Sống hơn 100 tuổi không phải do gen

Bằng cách nào mà một vài người có thể sống qua 110 tuổi? Họ có những gen vượt trội, có cuộc sống lành mạnh, quá may mắn hay là sự kết hợp của một vài yếu tố trên?
Cụ Misao Okawa mừng sinh nhật 116 vào ngày 5.3 qua - Ảnh: AFP
Cụ Misao Okawa mừng sinh nhật 116 vào ngày 5.3 qua - Ảnh: AFP 
Các nhà khoa học nghiên cứu những người sống "siêu thọ" vào hôm 12.11 cho biết họ đã giải mã bộ gen của 17 người tuổi từ 110 đến 116 để cố gắng xác định liệu những người này có đặc điểm di truyền nào khác biệt, giúp họ góp mặt trong "câu lạc bộ già nhất thế giới" với chỉ khoảng 75 thành viên, gồm hầu hết là phụ nữ.
Công việc này đánh dấu sự khởi đầu cho việc tìm kiếm những gen chủ chốt giúp sống thọ, theo Stuart Kim, giáo sư về sinh vật học phát triển và di truyền học của Đại học Stanford (Mỹ) nói về cuộc nghiên cứu của ông trên tạp chí khoa học PLOS ONE.
Tuy nhiên, cuộc nghiên cứu đã không tìm thấy một loại gen nào đặc biệt giúp kéo dài tuổi thọ của 17 người trên, và kết luận của các nhà khoa học cho rằng việc có thể đạt đến độ tuổi "siêu thọ" có thể liên quan đến nhiều yếu tố khác.
"Hy vọng của chúng tôi là có thể tìm thấy một loại gen quy định về tuổi thọ", giáo sư Stuart Kim nói, và cho biết, "Chúng tôi đã rất thất vọng (vì không có loại gen như vậy)".
Cũng theo cuộc nghiên cứu, những người sống hơn 100 tuổi ít bị bệnh ung thư, cũng như họ có nguy cơ thấp mắc các bệnh về tim mạch và đột quỵ.
Được biết, người già nhất thế giới hiện nay là một cụ bà 116 tuổi người Nhật Bản tên Misao Okawa, sinh năm 1898. Trong ngày sinh nhật của bà tại Osaka vào năm nay, bà Misao Okawa nói bí quyết để bà sống lâu vậy là nhờ ăn sushi và ngủ tốt.

Đọc thêm

TP HCM ghi nhận thêm hơn 100 ca mắc sởi

Ảnh minh họa: Báo Sức khỏe và đời sống
(PLVN) - Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết, trong tuần qua, số ca sốt phát ban nghi sởi tại địa phương tăng gần 54% so với bình quân 4 tuần trước đó.

Bộ Y tế đề xuất loạt chế độ phụ cấp cho nhân viên y tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Y tế đang xây dựng đề xuất tăng tiền phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật, tăng tiền trực, tiền ăn cho cán bộ y tế phù hợp với chỉ số trượt giá và giá tiêu dùng hiện nay. Đồng thời đề xuất hỗ trợ hàng tháng đối với nhân viên y tế thôn bản theo hệ số mức lương tối thiểu vùng.

Bệnh viện Quân dân y Bạc Liêu: Xây dựng thành công 'ngân hàng máu sống'

Bệnh viện Quân dân y Bạc Liêu: Xây dựng thành công 'ngân hàng máu sống'
(PLVN) - Bệnh viện thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, sự hướng dẫn tận tình, phục vụ ân cần chu đáo từng bước tạo nên “thương hiệu riêng” cho Bệnh viện. Từ đó, được lòng tin, tín nhiệm của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân”, Thượng tá, Bác sĩ Mã Hồng Anh - Giám đốc Bệnh viện Quân dân y Bạc Liêu chia sẻ.

Giải độc chì bằng thực phẩm hằng ngày

Giải độc chì bằng thực phẩm hằng ngày
(PLVN) - Có thể không ít người sẽ bất ngờ khi những thực phẩm chúng ta có thể ăn, uống hằng ngày, theo gợi ý sau đây của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), lại là "khắc tinh" của chì, thủy ngân.

Ngư dân 70 tuổi thoát 'cửa tử' nhờ chiến sỹ Trường Sa

Ngư dân 70 tuổi thoát 'cửa tử' nhờ chiến sỹ Trường Sa
(PLVN) - Quá trình khai thác hải sản trên vùng biển Trường Sa, ông Trần Đi (70 tuổi, ngư dân tỉnh Bình Định) bị dây lưới quấn vào chân, gây đứt gần lìa cổ chân phải. Ông may mắn được các cán bộ, chiến sĩ trên đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) ứng cứu kịp thời...

Bộ Y tế ra chỉ đạo mới về bệnh sởi

Bộ Y tế ra chỉ đạo mới về bệnh sởi
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương vừa ký công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em.

Các cách hữu hiệu để tránh say tàu xe?

Các cách hữu hiệu để tránh say tàu xe?
(PLVN) - Say tàu xe là nỗi ám ảnh với rất nhiều người trong mỗi chuyến đi, điều này không chỉ tác động đến thể chất mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần của người không may vướng phải tình trạng này. Vậy cách nào để đối phó với nó?