Bài học “đau” từ đấu thầu với Trung Quốc

“Với con số nội địa hóa khiêm tốn 30% thì từ nay đến 2025, chúng ta có thể thực hiện được hơn 70 tỷ USD sản phẩm cơ khí”. Ảnh minh họa
“Với con số nội địa hóa khiêm tốn 30% thì từ nay đến 2025, chúng ta có thể thực hiện được hơn 70 tỷ USD sản phẩm cơ khí”. Ảnh minh họa
(PLO) - Có lẽ so với bà con nông dân bị thương lái Trung Quốc “lật kèo” bỏ không thu mua nông sản thì các nhà thầu xây lắp nội địa cũng “đau” không kém. Thống kê gần đây của Viện Nghiên cứu cơ khí (Bộ Công Thương) cho thấy, Việt Nam hiện có 20 dự án nhiệt điện thì có 15 công trình rơi vào tay tổng thầu Trung Quốc. 
Lilama có thể là Tổng Công ty “thấm” nhất. Từng giành được nhiều gói thầu lớn tại không ít công trình trọng điểm quốc gia nhưng sau đó “cánh chim đầu đàn” của ngành cơ khí trong nước trượt dài trong cảnh ế ẩm vì thiếu việc làm mà nguyên nhân chính là cạnh tranh không lại được với các nhà thầu đến từ bên kia biên giới. 
Chia sẻ với Pháp luật Việt Nam, ông Lê Văn Tuấn – Tổng Giám đốc Tổng Công ty này không giấu giiếm tình hình khó khăn của doanh nghiệp trong thời gian qua. Vốn chủ sở hữu thuộc diện “con nhà nghèo”, dù có cố gắng gói ghém thì nhà thầu này cũng khó lòng mà “chọi” lại được “làn sóng” nhà thầu Trung Quốc. 
Trúng “bẫy” đấu thầu giá rẻ
“Thời gian qua, chúng ta đã vô tình biến Luật Đấu thầu thành đấu giá. Thử hỏi trên thế giới này có nước nào có thể đấu giá lại được với các nhà thầu Trung Quốc? Đây cũng là nguyên nhân chính giải thích cho việc hầu hết các gói thầu của các dự án đầu tư mua sắm nước ta đều rơi vào tay các nhà thầu từ bên kia biên giới” – ông Phạm Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội  Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam nhận xét thẳng thắn.
Nhìn lại hàng chục công trình công nghiệp thực hiện thời gian qua, từ thủy điện đến nhiệt điện chạy than, nhiệt điện đốt khí, xi măng, các dự án chế biến oxýt nhôm từ bô xít, các dự án nhà máy hóa chất và lọc dầu…, quy mô đầu tư lên đến hàng chục tỷ USD nhưng hầu hết đều do nước ngoài làm tổng thầu EPC (tư vấn, thiết kế - cung cấp thiết bị - xây lắp, vận hành; hay nói cách khác là thực hiện dự án theo phương thức chìa khóa trao tay), số doanh nghiệp nội được tin tưởng lựa chọn chỉ chiếm phần rất nhỏ. 
Riêng đối với các dự án do nhà thầu EPC của Trung Quốc thực hiện thì  gần như Việt Nam phải nhập khẩu 100%. Tất cả công việc đều do người Trung Quốc đảm nhận, từ những việc lao động phổ thông nhất như nấu ăn, vệ sinh, bảo vệ... đến kỹ sư, công nhân xây dựng và lắp máy. Kể cả những vật tư, vật liệu có sẵn tại thị trường họ cũng nhập khẩu về từ bên kia biên giới. 
Con số thống kê do Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội công bố trước đây xác thực, tính đến năm 2010, có đến 90% các dự án tổng thầu EPC của Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm, trong đó chủ yếu là dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim. 
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu cơ khí, Việt Nam hiện có 20 dự án nhiệt điện thì có 15 công trình được phía Trung Quốc làm tổng thầu. Với xi măng, đối với các dự án do Trung Quốc làm tổng thầu (trong tổng số 24 dự án), tỷ lệ nội địa hóa cơ bản được xác định là 0%.
Không phải không có cách thắng cuộc
Đối với các gói thầu rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc thì ngoài mất mát về giá trị sản lượng, doanh thu và thị trường công ăn việc làm, một hệ lụy khác là Việt Nam có nguy cơ bị biến thành bãi rác công nghệ. 
Theo số liệu của Bộ Công Thương, tổng nguồn vốn đầu tư cho các dự án công nghiệp có liên quan đến thị trường sản phẩm cơ khí giai đoạn 2013-2025 vào khoảng 289 tỷ USD. Với giá trị thiết bị thường chiếm từ 70 – 75%, tổng số ngoại tệ mà Việt Nam cần bỏ ra để nhập khẩu máy, thiết bị cho các dự án có thể lên đến 202 tỷ USD (= 289 tỷ x 70%).
“Đây thực sự là một con số rất lớn. Đương nhiên, chúng ta không có tham vọng sẽ thực hiện hết 100% hoặc kể cả 50%, mà với con số nội địa hóa khiêm tốn 30% thì từ nay đến 2025, chúng ta có thể thực hiện được hơn 70 tỷ USD” - ông Phạm Hùng phân tích.
Tuy nhiên, để “phần bánh” này không rơi hết vào tay nhà thầu nước ngoài, mà chủ yếu là nhà thầu Trung Quốc, thì điều tiên quyết là “bẫy” chọn thầu giá rẻ phải được hóa giải hợp lý. Luật Đầu thầu sửa đổi vừa được ban hành kỳ vọng sẽ mang lại một làn gió mới. Đương nhiên là mọi chuyện sẽ không hề dễ dàng. 
Mặc dù vậy, cũng theo vị này, không phải không có cách để cạnh tranh với Trung Quốc. Vấn đề là cùng với sự quan tâm của Chính phủ, các doanh nghiệp phải chuyên tâm sáng tạo, đầu tư sâu cho chất lượng sản phẩm. Từ chính kinh nghiệm của ngành cơ khí cho thấy, nếu tìm được lối đi riêng, “lấy sở trường đánh sở đoản”, doanh nghiệp nội địa hoàn toàn có thể thắng cuộc. 
Nhìn nhận thấu đáo thực trạng ngành cơ khí – công nghiệp nặng, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh các doanh nghiệp cần hết sức quan tâm nâng cao hiệu quả, năng lực quản trị, năng lực thiết kế, chế tạo, đẩy mạnh cổ phần hóa, thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.