Tỉnh Bình Dương làm ngơ chỉ đạo của Phó Thủ tướng?

Người lao động bức xúc, lo lắng cuộc sống của mình và gia đình sẽ thế nào khi các lò gạch Hoffman bị “khai tử”
Người lao động bức xúc, lo lắng cuộc sống của mình và gia đình sẽ thế nào khi các lò gạch Hoffman bị “khai tử”
(PLO) -  Sau khi Báo PLVN phản ánh việc Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương có quyết định  khiến một số doanh nghiệp trên địa bàn điêu đứng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu UBND tỉnh xem xét giải quyết các khiếu nại. Tiếp đó, các Bộ, ngành Trung ương cũng “vào cuộc”, nhưng đến nay tình hình vẫn chưa mảy may biến chuyển. 
Ngày 30/6/2014, UBND tỉnh Bình Dương tập trung lực lượng đến các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất gạch bằng công nghệ Hoffman trên địa bàn để tiến hành cưỡng chế. Quyết định này khiến 200 doanh nghiệp cũng như hàng vạn lao động bức xúc bởi liên quan đến việc này, ngày 18/6/2014 (cùng ngày PLVN đăng bài “Chủ tịch tỉnh Bình Dương bị tố “khai tử” hàng loạt doanh nghiệp”), Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 4515/VPCP-KTN thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc UBND tỉnh Bình Dương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và quy định của pháp luật về khiếu nại của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất gạch bằng công nghệ Hoffman trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bất chấp ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, tỉnh này vẫn tiếp tục cưỡng chế.
“Mũ ni che tai”?
Sau khi xảy ra sự việc, hơn 200 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất gạch tiếp tục gửi đơn kiến nghị, khiếu nại lên các cấp, ngành Trung ương về cách làm không thấu tình, đạt lý của ông Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung khi ra quyết định bắt buộc các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất phải chấm dứt hoạt động. 
Ngày 2/7/2014, Thanh tra Chính phủ có Văn bản số 2492/TDXLĐ-XLĐ về việc nhận được đơn của ông Bùi Trí Dũng cùng đại diện của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất gạch đất sét nung theo công nghệ Hoffman tại tỉnh Bình Dương. Cơ quan này chuyển nội dung đơn khiếu nại đến UBND tỉnh Bình Dương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Tiếp đến, ngày 1/8/2014 đến lượt Thanh tra Bộ Xây dựng lại ra Văn bản số 422/TTr-KNTC về việc chuyển đơn của 200 doanh nghiệp sản xuất gạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến UBND tỉnh này. “Để ổn định tình hình kinh tế, xã hội tại địa phương và đảm bảo cuộc sống của người lao động tại các doanh nghiệp, tránh khiếu kiện vượt cấp, Thanh tra Bộ Xây dựng chuyển đơn và đề nghị UBND tỉnh Bình Dương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền” – văn bản của Thanh tra Bộ Xây dựng lưu ý.
Tuy nhiên, “mũ ni che tai”, chính quyền tỉnh Bình Dương vẫn không có văn bản trả lời và xem như không có chuyện gì xảy ra dù các doanh nghiệp đang “rên xiết”. 
“Chỉ nói suông”
Theo UBND tỉnh Bình Dương, địa phương đã thực hiện theo đúng lộ trình của Chính phủ. Cụ thể, Bình Dương đã có chủ trương không đầu tư xây dựng các lò gạch Hoffman từ năm 2010, khuyến khích chuyển đổi từ lò thủ công sang lò Tuynel và đã thông báo chủ trương của tỉnh đến các cơ sở sản xuất, chứ không phải năm 2014 mới có thông báo. Điều này đồng nghĩa với việc tỉnh đã làm đúng lộ trình chứ không phải cố tình muốn đóng cửa hàng trăm doanh nghiệp (?!). 
Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất cực lực phản bác ý kiến này. “Họ nói một đằng nhưng thực ra làm một nẻo, bởi vì các quyết định, văn bản đó chúng tôi không hề hay biết. Đến khi tỉnh ra quyết định “khai tử” hơn 200 doanh nghiệp thì đã cận kề ngày họ đưa lực lượng đến cưỡng chế (30/6/2014), chúng tôi trở tay không kịp. Chúng tôi có nhiều lần viết đơn kêu cứu cũng không thấy họ trả lời. Làm như vậy có được không?” - bà Bùi Thị Ngọc Ánh, chủ một cơ sở sản xuất gạch ở Bình Dương bức xúc nói.
Ông Hoàng Văn Khuê, Chủ DNTN Thuận Thuận Phát ở thị xã Tân Uyên trình bày: Năm 2009, tỉnh Bình Dương cho xây dựng thí điểm lò Hoffman tại Công ty TNHH một thành viên Việt Linh ở huyện Phú Giáo. Sau thời gian vận hành sản xuất, công nghệ Hoffman đã được cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đánh giá đạt yêu cầu. Thấy công nghệ Hoffman phù hợp với quy mô hoạt động nhỏ lẻ, được cơ quan chức năng khuyến khích nên các doanh nghiệp, cơ sở mới mạnh dạn đầu tư, học hỏi, áp dụng. “Từ đó đến nay, tỉnh không nói năng gì. Đến nay tỉnh bất ngờ ra quyết định cưỡng chế, như vậy là “chơi khăm” chúng tôi” - ông Khuê bộc bạch.
Do thời gian quá ngắn nên hầu hết các doanh nghiệp đều đang vướng nợ ngân hàng. Chủ doanh nghiệp nợ ít thì 1-2 tỷ đồng, nhiều thì khoảng 3 tỷ đồng trở lên. “Thử hỏi, trong ngần ấy thời gian thì làm sao chúng tôi có thể thu hồi vốn để trả nợ cho ngân hàng được. Trong khi số phận cơ sở mình chưa biết ra sao thì lãi suất ngân hàng vẫn tăng lên từng ngày. Còn trang thiết bị sản xuất, nếu bị thanh lý thì chỉ đem bán sắt vụn” - ông Nguyễn Thanh Quân, chủ một cơ sở gạch trăn trở.
Ông Bùi Chí Dũng – chủ lò gạch Thạch Anh, xã Hội Nghĩa, thị xã Tân Uyên thì than thở: “Chính quyền thí điểm công gần 10 tỷ đồng đầu tư lò Hoffman, sản xuất chưa bao lâu, chưa thu hồi vốn, giờ phải phá lò, tiếc đứt ruột. Chính chủ trương “tiền hậu bất nhất” của cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã làm khổ chúng tôi”. 
Nhiều chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gạch Hoffman khác cũng tỏ ra bức xúc và nghi ngờ có điều khuất tất trong các văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương. Họ cho rằng, phải chăng tỉnh Bình Dương quyết “khai tử” bằng được lò gạch Hoffman vì lợi ích của các doanh nghiệp sản xuất gạch Tuynel?

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Chuyển đổi số ngành Thuế: Định vị top đầu

Ngành Thuế là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số của Bộ Tài chính. (Nguồn: ITN)
(PLVN) - Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa (CCHĐH) ngành Thuế đến năm 2030. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững vị trí hàng đầu.

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.