nào?

Những hành vi nào được coi là bạo hành trẻ em?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo quy định hiện hành, trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

Vi phạm quy định về an toàn cung cấp thực phẩm bị xử lý thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Vũ Khiêm (Nam Định) hỏi: Vừa qua tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội xảy ra sự việc sinh viên phải ăn cơm canh thừa, thức ăn xuất hiện dị vật gây mất an toàn vệ sinh gây bức xúc dư luận. Vậy, hành vi vi phạm quy định về an toàn trong cung cấp thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?

Hàng xóm lắp camera sang nhà mình, phải xử lý ra sao?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Một bạn đọc trong quá trình sinh sống đã bị một người sống cùng xóm trọ cố tình quay lại các video về đời sống riêng tư từ camera an ninh cá nhân (hành vi diễn ra nhiều lần), sau đó chia sẻ qua mạng xã hội cho các cá nhân khác nhằm bôi nhọ nhân phẩm, danh dự. Bạn đọc đặt câu hỏi: "Hành vi của cá nhân trên có vi phạm pháp luật không và nếu vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào?"