Yêu cầu tính toán để nâng sức cạnh tranh của đường sắt

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác phát biểu tại buổi kiểm tra.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác phát biểu tại buổi kiểm tra.
(PLO) - Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thông qua Tổ công tác tại buổi làm việc với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam về việc thực hiện các giải pháp liên quan đến bảo đảm mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2017, diễn hôm qua (14/8).

Tại buổi kiểm tra, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác cho biết, buổi kiểm tra nhằm đánh giá đầy đủ, toàn diện tình hình thực hiện các nhiệm vụ Thủ tướng, Chính phủ giao Tổng Công ty và việc thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tăng sản lượng khai thác, vận chuyển hành khách, hàng hóa. Đồng thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để có hướng giải quyết hoặc biện pháp tháo gỡ, điều chỉnh.

Tư tưởng bao cấp vẫn còn đè nén

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, thông qua Tổ công tác, Thủ tướng yêu cầu Tổng Công ty báo cáo, làm rõ 6 vấn đề được cả nước quan tâm, với yêu cầu cần thực sự đổi mới, thay đổi căn bản ngành vận tải này.

Thứ nhất, về tình hình sản xuất kinh doanh và công tác quản trị. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 đạt hơn 6.500 tỷ đồng, tuy nhiên so với năm 2015 giảm 12%.

“Trong thời điểm hiện nay, có thể nói đường sắt kém hấp dẫn, kém cạnh tranh so với các ngành khác, từ chất lượng, an toàn, thị phần giảm dần qua các năm. Chúng ta có hạ tầng đầu tư từ Bắc tới Nam nhưng rất lâu đời, các vấn đề khổ đường sắt, chất lượng hạ tầng, toa xe… còn ít được quan tâm. Việc đầu tư kho bốc xếp, cảng bốc xếp, kết nối đường sắt với ga hàng không, đường biển, các khu công nghiệp… cũng ít được quan tâm”, Bộ trưởng Dũng nêu rõ và cho biết, Thủ tướng yêu cầu Tổng Công ty tính toán để nâng sức cạnh tranh. “Hay nói cách khác là có vẻ tư tưởng bao cấp vẫn còn đè nén trong thời kinh tế thị trường. 

"Thủ tướng nhắc các anh suy nghĩ thêm”.

Vấn đề thứ hai là về an toàn đường sắt, chất lượng lao động, ý thức trách nhiệm của người lao động. Đặc biệt người dân rất lo ngại tình hình tai nạn giao thông đường sắt, tuy có giảm so với năm 2016 nhưng các vụ việc xảy ra gần đầy liên quan đến an toàn tàu chạy, gây hư hỏng toa xe, kết cấu hạ tầng gây thiệt hại về người…

Bộ trưởng nhắc tới các vụ việc cụ thể như tai nạn tại ga Yên Viên, Hà Nội và sự cố điều hành 2 đoàn tàu vào cùng một đường ở ga Suối Vận (Bình Thuận) tuy không gây thiệt hại lớn nhưng cho thấy ý thức, trách nhiệm chưa cao của cán bộ, người lao động.

Thứ ba, cần kêu gọi các nhà đầu tư tham gia khai thác, triển khai xã hội hóa các dịch vụ hạ tầng. Thứ tư, phải quan tâm đẩy mạnh khai thác hạ tầng hiện có. Trong điều kiện khó khăn về vốn đầu tư, cần có giải pháp duy trì an toàn, tập trung khai thác tối đa năng lực trên từng tuyến cụ thể.

Thứ năm, Thủ tướng nhắc nhở Tổng Công ty về công tác tổ chức, quản lý và thực hiện các dự án nâng cấp cải tạo các đường ngang, nhất là việc phối hợp với địa phương xây dựng các đường gom.

Cuối cùng, Thủ tướng lưu ý đến vấn đề cổ phần hoá và thoái vốn vì hiện việc cổ phần hoá được thực hiện khá tốt nhưng việc thoái vốn chưa đạt yêu cầu.

Quyết tâm khắc phục bất cập

Giải trình với Tổ công tác, ông Vũ Anh Minh – Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, kết cấu hạ tầng đường sắt của nước ta hiện giờ rất lạc hậu, tốc độ bảo trì cũng rất chậm. “Theo tốc độ bảo trì hiện nay thì phải mất 70 năm nữa mới quay hết một vòng bảo trì. Nhưng nếu đến 70 năm nữa thì không biết sản phẩm còn lại gì? Rồi khi ấy sẽ có những hạng mục bị hỏng nặng hơn thì tính thế nào?”, ông Minh nêu thực trạng.

Lý giải nguyên nhân hành khách không “mặn mà” với đường sắt, ông Minh thừa nhận: “Khách bỏ đường sắt là do chất lượng dịch vụ, mà dịch vụ ở đây chính là chất lượng vệ sinh. Để cứu vãn tình hình này, chúng tôi áp dụng giải pháp nâng cao chất lượng vệ sinh tàu ở cả 2 đầu ga, vệ sinh nội thất và ngoại thất”.

Ông Minh cũng cho biết, vì vận tải đường sắt vẫn là kinh tế xương sống của ngành giao thông vận tải nên Tổng Công ty quyết tâm giữ những ưu điểm của đường sắt như vận tải khối lượng lớn, tính an toàn, chỉ số đúng giờ cao, các ga đường sắt tạo điều kiện cho dân đi lại... Song song, ngành sẽ khắc phục những nhược điểm như tốc độ di chuyển còn chậm, chất lượng dịch vụ kém.

Về an toàn đường sắt, ông Minh cho biết Tổng Công ty đã có báo cáo, đề xuất với Chính phủ gói nâng cấp hàng trăm đường ngang giao cắt với đường sắt. Bởi thực tế có những điểm dù có còi, có biển báo nhưng lái xe vẫn cố cho vượt đường sắt, gây tai nạn và đường sắt cũng phải chịu không ít thiệt hại.

Đọc thêm

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.