Việt Nam có thể cứu sống bé sinh non dưới 500 gam

(PLO) - Thông tin này được Thứ trưởng Bộ y tế Nguyễn Viết Tiến đưa ra trong chương trình “Ngày thế giới vì trẻ sinh non”, tổ chức tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Đây là tín hiệu đáng mừng trong việc giảm tỷ lệ trẻ tử vong dưới 5 tuổi, đặc biệt là giảm tỷ lệ tử vong của trẻ sinh non, nhẹ cân. 
Bé sinh non được chăm sóc tại Bệnh viện Phụ sản TW.
 Bé sinh non được chăm sóc tại Bệnh viện Phụ sản TW.
Trên thế giới, ước tính mỗi năm có khoảng 15 triệu trẻ sinh non, trong đó có hơn 1 triệu trẻ tử vong, tức cứ 30 giây lại có một trẻ sinh non tử vong. Theo báo cáo của Bộ Y tế,  Việt Nam mỗi  năm cũng có tới 150 ngàn trẻ sinh non, nhẹ cân chào đời. Tỷ lệ tử vong do trẻ sinh non, nhẹ cân cũng chiếm tới 25% tử vong sơ sinh.
Hiện nay, Việt Nam vẫn nằm trong những nước có tỷ lệ trẻ sinh non cao và có chiều hướng gia tăng. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sinh non như do tử cung người mẹ bé, u xơ tử cung, viêm nhiễm trong quá trình mang thai, vấn đề tâm lý...
Đặc biệt ThS. Trần Diệu Linh – Phó giám đốc Trung tâm chăm sóc & điều trị sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản TW nhấn mạnh một nguyên nhân khiến tỷ lệ sinh non hiện nay tăng cao một phần do tỷ lệ đa thai cao. Do tình trạng hiếm muộn tăng nên nhiều phụ nữ dùng thuốc kích trứng khiến khả năng đa thai cao. Ngoài ra thụ tinh nhân tạo cũng là nguyên nhân tăng các sản phụ đa thai. Các sản phụ đa thai thường có nguy cơ sinh non cao.
Bác sĩ Linh cho biết thêm, tại Bệnh viện Phụ sản TW đang có một ca sản phụ mang thai 4 đang ở tuần thứ 31 và có nguy cơ sinh non cao. Do bị hiếm muộn nên sau khi thụ tinh nhân tạo, sản phụ này quyết tâm giữ cả 4 phôi thai. 
Trung tâm chăm sóc & điều trị sơ sinh của bệnh viện hiện nay luôn có khoảng hơn 100 trẻ sinh non, nhẹ cân đang điều trị, chăm sóc. Thậm chí có giai đoạn cao điểm phải 2 cháu chung một giường. Bé sinh non nhẹ cân nhất hiện đang chăm sóc tại đây là 600 gram, 24 tuần tuổi.
Tại lễ mitting “Ngày thế giới vì trẻ sinh non” do Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em), Hội Phụ sản khoa và sinh đẻ có kế hoạch Việt Nam, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, với sự hỗ trợ của Công ty Abbott Việt Nam,  TS.BS Vũ Bá Quyết - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW chia sẻ tín hiệu mừng, hiện nay bệnh viện có thể cứu sống 60-70% trẻ sinh non dưới 1kg. Trẻ sinh non từ 22 tuần đã có thể chăm sóc và cứu chữa.
Sinh non có thể phòng tránh được bằng các can thiệp đơn giản như: chăm sóc/quản lý thai nghén; dự phòng đẻ non bằng liệu pháp corticoid; chăm sóc trẻ đẻ non/nhẹ cân bằng phương pháp Kanguroo… BS Linh nhấn mạnh, ngoài các thiết bị hỗ trợ thì vấn đề dinh dưỡng cho trẻ sinh non đặc biệt quan trọng. Ngoài nguồn sữa mẹ là dinh dưỡng chính, các bé sinh non/ nhẹ cân cần bổ sung dinh dưỡng từ nhiều nguồn thực phẩm khác để nhanh chóng tăng cân nặng, chiều cao.

Đọc thêm

'Lỗ hổng' quản lý an toàn thực phẩm

Hình ảnh dòi bò lúc nhúc trong miếng pate (Ảnh: Dân trí).
(PLVN) - “Pate có dòi” là từ khoá được tìm kiếm nhiều ngày qua trên các trang mạng xã hội, sau khi trên mạng xuất hiện một video đăng tải hình ảnh miếng pate có dòi trong suất bánh mì chảo.

Cần luật hóa khám sức khỏe tiền hôn nhân

Dù không có quy định nhưng nhiều đôi nam nữ đã thực hiện việc KSKTHN trước khi kết hôn. (Nguồn: BV Phụ sản HN)
(PLVN) - Theo thống kê, hàng năm, trên cả nước có hàng triệu thanh niên bước vào độ tuổi kết hôn. Trong khi đó, theo ước tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 22.000 - 30.000 trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Để ngăn chặn các rủi ro trong sinh sản thì việc khám sức khỏe tiền hôn nhân cũng như sàng lọc trước và sau khi em bé chào đời là vô cùng quan trọng.

Điều dưỡng bệnh viện Trung ương Huế: Tận tâm, chuyên nghiệp, thân thiện

Điều dưỡng bệnh viện TƯ Huế luôn coi trọng sự hài lòng của bệnh nhân
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa tổ chức tọa đàm chào mừng Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5. Tại đây, hơn 350 đại biểu đều thể hiện quyết tâm phải xây dựng hình ảnh người điều dưỡng bệnh viện Trung ương Huế “Tận tâm, chuyên nghiệp, thân thiện”; đồng thời lấy sức khỏe và sự hài lòng của người bệnh là hạnh phúc.

Dùng thêm thuốc ngoài đơn bác sĩ, người đàn ông rơi vào nguy hiểm

Người bệnh nhập viện trong tình trạng tổn thương da nghiêm trọng (Ảnh: Ngọc Phúc)
(PLVN) - Trong thời gian sử dụng thuốc theo đơn điều trị xương khớp, bệnh nhân N.Đ.T (nam, 65 tuổi, trú tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) liên tiếp sử dụng nhiều loại thuốc khác ngoài đơn của bác sĩ. Người bệnh sau đó bị tổn thương da 70% kèm theo loét niêm mạc miệng, mắt và bộ phận sinh dục...