Vị Đại tá tình báo huyền thoại trở về từ “địa ngục trần gian” (Kỳ 1)

(PLO) - Đã được nghe nhiều câu chuyện nhắc đến người chiến sĩ cách mạng kiên trung Nguyễn Minh Vân trong cuộc đấu trí với kẻ thù, nhưng khi tiếp xúc với ông, tôi càng thấy trân trọng và cảm phục “sức mạnh tiềm ẩn” trong con người này…
Đại tá Nguyễn Minh Vân
Đại tá Nguyễn Minh Vân 
Ngày đầu xuống núi
Theo lời kể của cố Đại tá Nguyễn Minh Vân lúc còn sinh thời, tháng 6 năm 1956, ông được phái vào miền Nam, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Liên khu uỷ 5 - cụ thể là của đồng chí Lê Minh, Uỷ viên Thường vụ Khu uỷ, phụ trách Ban địch tình của Liên khu uỷ. 
Cuối tháng 6 năm 1957, Minh Vân xuất phát từ căn cứ Trung Mang, trên đất Quảng Nam, xuống núi đi vào đô thị. Khu uỷ giao trách nhiệm cho đồng chí Quang, cán bộ phụ trách công tác an ninh Liên khu, bố trí kế hoạch đưa Minh Vân ra hoạt động hợp pháp tại Sài Gòn và bàn giao cho ông một lưới nội tuyến cao cấp đang hoạt động tại đó.
Vì đây là lần đầu tiên ra hoạt động hợp pháp nên Minh Vân đã chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt. Nhờ đã trải qua kinh nghiệm phái người đi địch hậu, ông biết những việc gì cần làm, và dự kiến những tình huống bất ngờ có thể xảy ra để tính trước biện pháp đối phó. Tuy đồng chí Quang đã bố trí người dẫn Minh Vân đi nhưng ông vẫn phòng xa trường hợp gặp sự bất trắc dọc đường, phải tách ra đi một mình. Vì vậy, Minh Vân yêu cầu đồng chí Quang chỉ rõ đường đi và địa chỉ nhà cơ sở nơi ông sẽ đến. 
Ông còn hỏi đồng chí Quang: “Khi xuống sân bay Tân Sơn Nhất thì đi xe gì? Ở Sài Gòn có khách sạn nào dễ tìm và có thể đến ở tạm, nếu chưa tiện về ngay nhà cơ sở?”. Đồng chí Quang là “thổ công” ở các đô thị miền Nam nên đã hướng dẫn Minh Vân rất đầy đủ. Đồng chí Quang đáp: “Nếu cảm thấy bị theo dõi thì phải tỏ ra thành thạo, cứ đi thẳng tới một taxi loại sang, bảo đưa đi khách sạn Đồng Khánh ở Chợ Lớn”.
Việc làm căn cước giả cho Minh Vân cũng được đồng chí Quang lo từ trước. Người làm giấy giả là một thanh niên nhanh nhẹn và khéo tay. Cũng may là vào thời điểm đó, giấy tờ của địch còn thô sơ lắm. Cơ sở của ta ở đô thị đã lấy được một số giấy in sẵn của địch, chỉ việc ghi tên, ghi ngày rồi ký giả, đóng dấu giả vào là xong. Nhưng phải nói anh thợ trẻ của ta thật quá giỏi. Chỉ với vài dụng cụ đơn giản anh đã làm đủ thứ con dấu cần thiết. Chữ anh viết và cách bắt chước chữ ký thì thật ít ai theo kịp.
Theo kế hoạch, Nguyễn Minh Vân cùng đồng chí Quang xuống núi vào đêm 29 tháng 6 năm 1957, dưới sự hướng dẫn của một đồng chí Huyện ủy viên rành đường, người dân tộc Thượng. Họ chui rừng, lội suối nhiều tiếng đồng hồ, gần sáng mới tới ven đường số 1 gần Nam Ô, dưới chân đèo Hải Vân. Tìm chỗ có lùm cây rậm rạp mọi người thay quần áo, mặc cái quần Âu và áo sơ mi đem từ Hà Nội vào, rồi mang đôi xăng đan, thế là thành người dân trong làng ra đứng đón xe khách ở ven đường số 1. 
Đến Đà Nẵng, đồng chí Quang đưa Minh Vân đến ở nhà anh Tánh, một cán bộ cơ sở của Đảng. Việc đầu tiên của Minh Vân là phải xoá bỏ lốt “người rừng”, tóc, râu còn lởm chởm, áo quần còn nhăn nhúm. Anh Tánh dẫn Minh Vân đi hớt tóc, cạo râu, sắm cho Minh Vân một cái quần mới, một áo sơ mi là phẳng, một cái mũ phớt, một chiếc cặp da và một kính râm, cho ra vẻ dân “thầy”.
Đại tá Nguyễn Minh Vân nhớ lại: “Tối hôm đó, tôi theo anh Quang ra bến sông Hàn gặp chị Hường là người sẽ dẫn tôi đi, đồng thời là chủ nhà nơi tôi sẽ đến tạm trú tại Sài Gòn. Sau mấy lời giới thiệu của anh Quang, tôi nói chuyện thân mật với chị Hường và được biết chị là người Hội An, có chồng là cán bộ đã đi tập kết ra Bắc. Chị đem hai con nhỏ vào Sài Gòn sinh sống và làm nhiệm vụ nuôi giấu cán bộ chuyển vùng của Đảng bộ Liên khu 5. Tôi sẽ đến ở tạm tại nhà chị với danh nghĩa là em họ gần của chị”.
Tuy nhiên, khi bàn đến ngày giờ của chuyến đi thì một trục trặc nhỏ đã xảy ra: Vì đồng chí Quang không muốn Minh Vân ở lại lâu tại nhà anh Tánh nên đã bảo anh Tánh mua vé máy bay cho Minh Vân đi vào chiều ngày 1 tháng 7, nhưng chị Hường có việc cần phải quay về gia đình ở Hội An đến sáng ngày 2 mới đi được. Chị đã có vé khứ hồi và đã đăng ký trở vào Sài Gòn vào sáng ngày 2 tháng 7. Đồng chí Quang đành phải cho anh Tánh đi đổi vé cho Minh Vân để cùng đi với chị Hường. Chính sự trục trặc ấy đã gây rắc rối cho Minh Vân trong chuyến đi.
Đại tá tình báo Minh Vân kể rằng: “Được ở lại thêm một ngày, tôi có thời gian đi quan sát lại địa bàn Đà Nẵng mà tôi đã quen thuộc từ ngày còn là đất nhượng địa của Pháp, và chắc chắn nay mai tôi còn phải qua lại nhiều”.
Rắc rối ở sân bay
Sáng ngày mồng 2 tháng 7, theo đúng kế hoạch, Minh Vân và chị Hường đến phi trường Đà Nẵng. Cả hai đang ngồi nói chuyện ở phòng chờ bỗng nghe có tiếng loa gọi: “Mời ông Nguyễn Văn Quán đến công an phi trường có việc cần”.
Đại tá Minh Vân nhớ lại: “Khi đó, tôi đã giật mình. Nguyễn Văn Quán là cái tên ghi trong căn cước và giấy thông hành giả của tôi. Chị Hường thì hốt hoảng: “Nó gọi đúng tên cậu. Cậu tính sao?”. Tôi nhìn ra sân bay. Cái sân rộng trải dài đến tận cổng, chỉ loáng thoáng vài ba người đi lại. Thoát ra khỏi sân bay là không thể được. Chỉ cần đi ra vài chục mét là bị tóm ngay. Vòng ra phía sau, tìm lối tắt nào đó chạy ra bờ tường mà nhảy chăng? Không, không thể được. Mình không có phép tàng hình, làm sao qua mắt được những công nhân đang làm việc trong các ga-ra? 
Chúng gọi lại lần thứ hai: “A-lô! A-lô! Giờ bay sắp đến. Mời ông Nguyễn Văn Quán đến ngay công an phi trường”. Trong tích tắc tôi quyết định: Mình cứ đến, rồi tuỳ cơ ứng biến. Tôi bình tĩnh nói với chị Hường: “Chị cứ đi một mình vậy. Hãy tách xa tôi ra. Tôi sẽ tìm đến nhà chị sau. Coi như không quen biết tôi. Nói với các anh cứ yên tâm. Nếu tôi bị bắt, tôi sẽ không khai báo gì liên quan đến tổ chức đâu. Đừng lo!”.
Hành khách đã lần lượt ra cửa trình giấy để lên máy bay. Gần mười phút đã trôi qua. Đến lần gọi thứ ba, Minh Vân xách cặp, vững bước đi thẳng tới bàn giấy của công an. Minh Vân móc túi, đàng hoàng đưa giấy ra, với thái độ thản nhiên. Tên công an cầm giấy, lật đi lật lại xem rồi giao cho nhân viên ngồi cạnh ghi cái gì đó vào sổ. Chỉ chưa đầy hai phút, hắn trả giấy cho Minh Vân với vẻ mặt dửng dưng và nói nhanh: “Thôi, ra ngay kẻo chậm”.
Tuy là lần đầu tiên đi máy bay nhưng Minh Vân không lúng túng, một tay xách cặp, một tay cầm giấy, leo lên máy bay, đi tìm chỗ ngồi như mọi hành khách khác. 
“Thế nhưng, vừa ngồi yên vị trên chiếc ghế gần cửa sổ thì một người đàn ông ngoài 40 tuổi, cao to, ăn mặc diêm dúa, đội mũ phớt, đeo kính, lên ngồi cạnh tôi. Ý nghĩ đầu tiên của tôi đối với anh ta là phải cảnh giác. Phải chăng đó là một tên mật vụ có cỡ đã nhận diện tôi chỗ công an phi trường, rồi kèm sát tôi lên ngồi đây? 
Máy bay cất cánh. Tôi ngồi suy nghĩ miên man về người đàn ông bên cạnh. Anh ta không nói chuyện với ai, vẻ mặt trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì. Một câu hỏi đặt ra mà tôi không giải đáp được: vì sao chúng gọi tôi đến công an phi trường? Nếu chỉ là kiểm tra danh sách thì cần gì phải có công an xem giấy? Chúng chưa bắt tôi để theo dõi tôi đến tận ổ chăng? 
Chị Hường ngồi phía trước tôi, cách mấy hàng ghế, thỉnh thoảng quay lại nhìn tôi như để tự trấn an là tôi vẫn còn ngồi đó.  Chẳng mấy chốc đã tới phi trường Tân Sơn Nhất. Tôi để anh chàng kia đi xuống trước. Ra khỏi cửa ga, anh ta đi nhanh tới chiếc xe đang chờ sẵn và bước lên xe không hề nhìn lại tôi. Thế là yên một chuyện!”, Đại tá Minh Vân hồi tưởng.
Minh Vân thấy một taxi loại sang đang đỗ phía trước. Anh lái xe đứng bên cạnh để đón khách. Minh Vân đi thẳng tới. Anh ta nhanh nhẩu mở cửa xe. Minh Vân bước lên xe và nói: “Về Hotel Đồng Khánh”. Lần này, Minh Vân chưa kịp ngồi yên chỗ bỗng thấy xuất hiện một ông khách sộp, mặc áo vét, thắt ca-vát đàng hoàng vịn cửa xe bảo anh lái: “Chờ tôi đi với”. Ông ta bảo đi đến đường nào đó, Minh Vân có để ý nhưng không nghe rõ. Rồi ông ta tự mở cửa xe, bước lên ngồi cạnh tài xế.
Theo lời Đại tá Minh Vân kể lại: “Tôi có phản xạ đối phó với người lạ mặt, nhưng chỉ vài giây sau tôi đã khẳng định ngay: dạng người như ông này không thể là “chó săn” được. Và tôi đã tự cười thầm: Rõ là có tật giật mình! Không được chủ quan nhưng không nên cảnh giác vô tội vạ! Quả nhiên, đến đường Phan Đình Phùng, ông ấy trả tiền rồi xuống xe, đi vào cổng một biệt thự… 
Xe chạy theo đường Hùng Vương, một con đường thẳng tắp, ít người qua lại. Tôi nhìn ra phía sau, không thấy bóng dáng một chiếc xe nào chạy theo. Tới khách sạn, tôi lấy một buồng ở tầng 3, ăn uống, tắm rửa, nghỉ ngơi như một khách vãng lai bình thường, nhưng đầu óc thì sẵn sàng đối phó với mọi sự cố bất ngờ có thể xảy ra. 
Đến 5 giờ chiều, không thấy động tĩnh gì, tôi quyết định đi về nhà cơ sở. Trả phòng xong, tôi xuống đường, vẫy một xe taxi đi Khánh Hội. Nhờ anh Quang đã chỉ dẫn rất tỉ mỉ các ngõ ngách tôi phải đi qua trong xóm lao động nên tôi đã đến được nhà chị Hường không khó khăn lắm”.
Chị Hường hết sức mừng rỡ vì thấy Minh Vân được an toàn và tìm được về nhà chị một cách dễ dàng. Mấy hôm sau, khi đã nắm chắc Minh Vân không bị địch theo dõi, đồng chí Quang đưa đồng chí Lê Minh đến gặp Minh Vân vào một buổi tối. 
Đồng chí Thường vụ Khu uỷ giang tay đón Minh Vân, cầm lấy tay Minh Vân mà nói bằng một giọng cảm động: “Cậu khá lắm. Cách xử lý của cậu là đúng nguyên tắc. Cậu hoà mình vào cách sống ở đây rất nhanh chóng, không ngơ ngác như nhiều cậu khác chưa quen với lối sống thành thị”. "Sau đó, tôi nhanh chóng được bàn giao cơ sở để hoạt động tình báo”, vị Đại tá huyền thoại kể lại kỷ niệm năm xưa với phóng viên.
(theo lời kể của cố Đại tá Nguyễn Minh Vân lúc sinh thời)
(Còn tiếp)

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư. 

“Chìa khóa” để hưng thịnh, giàu mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.