Đánh thuế túi nilon thế nào để bảo vệ môi trường?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Góp ý với Bộ Tài chính về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, đề xuất phương thức đánh thuế túi nilon nhằm thực sự bảo vệ môi trường.

Thuế bảo vệ môi trường là một dạng công cụ kinh tế nhằm điều chỉnh hành vi của người dân và doanh nghiệp trong việc sử dụng một số loại hàng hóa có nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường. So với nhiều công cụ để bảo vệ môi trường khác như quy chuẩn kỹ thuật, quy định cấm hay một số công cụ hành chính khác, VCCI cho rằng việc sử dụng công cụ chính sách là thuế bảo vệ môi trường có nhiều ưu điểm hơn.

Tuy nhiên, các chuyên gia của VCCI cho rằng, để bảo đảm tác dụng góp phần bảo vệ môi trường của loại thuế này, khi xác định mặt hàng chịu thuế và mức thuế thì cần nghiên cứu kỹ hơn các yếu tố như  tác động môi trường của việc tiêu dùng, thải bỏ sản phẩm, khả năng tái sử dụng, tái chế của sản phẩm đó và sự sẵn có của hàng hóa thay thế thân thiện với môi trường hơn.

“Các yếu tố khác như bảo đảm nguồn thu ngân sách hay thực hiện các cam kết quốc tế không mang tính bắt buộc cũng cần được cân nhắc, nhưng không phải là trọng tâm” – văn bản của VCCI gửi Bộ Tài chính nhận định.

Trên quan điểm đó, liên quan đến việc đánh thuế đối với túi nilon, các chuyên gia đã dẫn ra thông tin tại Báo cáo tổng kết thi hành Luật Thuế bảo vệ môi trường để chỉ ra thực trạng là mức thuế suất đối với túi nilon (nhựa PE) hiện nay chưa có nhiều tác dụng thay đổi hành vi của người tiêu dùng trong việc sử dụng túi nilon. Ví dụ, trong hoạt động bán lẻ tại siêu thị, cửa hàng và chợ, hầu hết người bán lẫn người mua vẫn sử dụng rất nhiều túi nilon mà không hề e ngại về chi phí. Mặc dù một số nơi đã chuyển sang sử dụng túi giấy hoặc các loại túi nilon có thể tái sử dụng, tái chế, nhưng vẫn chưa phổ biến.

Tác động môi trường của việc sử dụng túi nilon nói riêng hay các sản phẩm nhựa nói chung đã rất rõ ràng. Sản phẩm thay thế túi nilon như túi giấy hoặc các loại vật đựng dùng nhiều lần cũng khá phổ biến. Do đó, việc điều chỉnh mức thuế đối với túi nilon là có cơ sở.

Tuy nhiên, khả năng tái chế, tái sử dụng của mỗi loại sản phẩm này khác nhau. Ví dụ, các loại túi nilon mỏng thì hầu như không thể tái chế, khả năng tái sử dụng cũng thấp. Các loại túi nilon dày hơn và đựng đồ sạch thì có thể tái sử dụng, tái chế dễ hơn.

“Vô hình trung, cách đánh thuế hiện nay dựa trên khối lượng túi sẽ dẫn đến tình trạng sản xuất nhiều hơn các loại túi nilon mỏng, còn các loại túi nilon dày lại phải chịu thuế cao hơn. Đây là cách đánh thuế chưa thực sự phù hợp vì loại túi nilon mỏng gây tác hại lớn hơn đến môi trường” – VCCI nhận định.

Kinh nghiệm của nhiều quốc gia khác cũng cho thấy việc đánh thuế dựa trên số lượng túi sẽ có tác dụng tốt hơn trong việc bảo vệ môi trường. Cách đánh thuế này có nhược điểm là hành thu sẽ khó hơn do các hóa đơn, hợp đồng mua bán túi nilon đều dựa trên khối lượng. Do đó, cần thực hiện thêm một thao tác để quy đổi từ khối lượng sang số lượng túi nilon.

Từ đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi Hồ sơ theo hướng nghiên cứu phương pháp đánh thuế dựa trên số lượng túi nhằm đạt được hiệu quả bảo vệ môi trường cao hơn. Đồng thời, nghiên cứu việc đánh thuế một số sản phẩm nhựa plastic khác cũng có nguy cơ tác động lớn đến môi trường như nhựa poly styren dùng làm hộp xốp, thìa nhựa dùng một lần đựng thực phẩm. Bên cạnh đó, cần bổ sung các thông tin về tác động môi trường, khả năng tái chế, tái sử dụng và hàng hóa thay thế trong phần thuyết minh lý do điều chỉnh thuế.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam quyết tâm gỡ “thẻ vàng” IUU trong năm 2024. (Ảnh minh họa: CTV)

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' IUU của EC

(PLVN) - Ngày 18/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã họp với các đơn vị liên quan để thực hiện kế hoạch của Chính phủ chỉ đạo làm việc với Đoàn thanh tra Ủy ban Châu Âu (EC) về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) lần 5.

Đọc thêm

Ba kịch bản tăng trưởng điện trong năm 2025

Bảo đảm đủ điện trong mọi tình huống năm 2025. (Ảnh: EVN).
(PLVN) - Cuộc họp về Kế hoạch cung cấp điện năm 2025 đã thống nhất 3 kịch bản tăng trưởng điện năng, trong đó ở kịch bản cực đoan, tăng trưởng điện phải đạt từ 14 - 15% trở lên, các tháng mùa khô phải đạt 16% trở lên.

Bắc Ninh: 3 mũi nhọn đột phá tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

Hình ảnh khu công nghiệp tại Bắc Ninh.
(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp (Bắc Ninh) cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 129 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD (101 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.483,54 triệu USD; 28 dự án trong nước với tổng vốn 7.965,6 tỷ VNĐ tương đương 332,64 triệu USD). Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh trong các KCN, kể từ đầu năm đến nay đạt 3,4 tỷ USD, (đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI).

VNPT giới thiệu hệ sinh thái số toàn diện tại Diễn đàn quốc gia Phát triển Kinh tế số & Xã hội số lần thứ II

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tham khu trình diễn các giải pháp số của VNPT tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II. (Ảnh: Chi Tưởng)
(PLVN) - Những “lát cắt” của các thành tựu bước đầu trên hành trình làm chủ công nghệ số và cung cấp hệ sinh thái số trong mọi lĩnh vực đời sống KTXH đã được Tập đoàn VNPT giới thiệu tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức.

Sẽ sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Diễn đàn thu hút gần 400 khách mời trong nước và quốc tế tham dự. (Ảnh trong bài: Vũ Vân Anh)
(PLVN) - Đà Nẵng đang hoàn thiện đề án trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2024, sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do (Free Trade Zone - FTZ) Đà Nẵng. Thông tin này vừa được công bố tại Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics TP Đà Nẵng”, tổ chức hôm qua (14/11).

Trị tận gốc hành vi chuyển giá trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. Một trong các nhiệm vụ được nêu rõ phải quyết liệt thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là “thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu”.

Thúc đẩy đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho đầu tư vào lĩnh vực này.

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.