Xuân Đỉnh-Từ Liêm – Hà Nội coi thường người dân

Gần một năm nay, không chỉ công dân xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, mà người dân đến địa phương này khốn khổ khi lưu thông trên đường Xuân Đỉnh vừa chật lại bị cày xới nghiêm trọng. Đáng nói là góp phần đẩy người dân vào cảnh khốn khó có sự cẩu thả đến coi thường người dân của nhà thầu sửa chữa con đường này và sự thờ ơ của chính quyền địa phương.

Gần một năm nay, không chỉ công dân xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, mà người dân đến địa phương này khốn khổ khi lưu thông trên đường Xuân Đỉnh vừa chật lại bị cày xới nghiêm trọng. Đáng nói là góp phần đẩy người dân vào cảnh khốn khó có sự cẩu thả đến coi thường người dân của nhà thầu sửa chữa con đường này và sự thờ ơ của chính quyền địa phương.

Bất công...

Xuân Đỉnh có diện tích khá rộng, dân số đông được trải trên 5 thôn Đông, Trung, Nhang, Lộc, Cáo Đỉnh và Tân Xuân. Với chiều dài chừng 2km nối đường Xuân La (quận Tây Hồ) với đường Phạm Văn Đồng, trừ thôn Tân Xuân, đường Xuân Đỉnh chạy qua 4 thôn còn lại có vai trò “huyết mạch” của người dân địa phương khi bám đường có trụ sở Đảng ủy, UBND, công an và trạm y tế, trường cấp 1, 2 và 3 Xuân Đỉnh. Ngoài dân cư đông đúc, con đường còn là nơi lưu thông của một lượng lớn của người dân, phương tiện vãng lai từ đường Xuân La sang đường Phạm Văn Đồng và đặc biệt là học sinh theo học trường cấp 3 Xuân Đỉnh.

ùcwvg
Một số con đường Xuân Đỉnh, mặc dù các cơ quan chức năng cũng đã cắm mốc mở rộng mấy chục năm nay nhưng vẫn không có gì thay đổi.

Vậy nhưng, hàng chục năm nay con đường này vẫn không có gì thay đổi khi chiều ngang chừng 6m, không hề có vỉa hè và ngày càng bị lấn chiếm, xuống cấp nghiêm trọng.

Điều đáng nói, cùng nằm trên một trục đường nhưng đoạn chạy qua phường Xuân La, quận Tây Hồ (đường Xuân La) thì con đường được mở rộng hàng chục mét với 4 làn xe, thảm nhựa phẳng lỳ và vỉa hè rộng thoải mái; Nhưng khi chạm cổng làng Xuân Đỉnh, con đường mang tên Xuân Đỉnh bị thắt nút cổ chai chiều rộng chỉ còn 1/3. Ông Trần Tuấn An – trú tại thôn Nhang ngậm ngùi: “Thật không công bằng, hai địa phương nằm sát nhau và cùng chung một trục đường, nhưng ngoài Xuân La thì đường rộng thênh thang, sạch sẽ; Xuân Đỉnh thì không những chật hẹp, xuống cấp mà còn bẩn thỉu, ô nhiễm”.

Theo người dân cho biết, trước đây cả đường Xuân La và Xuân Đỉnh đều bé như nhau, nhưng khi Xuân La thuộc về quận Tây Hồ thì được đầu tư mở rộng và nâng cấp. Còn đường Xuân Đỉnh, mặc dù các cơ quan chức năng cũng đã cắm mốc mở rộng mấy chục năm nay nhưng vẫn không có gì thay đổi. Đã vậy, tình trạng người dân lấn chiếm để buôn bán, chợ búa, xe tải hạng nặng chở vật liệu xây dựng ngày đêm cày phá và sự gia tăng cơ học về dân số khiến con đường ngày càng thảm hại với ổ gà, ổ voi.

Bên cạnh đó, do không có hệ thống thoát nước đầy đủ nên mỗi khi mưa xuống hay vào mùa làm bánh, mứt con đường còn mang thêm trọng trách thoát nước thải với mùi xú uế nồng nặc. Bởi vậy mới có chuyện, Xuân Đỉnh trước đây luôn dẫn đầu thành phố về vệ sinh và y tế, nhưng gần đây địa phương này luôn là địa phương đầu tiên xuất hiện dịch tả. Kêu mãi chẳng thấu, một số người dân tự bỏ kinh phí để nâng cấp theo kiểu chắp vá nhưng cũng chẳng được bao lâu đường lại bị ngập và lở lói.

Coi thường người dân

Mấy tháng trước đây, người dân Xuân Đỉnh khấp khởi mừng khi thấy có người dùng máy định vị ngắm nghía con đường: “Chắc là để mở rộng hoặc chí ít cũng nâng cấp”. Mấy tháng sau người dân thấy từng đoạn dọc theo con đường xuất hiện từng tốp thợ đào đất đặt cống hộp rộng chừng…40cm. Đã thế, cống được đặt xiên xẹo, vướng chỗ nào thì bỏ cách nhật chỗ đó mà không có sự kết nối thông suốt. Những đoạn song song với việc đặt cống, vỉa hè được lát gạch block sạch sẽ theo kiểu có đoạn hè…rộng hơn lòng đường.

Nhiều người lắc đầu, nhưng nghĩ chật hẹp nhưng được nâng cấp còn hơn không. Ai dè, sau nhiều tháng thi công một số đoạn được trải nhựa, nhiều đoạn còn lại chạy qua thôn Trung, thôn Đông bị đơn vị thi công đào bới, nhét cống xuống rồi để đấy, khiến đường đã chật lại càng chật hơn.

Bà Đào Hồng Thanh – Thôn Đông bức xúc: “Họ quá coi thường người dân. Không làm thì thôi, ai đời đào đường lên bỏ cống xuống rồi để đó đánh bẫy người đi đường. Hôm trước, trời mưa có chị chở con nhỏ đi học bằng xe máy, nhưng bị trượt bánh từ nắp cống khiến hai mẹ con ngã bẩn hết, con bé còn bị rách cả đùi”. Còn ông Trần Công Chính – Thôn Trung thì lắc đầu: “Con đường này sáng, chiều nào cũng tắc, lãnh đạo thành phố nên một lần xuống đây để chứng kiến nỗi khổ của người dân. Đơn vị thi công thiếu trách nhiệm, nhưng chính quyền địa phương cũng thờ ơ trước nỗi khổ của dân thì thật không còn biết nói gì”

Thiết nghĩ, UBND TP Hà Nội cần nhanh chóng chỉ đạo kiểm tra thực trạng này. Nhiều người dân khi được hỏi đã thẳng thắn: Đã cắm mốc thì nên triển khai mở rộng, làm mới tuyến đường nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân; nếu không cũng cần nâng cấp đồng bộ và nhanh chóng, chấm dứt ngay việc coi thường người dân khi công trình bị bỏ dở như hiện nay.

Lê Thanh

Tin cùng chuyên mục

[Truyện ngắn] Tim Rắn

[Truyện ngắn] Tim Rắn

(PLVN) - Lục theo bạn đến làng rắn cách nhà gần hai mươi cây số chén đặc sản. Đến quán, hả hê chọn rắn và xem đám nhân viên biểu diễn các tiết mục chế biến. Nhìn những con rắn oằn oại trong tay những tay thợ thịt chuyên nghiệp, chờ đợi chút ít trong háo hức là ngồi vào bàn....

Đọc thêm

Hệ thống phạt nguội trên QL1A bị khiếu nại phạt oan: “Phép vua” trong luật chẳng lẽ thua “lệ làng” CSGT?

Chuyên gia Bùi Danh Liên: “Việc mỗi đơn vị “đẻ” ra “luật” riêng như ví dụ nêu trên là gây khó cho dân, làm hại cho công cuộc đổi mới hành chính của đất nước”
(PLO) - Trao đổi với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, PLVN ghi nhận hầu hết các chuyên gia đều biết thực trạng “vênh” kết quả giữa kết quả “phạt nguội” vi phạm tốc độ với kết quả do thiết bị giám sát hành trình (GSHT) ghi nhận. Vấn đề nằm ở chỗ dù đang trong thời gian thử nghiệm, những mâu thuẫn phát sinh lại chưa được xử lý rốt ráo, chưa có lời giải cuối cùng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tiền lệ xấu, đẩy thiệt thòi cho dân.

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?
(PLO) - Hiện nay, không ít người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), không đóng cho các cơ quan bảo hiểm, làm nguời lao động (NLĐ) có nguy cơ không được hưởng những khoản trợ cấp này, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ. Như vậy, nếu NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Chung sống tối thiểu bao lâu thì mới được xin ly hôn?

Ảnh minh họa
(PLO) - “Vì trót dính “bẫy bầu” của cô ấy nên tôi buộc phải cưới cô ấy về làm vợ. Tính đến nay, chúng tôi mới chung sống với nhau được 10 tháng nhưng con của chúng tôi cũng đã 4 tháng tuổi. Quá trình chung sống, tôi đã xác định phải cố chấp nhận vì đứa con nhưng càng ngày mâu thuẫn giữa tôi và cô ấy càng trầm trọng, khó có thể dung hòa. Nay tôi muốn được ly hôn nhưng lại băn khoăn vì thời gian chúng tôi chung sống chưa lâu không biết tòa có giải quyết cho ly hôn?”, anh Vũ Đình Minh (34 tuổi ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi.  

Sớm gỡ vướng mắc trong giải quyết nuôi con nuôi

Ảnh minh họa
(PLO) - Qua 6 năm triển khai Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy các thủ tục hành chính về việc nuôi con nuôi hiện nay cơ bản là phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, một số địa phương cũng phản ánh những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để có thể tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết việc nuôi con nuôi.

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?
(PLO) - Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch (hết hiệu lực 01/01/2016) có quy định về  điều chỉnh hộ tịch được áp dụng trong trường hợp điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ, sổ hộ tịch mà không phải là Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh...

Làm thế nào để đơn phương ly hôn chồng ngoại quốc?

Hình minh họa
(PLO) -Bạn Nguyễn Bùi Trang (Hà Tĩnh) hỏi: Em muốn ly hôn chồng người Malaysia, nhưng ông xã không đồng ý. Trước đây em và chồng đăng ký kết hôn tại Singapore. Hiện em đã về Việt Nam sống một mình được 1 năm rồi. Em muốn ly hôn gấp, cần phải làm sao?.

Hồ sơ đăng ký tàu biển Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam chỉ được cấp một bản chính cho đối tượng được cấp là chủ tàu có tàu biển được đăng ký.
(PLO) - Ông Bùi Văn Bá (Kiên Giang) hỏi: Hồ sơ đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì? Cách thức và nơi nộp hồ sơ, trình tự nhận và xử lý hồ sơ như thế nào?

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng qua lại cửa khẩu biên giới

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng  qua lại cửa khẩu biên giới
(PLO) - Ông Hà Quang Hanh (Ninh Bình) hỏi: Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới? Thời gian gia hạn là bao lâu?