Làng cổ làm tương nơi địa đầu Tổ quốc

Bánh tương phơi nắng 5-6 ngày cho khô, thơm và vàng.
Bánh tương phơi nắng 5-6 ngày cho khô, thơm và vàng.
(PLO) - Nghề làm tương lúa mì ở phố Thông Huề thuộc xã Thông Huề, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) từ lâu đã nổi tiếng bởi mùi vị thơm ngon đặc biệt. Trải qua nhiều thế hệ, đến nay, bà con vẫn giữ được kỹ thuật làm tương cổ xưa truyền thống của tổ tiên, tạo nên sự độc đáo, hiếm có từ khâu chọn nguyên liệu cho đến quy trình làm rất công phu. Điều đó đã khiến cho thứ gia vị bình dân này lan truyền khắp tỉnh, người làm tương bận rộn mà vẫn không đủ bán.

Mưu sinh với nghề tổ truyền

Nằm ngay ven bờ sông Bắc Vọng, cách tỉnh lộ 206 khoảng vài chục mét, phố Thông Huề thuộc địa phận xã Thông Huề hiện ra với những mái nhà cao tầng xen kẽ nhà gạch đá cấp bốn mọc san sát. Vào những ngày trời nắng, khi đi vào phố Thông Huề, một cảnh tượng thường thấy là hàng loạt chậu tương, bánh tương được phơi từng dãy với mùi hương của tương tỏa khắp. Bao đời nay, nơi đây vốn nổi tiếng trong các bản làng gần xa trong tỉnh với nghề làm tương lúa mì truyền thống - một gia vị không thể trong các bữa ăn hàng ngày, trong các dịp lễ, tết, cưới hỏi của người Tày, Nùng. Đây là nơi tụ họp chợ phiên xã, chủ yếu buôn bán nhỏ lẻ nên hiện nay chỉ còn 30 - 40% số hộ dân làm tương chuyên nghiệp.

Tương lúa mì Thông Huề là thương hiệu nổi tiếng trong huyện Trùng Khánh, được các huyện thị lân cận biết đến, thế nhưng không phải nhờ họ biết cách quảng bá, kinh doanh tài tình mà lại là bằng “hữu xạ tự nhiên hương”. Không cần mở xưởng làm tương quy mô, hiện đại mà chính nhờ làm bằng thủ công truyền thống mới giữ nguyên vẹn mùi vị thơm ngon cũng như màu sắc vàng sánh của tương. Chính cách làm thủ công thông qua bàn tay con người mới có thể tạo ra những giọt tương vàng óng ánh thơm ngon lạ thường mà không nơi nào khác có thể giống được.

Theo chị Nông Thị Huyền (24 tuổi) ở phố Thông Huề, mới về làm dâu được hai năm và đang làm nghề tương do nhà chồng truyền dạy cho biết: “Những ngày trời nắng phải tranh thủ làm tương để phơi, những ngày mưa thì khó làm lắm. Tương ở đây có giá khoảng 30.000 đồng/chai 1 lít. Có loại chai 0,5 lít, 1 lít, 2 lít, 5 lít thì tính giá tương ứng với lượng tương đó. Để bán chạy phải làm tương thơm ngon, mà muốn như vậy phải làm nhiều công đoạn rất cầu kỳ. Tương lúa mì được dùng để kho thịt, làm nước chấm cho món luộc, làm gia vị nêm rất quan trọng trong món đặc sản khau nhục nổi tiếng của người Tày, Nùng. Trong dịp tết “So lọc” mùng 6/6 âm lịch và Rằm tháng Bảy thì mọi người mua tương về để làm nước chấm thịt vịt hoặc trộn lẫn ăn với bún, ăn ngon lắm”.

Nghề làm tương lúa mì truyền thống ở phố Thông Huề đã đem lại thu nhập ổn định cho người dân, trung bình mỗi mẻ tương mỗi hộ kiếm được từ 5 – 10 triệu đồng tùy theo số hộ làm ít hoặc nhiều. Đây là thứ gia vị, hương liệu được chế biến khá cầu kỳ, tốn nhiều thời gian cũng như sự khéo léo, kinh nghiệm của những người thợ làm tương. Tương lúa mì được xem là sự kết tinh độc đáo từ những nguyên liệu tự nhiên như lúa mì, ngải đắng và tinh khí của ánh nắng mặt trời. Nhờ vậy, món tương đã mang lại hương vị đậm đà lại vừa thơm ngon, bổ dưỡng ít có loại gia vị nào có được.

Chị Nông Thị Huyền ở phố Thông Huề đang cạo bánh tương khỏi lớp vỏ lá ngải cứu sau khi phơi nắng.
Chị Nông Thị Huyền ở phố Thông Huề đang cạo bánh tương khỏi lớp vỏ lá ngải cứu sau khi phơi nắng.

Khám phá “bí kíp” tuyệt mật nghề làm tương lúa mì

Theo các cụ cao niên ở phố Thông Huề, nghề làm tương lúa mì độc đáo này không biết có từ bao giờ, được cha ông truyền lại thì phải giữ gìn cái tinh túy của tương từ đời này sang đời khác. Muốn giữ được cái tinh túy đem lại mùi vị thơm ngon phải trải qua quy trình làm thủ công công phu, cực nhọc.

Đầu tiên thợ làm tương chọn được nguyên liệu chất lượng, chọn loại lúa mì mẩy hạt, sàng sẩy sạch sẽ, phơi khô, sau đó đem xát thành bột, hòa bột vào nước sôi nhào đều và nặn thành từng bánh tròn đường kính khoảng 20cm. Tiếp theo là đun nước sôi rồi thả bánh đã nặn xuống, đợi đến khi bánh chín nổi lên mới đem phơi nắng. Dùng lá ngải về ủ khoảng 3 – 4 tối cho bánh mốc xanh, sau đó phơi khô cho đến khi bánh có mùi thơm của lúa mì và đem về rửa sạch cho hết phần mốc xanh của lá ngải.

Công đoạn thứ hai là ngâm muối, đem bánh tương đun nước muối và lọc sạch. Bánh tương sau khi phơi khô đem bẻ từng miếng nhỏ và cho vào nước muối đã lọc ngâm khoảng 2 - 3 tuần để bánh mềm rồi đem ra phơi nắng một tuần nữa cho khô, thơm và có màu vàng. Sau đó, mang bánh đã phơi đem đi xát thành bột đặc.

Cuối cùng là công đoạn đánh tương, bánh xát thành bột đựng vào trong chậu hoặc xô rồi mang ra phơi nắng, đánh đều tương từ dưới lên sao cho các lớp tương được hấp thụ đủ ánh nắng. Công đoạn đánh tương được cho là rất quan trọng bởi nếu chưa thuần thục sẽ làm tương có mùi vị không đồng đều.

Ông Hoàng Văn Vinh (53 tuổi) ở phố Thông Huề, xã Thông Huề - một thợ làm tương có kinh nghiệm lâu năm cho hay: “Làm tương không hề đơn giản. Muốn có được mẻ tương thơm ngon thì người thợ phải tinh ý, có kinh nghiệm. Chỉ việc đảo tương một lần vào mỗi buổi sáng cũng cho ra chất lượng khác. Cách khuấy tương qua loa hay khuấy đều từ đáy cũng thành mùi vị khác. Nghề làm tương cũng mang lại mức thu nhập ổn định cho gia đình tôi, nếu so với mức sống ở nông thôn thì làm tương mang lại thu nhập khá hơn, đảm bảo được cuộc sống cho gia đình”. 

Theo anh Hoàng Văn Thịnh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thông Huề - một cán bộ trẻ lớn lên ngay tại phố Thông Huề cho biết: “Tương ở Thông Huề có chất lượng rất tốt, được nhiều hộ gia đình tin dùng nhưng lại chưa tiến xa mở rộng thị trường xa hơn bởi những khó khăn mà nghề tương cùng người dân nơi đây đang phải đối mặt. Đây cũng là bài toán khó cho nhân dân và chính quyền địa phương trong việc phát triển và bảo vệ làng nghề truyền thống.

Thứ nhất, tương Thông Huề chưa có một quy định chung về nhãn mác, chai lọ chung mang thương hiệu làng nghề tương, thậm chí còn không có nhãn mang thương hiệu riêng của gia đình. Thứ nữa là nguồn vốn để mở rộng thị trường còn hạn hẹp, các hộ gia đình làm tương kinh doanh không được hỗ trợ vốn, do kinh doanh tương làm chủ yếu bằng phương pháp thủ công, phụ thuộc vào thời tiết. Chủ yếu các hộ gia đình bỏ tiền ra tự tiêu tự sản nên việc làm tương còn bấp bênh không ổn định”.

Đọc thêm

Phát triển Đồng bằng sông Hồng 'truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững'

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Sáng 9/5, kết luận Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với tư duy mới, cách làm mới, niềm tin mới, tầm nhìn mới, tạo ra giá trị mới, triển khai thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng đảm bảo “truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững”.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát trong thực hiện chính sách đất đai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào 1/7/2024 (sớm hơn so với quy định trong Luật là từ 1/1/2025) và một số cơ chế, chính sách quan trọng khác liên quan đến đất đai.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển Vùng; kế hoạch điều phối Vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của Vùng.

Sáng kiến, giải pháp phòng, chống nắng nóng trong mùa huấn luyện

Dựng các lều lán chống nắng khi luyện tập. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Mùa nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị trong quân đội. Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả, góp phần bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội trong thực hiện các nhiệm vụ.

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Hiệu quả chuyển đổi số

Ảnh minh họa (Ảnh internet).
(PLVN) - Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được tập trung đẩy mạnh xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu; dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp (DN) đạt nhiều kết quả nổi bật; kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển tích cực... là một số thành công được nêu lên tại Văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS).

Khẩn trương luật hóa quản lý xe điện 4 bánh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 7/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về việc thí điểm hoạt động xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện (xe điện 4 bánh) chở khách tham quan, du lịch trong khu vực hạn chế.