Xúc động chuyện cậu bé chỉ thích... đập bóng vào góc tường

Xúc động chuyện cậu bé chỉ thích... đập bóng vào góc tường
(PLVN) - Giữa đô thành tấp nập, sự kiên trì chăm sóc đứa con tật bệnh mang tên Misa của đôi vợ chồng ở Hà Nội làm lay động lòng người. 

Misa ôm bố nào

Tối mùa đông, gió bên ngoài rít lên từng đợt lạnh lẽo đối lập hoàn toàn với không khí ấm áp bên trong căn chung cư ở Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Cả nhà ăn cơm xong, Misa một mình thơ thẩn ở góc ghế sofa của riêng mình. Em đập bóng vào tường. Góc tường đầy vết bẩn do bóng quệt. Góc khác nguệch ngoặc những nét vẽ bằng bút màu của cậu bé 15 tuổi. Bố mẹ dành riêng khoảng không lớn ở phòng khách cho em. 

Cậu bé Misa trắng hồng, hơi gầy một chút, nhỏ bé hơn nhiều so với tuổi thực. Misa đến tuổi dậy thì nhưng trong hình hài đứa trẻ cấp một, quanh năm đùa nghịch ở nhà. Có lẽ, nếu không bị căn bệnh về não từ khi sinh ra, giờ này, em có ngoại hình rất “bảnh”, đang chuẩn bị thi vào cấp 3 rồi. Bố Misa hào hứng khoe với tôi những bức ảnh lúc nhỏ của em. Misa khi ấy khoảng 3,4 tuổi; trông bụ bẫm lắm. Ấn tượng nhất là đôi mắt sáng cho đến tận bây giờ.

Misa hay cười nhưng em…không thể nói. 15 năm của cuộc đời, cậu bé chưa từng một lần cất tiếng gọi cha, gọi mẹ. Mẹ em đã khao khát nhường nào hai tiếng “Mẹ ơi” từ con mình. Cô khẽ nhoẻn miệng dù mắt đã thấp thoáng nước, nói bằng giọng nghẹn ngào: “Misa không thể nói nhưng cô hiểu được tình cảm của Misa. Misa ôm mẹ, hôn mẹ, tình cảm lắm, như thế cũng hạnh phúc rồi em".

Misa quanh quẩn mãi bên góc của em ở ngôi nhà, nhưng Misa không cô đơn vì em luôn luôn có bố mẹ yêu thương.

Misa quanh quẩn mãi bên góc của em ở ngôi nhà, nhưng Misa không cô đơn vì em luôn luôn có bố mẹ yêu thương.

Mẹ Misa từng là cô giáo tiếng Anh tại một trường danh tiếng. Thế nhưng cô quyết định hy sinh sự nghiệp, ở nhà toàn tâm toàn ý chăm sóc đứa con thiếu may mắn của mình.

Từ cách mẹ Misa chuẩn bị bữa ăn cho Misa đủ để hiểu được tấm lòng người mẹ yêu con đến thế nào. Cô vừa đảo nồi cháo vừa chia sẻ: “Bữa ăn của Misa là phải đủ chất em ạ, có cá hồi này, có rau xanh này, có thịt nữa. Misa không ăn được đồ cứng nên cô phải xay rồi nấu như cháo. Vì Misa không thể nói nên em đau ở đâu, mệt chỗ nào khó biết lắm. Vậy nên cô phải chăm em thật cẩn thận, ăn uống đủ chất để em không bị ốm, không bị khó chịu”.

Người mẹ ấy, mười mấy năm gần như ngày nào cũng bên cạnh con. Cô có ba người con, yêu thương cả ba nhưng người con thứ hai – Misa thiệt thòi nhất nên ưu tiên nhất. Cô luôn luôn dặn dò những con khác yêu thương người em/anh thiếu may mắn của mình.

Bố cậu bé, cũng là một thầy giáo. Dù bận rộn với lịch giảng dạy và nghiên cứu song không quên dành thời gian cho con mình. Bố Misa cho biết, lúc em sinh ra bình thường. Nhưng đến giai đoạn phát triển ngôn ngữ thì gặp vấn đề. Ban đầu Misa được chẩn đoán là tự kỉ. Khi ấy, ông cũng tìm rất nhiều tài liệu về hội chứng phổ tự kỉ nhưng sau này phát hiện ra con mình không phải như vậy. Hai vợ chồng ông tìm đủ mọi mọi cách, nghe ai mách chỗ nào là đến chỗ đó khám chữa cho con. Nhưng tất cả đều không khả quan. Em vẫn vậy, vẫn cứ chẳng nói chẳng rằng, gặp người lạ thì hét lên hoặc chạy nhảy lung tung.

Khi người mẹ kể về 3 năm đưa con đi viện châm cứu cũng là lúc mắt cô đỏ hoe, hai hàng nước mắt chỉ trực trào ra. "Mỗi lần kim xuyên qua da thịt con, cảm giác tim mình cũng nhói lên, đau lắm", cô bộc bạch.

Nỗi đau của bố mẹ được bù đắp lại bởi những cử chỉ yêu thương của Misa, em không thốt được ra lời nhưng thấy bố đi làm về là mừng, mẹ bảo gì thì biết làm đấy. Bố em gọi: “Misa ôm bố cái nào”, cậu bé liền dành cho bố cái ôm chứa đầy yêu thương.

  Chia sẻ của bố Misa về con mình

Có con là hạnh phúc

Bố em tóc đã điểm sợi bạc. Người mẹ đã ngoài tứ tuần. Ở tuổi đó, người ta con cái đề huề, có người lên chức ông bà ngoại, còn họ vẫn mãi nuôi một đứa trẻ không thể lớn là Misa, đứa trẻ chỉ thích chơi bóng ở nhà. Người cha suốt buổi nói chuyện không thôi hướng mắt về con mình.

Bố mẹ Misa chắc hẳn có niềm khao khát rằng con mình được như bao trẻ khác. Tuy nhiên, khi được hỏi "Misa bị bệnh như thế, bố mẹ có chán nản không?", hai vợ chồng đều chung quan điểm: con mình sinh ra như vậy, mình chấp nhận.

"Coi như là trời Phật thương em, gửi xuống một gia đình hiền lành để chăm sóc đứa trẻ kém may mắn. Em bị bệnh như thế, không thốt ra tiếng nhưng em thương bố mẹ lắm. Với bố mẹ Misa có em là hạnh phúc, có khi còn hơn đẻ con ra không dạy được lại mắc vào tệ nạn. Thậm chí, vợ chồng cô còn đặt ra nguyên tắc “không được ốm” để chăm con", người mẹ giãi bày. 

Mẹ của Misa khi thấy những cặp vợ chồng có con cái đàng hoàng mà xảy ra xích mích thường nói rằng: “Các em may mắn hơn chị đấy, hãy biết trân trọng”. Người mẹ lặng thầm hy sinh để nhận về những khoảnh khắc vui khi bảo con bật quạt, con biết bật, bảo con ôm con biết ôm... 

Ra về, người viết muốn ôm Misa một cái, mẹ em bảo em thích bắt tay khách hơn. Em e dè khi bàn tay tôi chìa ra nhưng chẳng hề ngại ngần khi ôm bố, hôn lên má mẹ. Có lẽ tình yêu thương, sự kiên trì của bố mẹ em không thể làm cho em trở nên bình thương như những em bé khác nhưng đủ để em cảm nhận và biết trao lại tình cảm. 

* Nhân vật xin được giấu danh tính.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...

Lời hẹn ước xúc động của “ông nội” ở Làng Nủ

Thầy Khang chụp ảnh cùng 22 "cháu nội". (Ảnh: Vietnamnet)
(PLVN) -  Trong chuyến hành trình vượt gần 300km đến Làng Nủ (Lào Cai), thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie, đã mang theo không chỉ trái tim tràn đầy tình yêu thương mà còn có một lời hẹn ước đặc biệt. Khoảnh khắc gặp gỡ tại ngôi làng mới được tái thiết, không chỉ chứng kiến những giọt nước mắt hạnh phúc mà còn mở ra một trang mới trong “cuốn sách cuộc đời ” của 22 đứa trẻ may mắn được ông yêu thương và bảo bọc.