Cách nào hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Điều gì sẽ xảy đến khi phía Trung Quốc khởi động một “cuộc chiến” kinh tế chống lại Việt Nam? Để trả lời câu hỏi này, cần có một chiến lược quốc gia, trước mắt là “mặt trận” hạn chế nhập siêu từ quốc gia này.
Việt Nam xuất khẩu gạo, cao su sang Trung Quốc nhưng Việt Nam cũng phải chi nhiều tỷ USD để nhập hàng hóa nguyên liệu, máy móc từ nước này. 
Cụ thể, thị trường Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2013 lên tới 50,2 tỷ USD (tăng 22,0% so với năm 2012), trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 13,3 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 10,0% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và tăng 7,0% so với năm 2012. Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2013 là 36,9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 28,1% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước và tăng mạnh so với năm 2012 (khoảng 28,4%). 
Phần lớn nhóm hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong năm 2013, nhập khẩu nhóm máy móc, thiết bị, phụ tùng, dụng cụ chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này; tiếp theo là nhóm nguyên phụ liệu dệt may da giày chiếm 15%; nhóm điện thoại các loại và linh kiện chiếm 15%; nhóm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 12%; nhóm sắt thép các loại và sản phẩm chiếm 9%; còn lại là các nhóm hàng hóa khác.
Xuất thô, nhập tinh
Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là nhóm hàng nông - lâm - thủy sản, chiếm tỷ trọng 31,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc và chiếm tỷ trọng 20,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; tiếp đến là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, chiếm 15,9%; nhóm hàng dệt may, giày dép các loại chiếm gần 13,0%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm khoảng 10,0%; còn lại là các nhóm hàng hóa khác. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, Trung Quốc còn liên tục tung ra các chiêu thu mua “oái oăm” như ốc bươu vàng, gỗ sưa non... thậm chí thu mua cả đỉa, gây rối loạn sản xuất.
Ở chiều ngược lại, chỉ cần nhìn từ các cửa hàng đồng giá – 10 nghìn đồng/1 sản phẩm, mọc lên như nấm sau mưa tại Hà Nội cũng có thể thấy thị trường nội địa đang bị hàng Trung Quốc lấn át như thế nào. Tại đây, "gi gỉ gì gì cái gì cũng có",  tới gần 2.000 mặt hàng khác nhau thuộc đồ dùng gia đình, đồ nhà bếp, trang sức, mỹ phẩm…, thậm chí cả USB cũng được bán với giá chỉ 10 nghìn đồng. Tất cả đều có nguồn gốc “made in China” khiến các DN sản xuất trong nước chật vật trong cạnh tranh.
Một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - Trường Đại học Quốc gia (VECS) chỉ ra, một nửa hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là hàng thô, sơ chế, trong khi nhập khẩu lại là hàng tinh chế (chiếm 85%). Các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam cũng đang sử dụng phần lớn công nghệ, nguyên liệu của Trung Quốc để phục vụ sản xuất, lên tới 80%. 
Thời báo Kinh tế Sài Gòn mới đây dẫn báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải đánh giá năng lực các nhà thầu cho hay, trong khoảng 45 nhà thầu chưa đáp ứng yêu cầu, có nhiều công ty của Trung Quốc như Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc thi công đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông, Công ty Xây dựng Quảng Tây, Tổng Công ty Cầu đường Trung Quốc, Công ty Cổ phần hữu hạn viễn thông Trung Hưng (ZTE - Trung Quốc). Đặc biệt, tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, con số nhà thầu Trung Quốc đưa ra đã bị đội vốn gần 100%, từ 552 triệu USD lên 891 triệu USD.
Thiết lập ngay các hàng rào kỹ thuật
Cách nào giảm nhập siêu từ Trung Quốc? TS Phạm Thị Hoàng Anh, Khoa Ngân hàng, Trường Đại học Ngân hàng khuyến nghị: “Cần xây dựng một nền sản xuất chủ động và có năng lực chính. đây là cơ sở để Việt Nam tiến tới thực hiện những tham vọng về kinh tế và vững vàng trong những quyết định. Bởi vậy, Việt Nam cần nhanh chóng có những kế hoạch trung và dài hạn nhằm nâng cao chất lượng nền kinh tế, từ đó thúc đẩy kinh tế ngoại thương”.
Theo bà Hoàng Anh, trước mắt cần đa dạng hóa danh mục hàng xuất khẩu, nên tính đến việc xây dựng và phát triển những sản phẩm mới sao cho phù hợp với thực lực quốc gia. Trước những giải pháp nhằm duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu, Việt Nam cần rà soát những hạn chế tiêu cực có thể gây ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam cũng như xáo trộn thị trường trong nước. 
Cụ thể, các doanh nghiệp của Việt Nam cần quan tâm, chú trọng đến bản quyền, thương hiệu sản phẩm trong nước cần được đăng ký cẩn thận, đặc biệt với những hàng hóa truyền thống đã có tên tuổi; hạn chế việc kinh doanh chênh lệch giá từ những thương lái Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch không chính thức. “Chất lượng là nhược điểm lớn nhất của hàng hóa Trung Quốc và cũng là một mấu chốt quan trọng cho chiến lược cạnh tranh với hàng Trung Quốc của Việt Nam” – vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Còn TS Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Trung tâm VECS kiến nghị, để đối phó với những hành vi kinh doanh bất lợi từ Trung Quốc, Việt Nam cần phải tăng năng suất để thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước, từ đó hạn chế nhập thiết bị, máy móc; đồng thời thiết lập ngay các hàng rào kĩ thuật đối với hàng hóa Trung Quốc, chẳng hạn quy định về biện pháp kiểm dịch động và thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm quy định về kiểm tra chứng nhận, dư lượng, bao bì, ghi nhãn sản phẩm; quy định về hóa chất, phụ gia; quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường. 
Đồng thời, để hạn chế tình trạng “chảy máu” tài nguyên, cần chính sách khai khoáng hợp lý để tối đa hóa lợi nhuận của ngành; xây dựng hệ thống thuế và phí tài nguyên cho phép Chính phủ tái phân bổ nguồn thu này một cách hiệu quả vào các lĩnh vực sản xuất; thiết lập tài khoản kế toán tài sản và tham gia hệ thống minh bạch EITI để quản lý nguồn lợi thu được từ xuất khẩu tài nguyên.

Đọc thêm

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

AI đã giúp tự động hóa nhiều quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất lao động nhưng cũng khiến nhiều công việc truyền thống biến mất. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách con người làm việc. Bên cạnh cơ hội, AI đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt là nhóm lao động thủ công và những người ít có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, điều cần làm là triển khai các phương án hỗ trợ người lao động ngay từ bây giờ.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai thăm, làm việc với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) - Nhằm nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng từ doanh nghiệp, chiều ngày 03/01, tại TP Pleiku, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Chủ tịch HĐQT HAGL Đoàn Nguyên Đức và Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Thắng đã tiếp Đoàn.

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân cần có sự chuẩn bị hàng chục năm, hoặc hơn trước khi đưa nhà máy điện hạt nhân được đưa vào vận hành. Do đó, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện.

Doanh nghiệp cần lưu ý những chính sách mới của Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần đặc biệt lưu ý các chính sách mới của Singapore, bao gồm quy định về sản phẩm thịt, trứng chế biến và mức phí cấp phép nhập khẩu, nhằm tránh vi phạm quy định sở tại.

Cơ hội rộng mở ở các thị trường FTA

Dệt may, da giày là 2 ngành hưởng lợi khá lớn từ các hiệp định thương mại tự do. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu (XK) ước tính năm 2024 đạt 403 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2023. Kết quả này được đánh giá đến từ việc hàng hóa Việt Nam đã tận dụng tốt các thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA).