Giáo viên dạy lái xe dùng bằng giả: “Lỗ hổng” trong đào tạo

Hình minh họa.
Hình minh họa.
(PLVN) - Việc cơ quan chức năng vừa qua phát hiện hàng chục giáo viên dạy lái xe sử dụng bằng cấp, chứng chỉ không hợp pháp đã để lộ những “lỗ hổng” trong công tác quản lý, đào tạo đội ngũ giáo viên dạy lái xe cũng như công tác thi sát hạch, cấp giấy phép lái xe hiện nay. 

Vi phạm do áp lực thiếu giáo viên dạy nghề?

Gần đây, công tác quản lý đào tạo và sát hạch lái xe ô tô đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các cấp, các ngành. Tuy nhiên, những lỗ hổng trong công tác đào tạo sát hạch lái xe ô tô lại liên tục xuất hiện. 

Điển hình gần đây nhất, Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa kiểm tra và phát hiện có 83 giáo viên trong 5 trường, cơ sở dạy lái xe tại TP HCM sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả. 

Các trường hợp vi phạm tại TP HCM bao gồm: tại Trung tâm dạy nghề lái xe Tiến Phát có 5/5 giáo viên không đủ điều kiện là giáo viên thực hành do sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả; Trung tâm dạy nghề lái xe Hiệp Phát có 38/44 giáo viên sử dụng văn bằng hoặc chứng chỉ giả không đủ điều kiện tham gia dạy thực hành lái xe; Trường dạy nghề tư thục lái xe Thế Giới có 1 người (trong số 7 giáo viên) sử dụng chứng chỉ giả và không đủ điều kiện tham gia dạy thực hành lái xe; Trường dạy nghề tư thục lái xe Sài Gòn có 10/12 giáo viên sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả; Trường dạy lái xe Thống Nhất có 29 giáo viên sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả…

Trước đó, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Đắk Nông cũng ban hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe đối với 12 giáo viên dạy tại 2 cơ sở đào tạo lái xe.

Trong đó, có 8 giáo viên ở Trung tâm dạy nghề tư thục Đại Lợi (TX Gia Nghĩa) và 4 giáo viên của Công ty TNHH Giáo dục nghề nghiệp Nam Tây Nguyên (xã Đắk Wer, Đắk R’lấp).

Lý do thu hồi chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe là vì có hành vi gian dối, sử dụng bằng tốt nghiệp THPT và chứng chỉ sư phạm dạy nghề không hợp pháp để hợp thức hóa hồ sơ.

Sau khi thu hồi giấy chứng nhận, Sở này đã chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị chức năng chấm dứt ký hợp đồng giảng dạy thực hành lái xe đối với các giáo viên dùng bằng giả.

Lý giải về tình trạng nhiều giáo viên lái xe sử dụng văn bằng giả, trả lời báo chí, ông Bùi Hòa An - Phó Giám đốc Sở GTVT TP HCM cho biết, từ năm 2016 - 2018, nhu cầu học lái xe tăng đột biến, trong khi số lượng các cơ sở đào tạo lái xe lại bị hạn chế do quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo lái xe 2016 - 2020 (hiện nay đã được bãi bỏ), dẫn đến việc nhiều cơ sở đào tạo lái xe bị quá tải.

Áp lực bổ sung đội ngũ xe tập lái, giáo viên dạy thực hành lái xe để tăng lưu lượng đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân đã dẫn đến việc nhiều cơ sở đào tạo lái xe buông lỏng công tác xác minh, rà soát đối với đội ngũ giáo viên của đơn vị.

Cần chú trọng tiêu chí đạo đức 

Câu chuyện 83 giáo viên dạy lái xe tại TP HCM bị phát hiện sử dụng bằng cấp, chứng chỉ giả để tham gia đào tạo tại các trung tâm sát hạch khiến dư luận bức xúc. Chị Thúy Hường (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Nếu giáo viên không giỏi, không qua trường lớp đào tạo bài bản thì khó có thể truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm cho học viên.

Hậu quả là vẫn còn tình trạng nhiều người sử dụng bằng giả, học qua loa, tìm cách “chạy chọt” để vượt qua các kỳ thi sát hạch. Theo tôi, các cơ quan chức năng cần siết chặt công tác quản lý cũng như nhanh chóng đưa ra những giải pháp phù hợp để cải thiện chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe ô tô”.

“Người đi dạy mà lại dùng bằng giả thì liệu học trò có năng lực thật, bằng thật hay không? Lái xe là một việc đòi hỏi độ chính xác và an toàn cao, vì khi tài xế điều khiển phương tiện trên đường, họ không chỉ bảo đảm tính mạng cho bản thân mà còn phải quan tâm tới rất nhiều phương tiện khác đang lưu thông cùng. Hành động này thật đáng lên án!”, một người dân tại Cầu Giấy, Hà Nội bày tỏ.

Còn anh Trọng Thế, tài xế taxi cho rằng: “Theo tôi, thầy dạy lái xe ngoài việc giỏi về chuyên môn thì cần có một nền tảng đạo đức để hướng dẫn và truyền dạy cho các học viên những kỹ năng, ứng xử cần thiết khi tham gia giao thông.

Người giáo viên dạy lái xe trước tiên cần tuyệt đối nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật về bằng cấp, chứng chỉ và đạo đức khi tham gia tuyển dụng, đào tạo. Nhất là, việc nói không với chứng chỉ, bằng cấp giả cũng là cách để thể hiện sự trung thực không chỉ với xã hội và còn là trách nhiệm, đạo đức của người làm thầy”.

Trước tình trạng hàng loạt cơ sở đào tạo lái xe dùng bằng giả để dạy học, ông Nguyễn Vũ Hạnh Phúc - Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông TP HCM cũng thông tin với báo chí rằng, trong đào tạo cấp phép lái xe ngoài kinh nghiệm còn phải dạy về đạo đức trong quá trình lái xe.

“Cái đó cũng rất quan trọng, bởi người cầm lái ngoài đảm bảo quy định trật tự an toàn giao thông người dân còn phải có văn hóa giao thông, đạo đức khi lái xe. Lực lượng thầy giáo trước tiên phải tuân thủ quy định pháp luật, sau đó mới có thể đào tạo ra các học viên tuân thủ quy định và có văn hóa, đạo đức người cầm lái được” - ông Phúc cho hay.

Trả lời báo chí, ông Bùi Hòa An - Phó Giám đốc Sở GTVT TP HCM cho biết, vấn đề thâm niên, kinh nghiệm là một yếu tố cốt lõi để người giáo viên dạy thực hành truyền đạt kỹ năng lái xe cho học viên. Chính vì quan điểm đặt nặng kỹ năng dạy thực hành lái xe như vậy nên nhiều cơ sở đào tạo dường như xem nhẹ đối với các tiêu chuẩn khác của người giáo viên.

Thực tế có những người thiếu một số chứng chỉ nhưng lại rất giỏi về kỹ năng lái xe, truyền đạt cho người khác. Ví dụ bằng trung cấp, cao đẳng họ đáp ứng đủ, nhưng lại thiếu bằng tin học... nên họ đi mua giấy tờ giả để đầy đủ hồ sơ mà trường yêu cầu. Như 83 giáo viên sử dụng bằng cấp giả mới phát hiện vừa qua, họ đã mua một số loại giấy tờ như trên. 

Đọc thêm

Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong Quý I/2024

Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong Quý I/2024
(PLVN) - Dựa trên những kết quả đã đạt được năm 2023 và căn cứ yêu cầu thực tiễn đối với tình hình mới của năm 2024, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu đã đề ra trong những tháng đầu năm 2024.

2 xe khách giường nằm va chạm: 18 người thương vong

Hiện trường vụ tai nạn.
(PLVN) -  Đến khoảng 8h30’ sáng 30/4, cơ quan chức năng bước đầu xác định có 18 người thương vong trong vụ tai nạn giữa 2 xe khách xảy ra vào khoảng 3h sáng cùng ngày, tại quốc lộ 25 đoạn giao nhau với đường Hồ Chí Minh (tuyến tránh qua huyện Chư Sê, Gia Lai).

Bổ sung biển báo, biển chỉ dẫn giao thông tại TP Lào Cai

Bổ sung biển báo, biển chỉ dẫn giao thông tại TP Lào Cai
(PLVN) - Nhằm đảm bảo an toàn, thuận lợi cho người và phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt là giúp khách du lịch tránh khỏi những tình huống vi phạm khi tham gia giao thông, Công an thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) phối hợp với UBND thành phố và đơn vị quản lý đường bộ bổ sung các biển báo trên một số tuyến đường trên địa bàn thành phố Lào Cai.

Hà Nội: Thông báo các điểm tập kết, trông giữ phương tiện phục vụ nhân dân vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội: Thông báo các điểm tập kết, trông giữ phương tiện phục vụ nhân dân vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng ngừa ùn tắc, phục vụ Nhân dân và du khách đến thăm, viếng tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các di tích lân cận, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan thống nhất tổ chức 05 địa điểm tập kết, trông giữ phương tiện.

Đường dẫn cao tốc “bịt” đường dân sinh tại Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà đề nghị làm đường gom dân sinh mới

Đường giao thông nông thôn phục vụ đi lại và sản xuất của hơn 50 hộ dân bị đường dẫn cao tốc cắt ngang. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Trong quá trình thi công đường dẫn lên cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi), do thiếu sót trong quá trình khảo sát ban đầu, đường giao thông nông thôn bị cắt ngang. Hàng chục hộ dân ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có đơn phản ánh, đề nghị giải quyết để không ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.