Ước mơ lên bờ của xóm vạn đò cuối cùng ở Huế

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Cách thành phố Huế chừng 7km, vùng đất Thủy Phú, xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi hợp lưu của hai con sông Bồ và sông Hương. Đã gần 40 năm nay, nơi đây vẫn còn tồn tại một xóm vạn đò côi cút giữa vùng sông nước của 20 hộ dân với hơn 120 nhân khẩu.

Luẩn quẩn đói nghèo

Xóm vạn đò nằm khuất sau những “núi” cát cao ngất, nơi đây có hơn chục con đò nép mình bên bến sông. Những chiếc đò ấy cũng là những căn nhà mà cư dân sinh sống. Sau bao cuộc di dân lên bờ, nhiều cư dân thủy diện ở các nhánh sông trên địa bàn Thừa Thiên - Huế đã lần lượt được lên bờ tái định cư, duy chỉ còn xóm vạn đò Thủy vẫn còn “mắc kẹt” trên chiếc thuyền gần nửa thế kỷ nay.

Thấy chúng tôi, bà Lê Thị Lồng (80 tuổi) mời chúng tôi vào “căn nhà” xập xệ, cũ kỹ của gia đình, bà cho hay, đã hơn nửa thế kỷ nay, trên khoang thuyền chật hẹp chưa đến 10m2 là nơi 7 thành viên trong gia đình bà sinh sống. Tất cả sinh hoạt đều quanh quẩn trên chiếc thuyền nhỏ. “Cuộc sống của chúng tôi cơ cực lắm, nhất là mùa mưa bão sắp tới đây, khi nước lũ trên sông dâng lên chúng tôi lại phải đẩy thuyền lên để nước không vào trong thuyền. Mùa mưa, cũng như mùa nắng, bao đời con cháu vẫn phải bám trụ sống trên thuyền. Muốn lên bờ cũng chịu vì đất đâu mà lên bây giờ…”- bà Lồng tâm sự.

Trên chiếc thuyền nhỏ, đồ đạc, áo quần giăng, mắc khắp nơi, ngồi lặng nhìn hồi lâu ra quãng sông trước mạn thuyền, ông Trần Bí cho biết, ông nối nghiệp cha từ con thuyền nhỏ, 19 tuổi, ông lấy vợ sinh con. Giờ con cái nhiều đứa đã ra riêng nhưng đa phần đều gắn với nghiệp chài lưới. Gia đình tui ở đến nay đã là đời thứ 4, sinh con, đẻ cháu cũng trên chiếc đò. Hồi trước giải phóng, chỉ có vài hộ đến định cư ở đây mà thôi, giờ đã lên mấy chục hộ.

Nhiều đời nay, người dân vạn đò Thủy Phú sống phụ thuộc vào từng mẻ lưới. Cuộc sống nay đây, mai đó nên trừ lũ trẻ, còn lớp trung niên, người già xóm vạn chài đều mù chữ. Trong mấy chục hộ dân vạn đò Thủy Phú, chỉ có được vài hộ may mắn lắm, cha mẹ vất vả làm ăn, cho con kiếm được cái chữ, có đứa gắng lắm cũng chỉ xong bậc trung học cơ sở là thôi, đành ở nhà phụ giúp cha mẹ kiếm kế mưu sinh.

“Ban đêm đi bỏ lừ, ban ngày ai có sức khỏe thì xúc cát thuê nhưng nhiều lắm cũng chỉ kiếm được 100 - 150 ngàn đồng/ngày. Bây giờ bữa ăn hàng ngày còn không lo được, lấy đâu ra tiền để cho con cái học lên…”- ông Trần Bí buồn rầu nói.

Không những thiếu thốn đủ bề mà cuộc sống của bà con cư dân vạn đò nơi đây còn khốn khổ về vấn đề vệ sinh. Bao nhiêu rác thải trên bờ đều chảy về khu vực này khiến người dân luôn sống trong môi trường ô nhiễm. “Hàng ngày chỉ có nước uống và nấu nướng thì lên xin dùng nhờ nhà những hộ dân ở phía trên đường. Còn lại, mọi sinh hoạt tắm rửa, giặt giũ, rửa rau,... đều sử dụng nước sông”- bà Lồng kể.

Khát vọng lên bờ

Được lên bờ là khát vọng chung của những hộ dân vạn đò nơi đây. Bà Lê Thị Lồng năm nay đã bước qua cái tuổi xưa nay hiếm tâm sự: “Người dân xóm đò chúng tôi chỉ khao khát một ngày được chính quyền địa phương tạo điều kiện để được lên bờ. Gần như cả cuộc đời tôi đã gắn chặt với sông nước nơi đây, giờ chỉ mong cho tất cả gia đình xóm cư dân vạn đò Thủy Phú không phải sống trong cảnh khổ sở như tôi đã từng sống. Có lên được trên bờ thì thế hệ sau mới khá lên được. Con cái có điều kiện học hành, không lo môi trường sống ô nhiễm và không còn cảnh thấp thỏm, lo lắng về mùa mưa”.

Ông Cao Thắng - Trưởng thôn Thủy Phú cho hay, tại các cuộc tiếp xúc cử tri, chúng tôi cũng đã nhiều lần kiến nghị các cấp chính quyền về mong mỏi được lên bờ của bà con, nhưng đến nay vẫn chưa thấy gì.

Ông Trần Quốc Thắng, Chủ tịch UBND xã Hương Vinh cho biết, xã đã quy hoạch đất tái định cư rồi nhưng việc đưa bà con ở xóm vạn đò Thủy Phú lên bờ tái định cư là vấn đề lớn, ngoài khả năng của xã; do nguồn kinh phí dự kiến cần trên 3 tỷ đồng. “Hiện quy hoạch đất đã có, chính quyền thị xã Hương Trà cùng các đơn vị liên quan cũng đã làm việc với địa phương và bà con về chủ trương trên; tuy nhiên vẫn chưa biết khi nào thực hiện được”.

“Đa số cư dân xóm vạn đò không biết chữ, vì thế công tác quản lý hộ nhân khẩu cũng khó khăn, sinh con ra họ cũng không đăng kí giấy khai sinh, thậm chí có những người 40-50 tuổi vẫn không có giấy khai sinh. Chính quyền địa phương đã làm mọi cách và tạo điều kiện để bà con ở đây có thể làm giấy khai sinh, đăng ký hộ khẩu để cho con em có thể đến trường. Thế nhưng, các thế hệ trẻ sau này được đi học đến một giai đoạn nào đó rồi cũng phải nghỉ học giữa chừng vì cuộc sống quá khó khăn, chỗ ở không cố định”- ông Thắng cho biết thêm. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.