'Lỗ hổng' quản lý an toàn thực phẩm

Hình ảnh dòi bò lúc nhúc trong miếng pate (Ảnh: Dân trí).
Hình ảnh dòi bò lúc nhúc trong miếng pate (Ảnh: Dân trí).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Pate có dòi” là từ khoá được tìm kiếm nhiều ngày qua trên các trang mạng xã hội, sau khi trên mạng xuất hiện một video đăng tải hình ảnh miếng pate có dòi trong suất bánh mì chảo.

Sự việc xảy ra tại chi nhánh nhượng quyền ở Thái Bình nằm trong hệ thống chuỗi quán ăn nổi tiếng có tên C.Đ.Q. Sau khi sự cố xảy ra, chủ chi nhánh tại Thái Bình đã đến làm việc với cơ quan chức năng và đóng cửa vĩnh viễn quán ăn. Hàng nghìn bình luận dưới video trên và cộng đồng mạng bày tỏ lo ngại về thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là khi các vụ ngộ độc thực phẩm xuất hiện liên tiếp thời gian qua.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong tháng 4/2024, cả nước xảy ra 8 vụ ngộ độc thực phẩm, với 267 người bị ngộ độc. Tổng 4 tháng đầu năm, cả nước xảy ra 24 vụ ngộ độc thực phẩm với 835 người bị ngộ độc, trong đó có 3 người tử vong. Đáng chú ý, phần lớn các vụ ngộ độc xuất phát từ các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Nắm bắt tâm lý nhanh - tiện - rẻ của người tiêu dùng, các quán ăn đường phố mọc lên “như nấm sau mưa”, từ đồ ăn vặt, xôi, bún, phở, cho đến nướng, lẩu… Nhiều quán không cung cấp đủ giấy phép hay đáp ứng điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng vẫn buôn bán tấp nập mỗi ngày.

Như tiệm bánh mì C.B tại TP Long Khánh, Đồng Nai vốn là quán bánh mì nổi tiếng lâu năm tại địa phương cho đến khi xảy ra vụ ngộ độc tập thể lên tới hơn 500 nạn nhân. Thời điểm cơ quan chức năng tiến hành xử lý mới “tá hoả” vì chủ tiệm không có giấy phép kinh doanh mà dùng giấy phép kinh doanh của con gái. Tiệm bánh mì cũng không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; 4 người lao động không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, không có giấy khám sức khỏe.

Trước thực trạng trên, người tiêu dùng đã đặt dấu hỏi về công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm hiện nay.

Theo quy định hiện hành, ở nhiều hàng quán do quy mô nhỏ lẻ, lưu động tự phát nên không cần đăng ký kinh doanh, đồng nghĩa với việc, các cơ sở này không phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Với những cơ sở đủ điều kiện đăng ký kinh doanh, quá trình cấp các loại giấy “thông hành” cho nhà hàng, quán ăn vẫn khá dễ dàng, tập trung chủ yếu vào thủ tục đầu tiên mà thiếu sự kiểm tra và giám sát định kỳ sau khi cấp giấy tờ.

Có lẽ đây chính là “lỗ hổng” lớn trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm khiến việc quản lý còn nhiều khó khăn, nhất là khi số lượng hàng quán nhiều và thường xuyên biến động. Ông Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai nhận định, để giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm, vai trò quản lý của các cơ quan chức năng rất quan trọng. “Hiện an toàn thực phẩm được giao cho nhiều Bộ, ngành, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mỗi Bộ một khâu, một giai đoạn. Rất nhiều vụ ngộ độc xảy ra nhưng vẫn là Bộ nào nói Bộ đấy, riêng lẻ. Rõ ràng, các Bộ cần ngồi lại với nhau, báo cáo từng Bộ, từng ngành, từng cơ quan xem nhiệm vụ, công việc đã làm đến đâu, nguyên nhân tìm đến đâu rồi, phải rất cụ thể mới giải quyết được”, ông Nguyễn Trung Nguyên cho biết.

Ngày 11/5, Bộ Y tế có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh; Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm. Trong đó, Bộ Y tế yêu cầu kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đồng thời đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nhất là tại các điểm, khu du lịch, bếp ăn tập thể của trường học.

Đọc thêm

Khói thuốc lá - “Thủ phạm thầm lặng” làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa HSCC – chống độc Trung tâm Y tế huyện Mai Châu (Ảnh: Hồng Dung)
(PLVN) - Theo bác sĩ Đinh Hoàng Tuấn - Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Mai Châu, khói thuốc lá không chỉ gây hại trực tiếp cho người hút mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những người xung quanh. Cả hút thuốc chủ động lẫn thụ động đều làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ não - căn bệnh đứng thứ ba toàn cầu về tỷ lệ tử vong, chỉ sau tim mạch và ung thư.

Hội thảo khoa học: Bộ đôi miễn dịch – Tiến bộ trong điều trị ung thư gan giai đoạn tiến triển

Hội thảo khoa học: Bộ đôi miễn dịch – Tiến bộ trong điều trị ung thư gan giai đoạn tiến triển
(PLVN) - Vừa qua, tại Hồ Chí Minh, Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, Viện Y học ứng dụng Việt Nam và AstraZeneca phối hợp cùng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Kéo dài sống còn dài hạn với bộ đôi miễn dịch: Bước tiến mới trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan không còn chỉ định phẫu thuật”.

Thuốc giả – hiểm họa cho cộng đồng, đòi hỏi chế tài nghiêm khắc

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Cuối tháng 4/2025, dư luận cả nước rúng động trước thông tin Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá thành công một đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả quy mô lớn, thu giữ hàng loạt tang vật và bắt giữ 14 đối tượng có liên quan. Đây không chỉ là chiến công xuất sắc của lực lượng công an trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mà còn là hồi chuông cảnh tỉnh về một hiểm họa âm thầm nhưng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng: nạn thuốc giả.

Bộ Y tế nhận 500.000 liều vaccine sởi, triển khai chiến dịch tiêm lần 3

Bộ Y tế đã tiếp nhận 500.000 liều vaccine phòng bệnh Sởi do hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu tài trợ. Ảnh: Bộ Y tế
(PLVN) - Để tiếp nhanh chóng kiểm soát dịch sởi, Bộ Y tế đã khẩn trương xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Vaccine sử dụng trong chiến dịch tiêm chủng lần này là 500.000 liều vaccine chứa thành phần sởi do tập đoàn FPT tài trợ. Bộ Y tế sẽ phân bổ ngay vaccine cho các địa phương để kịp thời triển khai chiến dịch tiêm chủng.

Chuyên gia Bệnh viện Bạch Mai: 90% ung thư phổi xuất phát từ thói quen này của đàn ông Việt

PGS.TS Phạm Cẩm Phương tư vấn cho bệnh nhân tại Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Thống kê mới nhất, mỗi năm Việt Nam có hơn 26.000 ca mắc mới ung thư phổi, trong đó đến 90% liên quan trực tiếp đến thói quen hút thuốc. PGS.TS Phạm Cẩm Phương - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ về dấu hiệu cảnh báo sớm, đối tượng cần tầm soát định kỳ và khuyến cáo dành cho người dân.

Hiện thực hóa giấc mơ làm cha mẹ

Quỹ Hy Vọng với hành trình tìm con yêu của các cặp hiếm muộn. (Ảnh trong bài: TT))
(PLVN) - Sau khi kết hôn, điều mà các cặp vợ chồng mong mỏi nhất chính là sự chào đời của một thiên thần nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn, thuận lợi trong việc sinh con. Nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn, ngoài phải chịu áp lực nặng nề từ gia đình, xã hội, họ còn phải đánh đổi tiền bạc, sự nghiệp do thời gian điều trị kéo dài, chi phí đắt đỏ. “Quỹ Hy Vọng” mang đến cho các cặp vợ chồng hiếm muộn con thực hiện được giấc mơ làm cha mẹ.

Xét nghiệm gen tiền hôn nhân: Quyết định nhân văn với thế hệ tương lai

Xét nghiệm gen tiền hôn nhân là để hiểu hơn về vốn di truyền của mỗi người, từ đó có phương án hành động phù hợp. (Ảnh minh họa: Trung tâm Pháp y Hà Nội)
(PLVN) - Sau khi Báo Pháp luật Việt Nam đăng tải bài viết: “Xét nghiệm gen tiền hôn nhân: Để cha mẹ không ân hận vì đã “tặng” con “món quà buồn” tháng 3/2025, Tòa soạn Báo đã nhận được một số thư phản hồi từ bạn đọc. Trong đó đáng chú ý có một lá thư nặng trĩu tâm sự nỗi niềm của một người vợ.

Vợ chồng trẻ hôn mê sâu sau ăn loại nấm ưa nhìn

Bác sĩ Trung tâm Chống độc cùng người nhà bệnh nhân tìm hiểu về loại nấm đôi vợ chồng đã ăn (Ảnh: Nguyên Hà)
(PLVN) - Sau khi ăn nấm rừng có màu trắng, vợ chồng trẻ ở Lai Châu rơi vào tình trạng hôn mê sâu, chức năng gan tổn thương nặng, tiên lượng xấu. Bác sĩ nhận định đây là loại nấm amatoxin rất nguy hiểm.