"Xơi" Táo quân 2016 có phải “chấm muối“?

"Xơi" Táo quân 2016 có phải “chấm muối“?
(PLO) - Những năm trước, Táo quân đã vấp phải những ý kiến không hài lòng vì một số cảnh phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục của dân tộc. Liệu “Táo” 2016 có được “mùa” bội thu tiếng cười và đạt “an toàn thực phẩm”? 
“Xơi Táo” phải kèm… “đĩa muối”
Táo quân 2013 có đoạn tung hứng với nhiều lời thoại bình luận về vóc dáng phụ nữ, vấn đề phẫu thuật thẩm mỹ…bị cho là phản cảm. Táo quân 2014, để minh họa cho Ngọc Hoàng về việc phân bổ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng xây nhà cho người thu nhập thấp, Táo Kinh Tế treo gói hỗ trợ trên cây cột mỡ và yêu cầu các ứng viên phải hội đủ ba điều kiện mới cho trèo cột. Trong đoạn này, lời thoại của các diễn viên có những câu như: “Đã trĩ còn bắt leo cột mỡ”. Táo quân 2015, tuy đã tiết chế những lời lẽ, cử chỉ phản cảm nhưng lại bị không ít cộng đồng mạng “ném đá” bởi sự… nhạt. 
Thương hiệu của Táo quân là không né tránh, không “kiêng nể” những vấn đề nhức nhối ở bất cứ lĩnh vực nào, nhưng chương trình đã không còn giữ được điều này trong số phát sóng đêm 30 tết Ất Mùi. Sự né tránh này khiến kịch bản chương trình thiếu điểm nhấn, tất cả những vấn đề được nhắc tới đều nhạt nhòa, không tạo được hiệu ứng phản biện xã hội mạnh mẽ. Và khi những vấn đề nóng không được đề cập sâu, không thỏa mãn được người xem thì họ trở nên thất vọng và Táo quân 2015 trở nên nhạt nhẽo. Bên cạnh đó, sự khác biệt về văn hóa vùng miền cũng khiến nhiều người chưa thấm được phong cách hài đặc trưng của miền Bắc.
Táo quân những mùa qua còn có sự lặp lại của việc ăn theo và nhái gameshow trên VTV: Táo Idol (năm 2011), Giọng hát Việt (2013), Ơn giời cậu đây rồi hay Ai là triệu phú (Ai là trợ lý - 2015)… 
Táo quân đã đi qua chặng đường 13 năm, khán giả đã quá quen các diễn viên Quốc Khánh, Xuân Bắc, Công Lý, Chí Trung, Vân Dung… đảm nhiệm những vai diễn đã trở thành thương hiệu của họ. Đây là điểm mạnh nhưng cũng là điểm yếu của chương trình. Những gương mặt diễn viên dù tài năng nhưng cũ. 
Khán giả dễ dàng “phách vị” cách gây cười của họ từ dáng đi, giọng nói, điệu bộ đến diễn xuất. Ví như những “mùa” Táo trước, khán giả quen tai quanh quẩn ở những ca khúc nhạc chế hoặc những màn đấu khẩu, lý sự cùn của các nhân vật Táo với Nam Tào và Bắc Đẩu... Vì thế yếu tố mới, lạ được thay thế bằng mòn, nhàm. Bối cảnh Thiên đình khá giản đơn với chiếc ghế Ngọc Hoàng và ít phông màn đằng sau. Việc bê nhiều Táo lên chầu Trời cũng làm loãng các vấn đề và tính hài ước. Nhiều người hài ước ví von, thưởng thức Táo 2015, phải khuyến mại thêm…“đĩa muối”!
“Nhà trồng táo” sẽ thay đổi 60% kịch bản
Lý giải cho sự nhàm các nhân vật, một nhà “trồng táo” phân trần: “Muốn có sự thay đổi thì đầu tiên phải có diễn viên với khả năng diễn hài tương xứng. Nhưng các nghệ sĩ kế cận trong lĩnh vực hài không nhiều. Có những người xuất sắc trên sân khấu kịch nhưng không thể diễn được hài. Điều đầu tiên là phải có sức khỏe, vì chương trình tập ròng rã suốt một tháng, lại chủ yếu tập vào ban đêm. Quan trọng hơn cả là khả năng ứng biến trên sân khấu và sự ăn ý với nhau trong diễn xuất. Nhưng để có được sự ăn ý đó thì họ phải có một quá trình làm việc với nhau nhiều lần”.
Táo quân Bính Thân đang trên đường chạy nước rút. Bốn người chủ chốt tham gia dựng khung chương trình, trong đó đạo diễn Đỗ Thanh Hải và Đinh Tiến Dũng (Giáo sư Cù Trọng Xoay) vẫn đóng vai trò chủ lực. Nội dung Táo 2016 hiện đang “kín như bưng”. 
Nhưng theo kinh nghiệm 13 năm xem Táo, nhiều khán giả  phán đoán Táo quân năm nay có khả năng đề cập tới cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ, vệ sinh an toàn thực phẩm, bỏ môn lịch sử để tích hợp vào các môn khác, Hà Nội chặt cây, đề xuất tịch thu xe máy của người say, phải bật đèn xe ban ngày để giảm thiểu tai nạn giao thông… vừa ra đời đã nhận được “bão” dư luận; cảnh vỡ trận vắc xin dịch vụ những ngày cuối năm; sự “nổ” của hãng di động nội địa với câu slogan: “Thật không thể tin nổi”… được các Táo báo cáo, chém gió trên thiên đình.
Phán đoán là vậy, Táo Bính Thân có diễn ra đúng như vậy không lại là chuyện khác. Người “cầm cân nảy mực” Táo quân 2016 - đạo diễn Đỗ Thanh Hải úp mở cho biết kịch bản có thể bị thay đổi tới 60% so với bản gốc. Việc kịch bản Táo quân 2016 liên tục được thay đổi và tùy biến vào sự sáng tạo của các nghệ sĩ khiến khán giả càng thêm tò mò. 
NSƯT Xuân Bắc nói với giọng vừa nghiêm túc vừa dí dỏm: “Dù được cập nhật, thay đổi liên tục nhưng cuối cùng kịch bản vẫn là... 120 trang”. Táo quân năm nay sẽ vẫn giữ được cái hồn đã được khán giả cả nước yêu thích lâu nay, nhưng sẽ có những điểm mới lạ để tránh gây nhàm chán. Tuy nhiên, một trong những yếu tố hấp dẫn của chương trình Táo quân chính là sự bí mật về nội dung kịch bản, vậy khán giả đành đợi khi chương trình phát sóng đêm 30 để xem những phỏng đoán này có bao nhiêu phần trăm xác thực.
Hàng triệu khán giả đang nôn nóng trông chờ, liệu năm nay Táo có được mùa bội thu tiếng cười, niềm hân hoan đón chào xuân mới?

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (ảnh Thùy Dương)

117 bộ phim trình chiếu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

(PLVN) - Với khẩu hiệu: “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hứa hẹn là sự kiện quan trọng không chỉ của điện ảnh mà còn góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế. Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đọc thêm

'Tiếng hát Hà Nội 2024' lan tỏa thanh âm của tình yêu Hà Nội

Cuộc thi còn tạo điều kiện phát triển cho những tài năng âm nhạc trẻ. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội năm 2024” sẽ tạo cơ hội cho các nghệ sĩ sáng tạo, thể hiện những tác phẩm âm nhạc truyền thống và đương đại với chủ đề về ca ngợi Tổ Quốc, Đảng, Bác Hồ, tình yêu với Thủ đô, quê hương – đất nước góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật.

MC Cát Tường đề nghị xử lý một số trang tin lấy tên mình 'giật tít câu view' để lừa tiền

Diễn viên - MC Cát Tường
(PLVN) - MC Cát Tường và nhà sản xuất “Bạn muốn hẹn hò” mời luật sư và Thừa phát lại lập vi bằng một số trang tin điện tử, fanpage, facebook, youtube… có hành vi “giật tít câu view”, làm sai lệch thông tin, gây hoang mang dư luận liên quan vụ MC cảnh báo có kẻ gian sử dụng hình ảnh của mình để lừa đảo số tiền lớn.

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film
(PLVN) - Giải thưởng Silvana S Film là giải thưởng tôn vinh những bộ phim tài liệu xuất sắc về môi trường và giới trẻ, thuộc khuôn khổ chương trình LENScape: Documentary Shorts from Southeast Asia. Năm nay, Việt Nam tham gia Giải thưởng Silvana S Film với bộ phim tài liệu ngắn “Thư gửi mẹ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đồng sản xuất với đạo diễn Hà Lệ Diễm.

Vẻ đẹp từ những thước phim

Vẻ đẹp từ những thước phim
(PLVN) - Thời gian đã phủ lớp bụi lên những thước phim cổ, tấm ảnh cũ, tuy nhiên giá trị của chúng không mất đi. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hối hả, sôi động với nhiều âm thanh, màu sắc đa dạng trên truyền hình, nhưng nhiều người trẻ vẫn dành tình cảm cho các bức ảnh cũ, thước phim xưa.

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.