Xuyên đêm băng rừng vận động người dân nộp vũ khí tự chế

Người dân đến giao nộp vũ khí cho đồn biên phòng và công an xã
Người dân đến giao nộp vũ khí cho đồn biên phòng và công an xã
(PLO) - Trèo đèo lội suối lên rẫy tìm gặp bà con dân bản, áo bộ đội bao lần áo khô rồi lại ướt đẫm mồ hôi. Đường đến nhà dân, bộ đội đi đến đến nỗi “mòn đường chết cỏ”; rồi những cuộc rượu xuyên đêm, làm “mềm cái bụng” để bà con nói câu thật lòng. Đó là hành trình đầy gian nan, vất vả của bộ đội biên phòng trong quá trình vận động bà con giao nộp vũ khí tự chế.

Một khẩu súng, 10 lần băng rừng thuyết phục

Ở vùng cao A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế), do điều kiện địa hình rừng núi hiểm trở, đất đai cằn cỗi nên đời sống người dân rất khó khăn, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế. Cuộc sống khó khăn cũng dẫn đến việc người dân có khi mưu sinh bằng súng tự chế để săn bắn động vật. Để vận động được bà con chấp hành pháp luật, giao nộp súng tự chế, lực lượng bộ đội biên phòng đồn Nhâm đã trải qua không biết bao nhiêu gian nan, vất vả, tâm huyết.

Thấy chúng tôi ai nấy mặt mũi phờ phạc sau quãng đường rừng vượt đèo dốc quanh co đến thôn Ka Lèng, xã Nhâm, ông A Viết Cam (người Pa cô) lắc đầu cười. “Mấy cô chú đi bấy nhiêu, đâu bằng chú Hùng lội suối, băng đèo, lên tận rẫy trên xanh để gặp mình vận động”.

“Chú Hùng” mà ông nhắc chính là cán bộ Đồn biên phòng Nhâm, anh Bùi Văn Hùng, người đã theo chân ông không biết bao nhiêu ngày, lội qua không biết bao nhiêu sông, suối, đường rừng để vận động ông Cam giao nộp súng tự chế.

Ông Cam kể, rẫy của ông xa nhà. Mỗi lần đi rẫy, ông ở hẳn trên lán trại từ 5 – 10 ngày. Để tiếp cận ông, anh Hùng phải lặn lội lên rẫy tìm. Đường vào rẫy rất xa, lại khó đi. Xe máy chỉ chạy được đến bìa rẫy, sau đó phải cuốc bộ hơn ba tiếng mới đến nơi. “Lần nào đến nơi, áo chú Hùng cũng ướt đẫm mồ hôi.

Chú Hùng nói dùng súng bắn con thú trên rừng, chẳng may trúng người đi rẫy thì nguy hiểm lắm. Nếu mình cứ bắn thú rừng mãi, đời sau con cháu mình sẽ không thấy được con thú trên rừng. Chú Hùng nói mãi, nhưng tui vẫn chưa chịu nghe. Cây súng đó nhiều tiền, lại dùng để kiếm thức ăn, giao cho bộ đội tiếc lắm”, ông Cam cười ngại ngần. Phải đến khi áo bộ đội Hùng ướt hơn chục lần vì lên rẫy tìm, ông Cam mới đồng ý giao nộp súng.

Còn anh Hồ Văn Kum (thôn Ka Lèng) thì giấu súng trên rẫy, nhưng miệng cứ nhất quyết bảo mình không có. “Mình nói với bộ đội, nếu không tin, thì cứ lên rẫy mà tìm”, Kum đưa tay gãi gãi mái tóc rối bời cười cười nhớ lại. Kum là một trong những “ca” khó nhất trong quá trình vận động. Bộ đội đi đến nhà hơn chục lần, mòn cả gót giày nhưng anh vẫn không thừa nhận.

Bộ đội phải lên tận rẫy để tìm, nhưng Kum đã theo con chim, con sóc chạy vào tận rừng sâu mãi không chịu về. Kum bắn chim, kiếm mồi để nhậu với bạn bè. Phải đến khi bộ đội Hùng uống rượu với Kum ba lần, Kum mới chịu nói thật cái bụng.

Bộ đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí
Bộ đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí

Cũng như anh Hùng, anh Mai Quốc Trung, cán bộ đồn biên phòng Nhâm cũng không thể đếm hết bao nhiêu lần vượt rừng, vượt núi lên rẫy. Anh tâm sự, người dân đi rẫy có khi ở lại vài ngày, nhiều khi đi lâu, họ ở luôn từ 10 ngày đến nửa tháng. Bộ đội muốn gặp bà con, phải tìm lên tận rẫy. Rẫy của họ ở trên đồi cao, phía bên kia con sông An Sáp.

Lúc bộ đội dùng thuyền ngược sông, tìm lên rẫy, bà con đứng trên đồi cao, dễ dàng nhận thấy mà tìm cách trốn biệt tăm. Người tìm cứ kiên trì, người trốn cứ mải miết trốn. Bộ đội không kể hết được bao nhiêu lần đi tìm dấu vết bà con. “Mỗi lần thấy bộ đội lên rẫy, mình đứng ở rẫy trên núi cao thấy bộ đội là mình ôm súng tự chế đi trốn vì sợ mất”, anh Hồ Văn Kom (thôn A La, xã Hồng Thái), người từng được anh Trung vận động thành công giao nộp súng tự chế bộc bạch.

Còn anh Trung thì lắc đầu kể:  “Ngược dòng A Sáp, đừng tưởng nhìn lên đồi cao mà nghĩ là gần. Nhìn thấy nương rẫy của bà con trước mặt nhưng phải đi bộ mấy tiếng mới đến nơi. Bà con không muốn gặp, thấy mình từ xa đã lẩn vào rừng trốn. Mình đến nơi, chỉ còn lán trại vắng hoe. Nhiều khi bếp than vẫn còn hồng, nhưng biết tìm người ở đâu giữa mênh mông rừng rẫy”. 

Bộ đội chỉ còn biết kiên trì chờ đợi. Chờ nửa ngày, rồi một ngày… Gạo của bà con ở lán, mắm muối cũng ở đây. Nhiều khi nồi cơm bà con vừa nấu chín còn chưa kịp ăn, cuối cùng cái bụng đói họ cũng về trại, chẳng thể trốn mãi được.

Gian nan những cuộc “đấu lý”

Lý giải việc mình từng dùng súng tự chế, anh Kum kể lại chuyện mình từng “cãi lý”: “Con khỉ, con chim ăn ngô ăn sắn của mình, mình bắn. Nhà không có thức ăn, mình vào rừng bắn chim, bắn thú. Thú trong rừng, chứ đâu phải của riêng ai. Bộ đội nói sử dụng súng tự chế là sai, bắn thú rừng cũng sai, còn có thể gây nguy hiểm cho người khác, không nên làm. Nhưng không làm thì lấy thức ăn đâu cho cả nhà mình ăn?”. 

Đồng bào A Lưới hầu hết vẫn còn rất nghèo. Bữa cơm hầu hết chỉ có rau rừng, có khi là vài con cá bắt dưới suối hay mấy con chim, con sóc trên rừng. Không có tiền, nên chẳng mấy ai ra chợ mua cá thịt về ăn. Họ cải thiện bữa cơm nhờ vào cây súng tự chế và mấy con thú trong rừng là chính. 

Chưa có vợ, nên anh Kum dùng súng tự chế chẳng phải để cải thiện bữa cơm. Kum bắn chim chóc, chỉ để có mồi nhậu với bạn bè. Kum từng “cãi”, súng của mình thì mình dùng. Bộ đội không thể lấy được. Còn anh Hồ Văn Ngọc thì bảo: “Bộ đội cứ nói mãi, mình ghét lắm. Gặp bộ đội từ xa, mình liền đi hướng khác.

Con chim ăn hết lúa của mình trên rẫy, mình không bắn nó, lúa đâu cho mình với vợ con ăn. Bộ đội nói để súng trong nhà, lỡ con cái đem ra nghịch, thì nguy hiểm lắm. Nhưng mình vẫn không nghe. Mình đem súng cất trong lán trại. Súng của mình, chứ phải của mình ăn cắp ăn trộm đâu? Nên bộ đội không thể lục soát được”. 

Đối với bộ đội Trung, chuyện vận động anh Ngọc cũng là một kỷ niệm đáng nhớ. Dùng đủ mọi phương pháp nhưng vẫn không lay chuyển được ý chí của anh Ngọc. Nhiều khi anh Ngọc còn vẻ tức tối hỏi bộ đội: “Bộ đội lấy súng về, để bộ đội sử dụng à?”, khiến bộ đội cũng dở khóc dở cười. 

Ông Cam, anh Ngọc, anh Kum, cũng như nhiều người dân khác ở địa phương mình đều đã quen với cây súng tự chế bên mình mỗi khi lên rẫy. Súng để họ bắn con chim, con chuột ăn sắn ăn ngô trên nương rẫy. Súng cũng là công cụ để họ kiếm thêm miếng thịt cải thiện bữa ăn gia đình. Mỗi cây súng tự chế (bắn hơi cồn), phải mua gần hết 1,5 triệu đồng tiền nguyên vật liệu.

Bộ đội đến tận nhà dân chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi
Bộ đội đến tận nhà dân chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi

Nếu mua mới, phải mất từ 2 triệu -2,5 triệu. Cuộc sống của bà con ở vùng cao khó khăn, nên đây là một tài sản tương đối lớn, chẳng dễ dàng gì họ giao ra. Nhưng bộ đội vẫn luôn có cách.

Nhà anh Ngọc nằm lẫn trong vườn sắn trập trùng. Trưa vùng cao, nắng vàng rải khắp sân nhà. Trước sân, vườn sắn xanh mướt lấn cả vào mép sân. Gió trưa nhè nhẹ thổi, cuốn mấy cọng lá sắn khô cong queo, chạy lào xào trên sân, như đang chơi trò đuổi bắt. Con gà trống sau vườn bất chợt cất tiếng gáy. Tiếng gà gáy vang xa giữa buổi trưa nhẹ nhẹ trôi, càng làm cho không gian nơi đây yên bình đến lạ.

Anh Ngọc thủ thỉ, xưa nay vợ chồng anh làm việc rất chăm chỉ, nhưng mãi không đủ ăn. Sáng sớm đã lên rẫy, tối mịt mới về, nhưng vẫn phải khoai sắn quanh năm. “Nhờ bộ đội Trung chỉ cách, trước tôi chỉ trồng sắn để ăn, nay nhà tôi còn trồng sắn để bán. Ngày trước chỉ trồng sắn trên đồi trên núi, nay đất sau vườn nhà cũng không cho nghỉ. Hết mùa sắn lại chuyển sang trông ngô.

Sắn ngô bán được tiền. Có tiền mua thức ăn, không cần bắn chim bắn chóc nữa. Nhiều người còn biết mua lưới vây lại, để nuôi gà nuôi vịt, rồi mang ra chợ bán để đổi thức ăn”. Anh Ngọc cũng bảo, giờ mình hiểu rồi, cây súng rất nguy hiểm, để trong nhà lỡ con cái nghịch, thì nguy hiểm đến tính mạng. Biết bộ đội không phải nói chơi như lúc đầu anh vẫn nghĩ, nên giờ anh đã giao nộp súng.

Chăm chỉ trồng nhiều sắn, trồng nhiều ngô để bán chứ khô chỉ để ăn như ngày xưa, rồi nuôi gà nuôi vịt bán có tiền, anh Kum đã biết ra chợ huyện mua tay lưới về đánh cá. Đêm xuống, anh Kum ra sông A Sáp thả lưới, thế là có thức ăn tươi. Từ ngày giao nộp súng, mất “cần câu” thực phẩm, nhưng nhà anh Kum thường xuyên có cá ăn.

Ông Cam khi hiểu ra, không chỉ tự giác giao nộp súng, mà con khuyên em trai ông cũng chấp hành pháp luật. “Còn nhiều cách khác để kiếm thức ăn, chứ không phải chỉ dùng súng mới được”. Chàng thanh niên tên Kum cũng kêu bạn bè giao nộp súng.Bạn bè nghe Kum ai cũng lắc đầu không chịu, bảo “vậy sao có mồi nhậu được?”.

Nhưng Kum nói, mình cầm súng lên rẫy bắn con chim, lỡ trúng phải người thì nguy hiểm lắm. “Chỉ cần mình chăm chỉ làm rẫy, rồi đi vác keo, vác tràm thuê, kiếm được tiền, thì lo gì không có mồi, không có thức ăn?”, Kum cười tươi rói, không còn tiếc nữa.

Đồn BP Nhâm được giao phụ trách 26 thôn thuộc 4 xã Nhâm, Hồng Bắc, Hồng Thái, Hồng Thượng (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế). Đây là địa bàn có năm dân tộc ít người chung sống là Pa Cô, Ca Tu, Pa Hy, Vân Kiều, Tà Ôi. Trước những biện pháp quyết liệt, cùng với sự hỗ trợ của chính quyền và người dân, chỉ trong năm 2016, bà con đã tự giác giao nộp cho Đồn BP Nhâm 43 khẩu súng tự chế

Đọc thêm

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư. 

“Chìa khóa” để hưng thịnh, giàu mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Dành ưu tiên hàng đầu cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 6/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 trụ cột để Gia Lai phát triển sâu sắc, toàn diện

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Tấn Lực
(PLVN) - Tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Lai ngày 6/1, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Gia Lai cần bám sát vào các Nghị quyết của Trung ương, các quy hoạch và chiến lược đã được duyệt, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế Gia Lai một cách sâu sắc, toàn diện dựa trên 3 trụ cột chính: Nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.

Có hơn 5 nghìn văn bản liên quan đến điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 41. (Ảnh: Nghĩa Đức)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và quyết định một số nội dung quan trọng, cấp bách khác theo thẩm quyền liên quan tới việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và gần 300 luật liên quan đến chuyên ngành, đến tổ chức. Bộ Tư pháp cũng đã tổng kết có khoảng 4.922 văn bản nghị định, thông tư liên quan tới việc điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính.

Báo Pháp luật Việt Nam giành giải Báo chí Diên Hồng

Trao bằng khen của Văn phòng Quốc hội tặng 20 tập thể có nhiều đóng góp cho giải Diên Hồng lần thứ ba.
(PLVN) - Tối 5/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025. Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được trao hai giải tại sự kiện. 

Tối nay - 5/1 diễn ra Lễ trao Giải Diên Hồng năm 2025

Khung cảnh tổng duyệt Lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ Ba, 2025. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025 được tổ chức vào tối nay tại Hà Nội, đúng dịp kỷ niệm 79 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam.

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn
Chiều 4/1, dự Hội nghị công bố Quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn. Việc triển khai thực hiện Quy hoạch không phải là nhiệm vụ của riêng TP Hồ Chí Minh mà là nhiệm vụ của cả vùng, cả nước.