Xây dựng thương hiệu bán lẻ: Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt?

VinMart – một trong hai “ông lớn” thương hiệu Việt được ghi nhận
VinMart – một trong hai “ông lớn” thương hiệu Việt được ghi nhận
(PLO) - Trước sự đổ bộ và chiếm lĩnh thị trường Việt của các đại gia bán lẻ hàng đầu thế giới, liệu còn cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt có thể xây dựng được thương hiệu bán lẻ mạnh để cạnh tranh ngay trên sân nhà?

Trông chờ hai “ông lớn” 

Mô hình thương mại hiện đại thâm nhập vào Việt Nam từ hơn 20 năm nay và đang có tiềm lực rất lớn để thống lĩnh thị trường. Do đó, những mô hình bán lẻ hiện đại của Việt Nam cần phải xây dựng những thương hiệu lớn và phát triển một cách bền vững để từng bước níu chân “thượng đế” Việt, những người vẫn đang chuộng hàng ngoại mỗi ngày. 

Theo nhiều chuyên gia, Việt Nam hiện chỉ có 2 nhà bán lẻ có thương hiệu tương đối vững chắc và có triển vọng phát triển trong thời gian tới, đó là Co.opmart của Saigon Co-op và Vinmart của Tập đoàn Vingroup. Hai đơn vị này có lịch sử phát triển khác nhau nhưng đều có điểm chung là tạo ra được tên tuổi nhất định đối với người tiêu dùng. 

Saigon Co-op đã có 25 năm lịch sử phát triển và chứng minh được vị trí “anh cả” thương hiệu bán lẻ Việt với chuỗi siêu thị Co.opmart hiện diện trên toàn quốc. Tính đến nay, đã có 82 Co.opmart với 32 siêu thị ở TP HCM, 6 siêu thị ở miền Bắc, 9 siêu thị ở miền Đông Nam bộ, miền Tây Nam bộ có 16 siêu thị, miền Trung có 15 siêu thị và Tây Nguyên 4 siêu thị.

Ngoài các siêu thị này, Saigon Co-op còn xây dựng chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn, tiện lợi Co.op Food và đại siêu thị Co.opXtra, chuỗi các cửa hàng tiện lợi Co.op. Saigon Co-op cũng liên doanh với nhiều nhà đầu tư quốc tế xây dựng các trung tâm thương mại đáp ứng đa dạng nhu cầu khách hàng từ tầng lớp có thu nhập trung bình khá đến giới trung lưu. 

Trong khi đó, Vinmart tuy là tên tuổi khá mới mẻ trên thị trường bán lẻ với lịch sử phát triển chỉ được khoảng 4-5 năm nay; Nhưng bù lại những nhà điều hành Vinmart lại có phương thức phát triển hết sức bài bản và nhanh chóng với 65 siêu thị VinMart và hơn 1.000 cửa hàng tiện lợi VinMart+ tại 26 tỉnh, thành trên cả nước. Theo kế hoạch, mục tiêu tăng trưởng của Vinmart sẽ đạt con số 200 siêu thị và 4.000 cửa hàng VinMart+ trong năm 2020. 

Chọn lối đi nào?

Theo thống kê về tình hình thương mại trong nước của Bộ Công Thương, mặc dù số lượng các siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ không đáng kể so với DN nội nhưng các DN đầu tư nước ngoài hiện đang chiếm 70% thị phần bán lẻ qua cửa hàng tiện lợi; khoảng 17% thị phần qua trung tâm thương mại, siêu thị; 15% thị phần qua siêu thị mini và khoảng 50% thị phần qua các hình thức bán hàng trực tuyến, qua truyền hình…

Thống kê này cho thấy, thị phần bán lẻ vẫn còn cơ hội lớn cho các DN Việt ở các kênh trung tâm thương mại và siêu thị, siêu thị mini. Bài toán đặt ra, liệu các doanh nghiệp Việt sẽ tận dụng được cơ hội để vươn lên, khẳng định thương hiệu bán lẻ Việt với tầm vóc và quy mô không thua kém các đại gia nước ngoài? 

Chuyên gia tư vấn thương hiệu Đặng Thanh Vân cho rằng, việc xây dựng các thương hiệu bán lẻ Việt Nam trong điều kiện hiện nay gặp rất nhiều khó khăn từ sự cạnh tranh quyết liệt về xây dựng thương hiệu với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài, giữa hình thức bán lẻ trực tiếp và bán hàng trên mạng, giữa kênh bán lẻ hiện đại và các kênh bán lẻ khác trên thị trường. Tuy nhiên, khó nhưng không phải không có cách để xây dựng nên những thương hiệu Việt biết cách tận dụng, chiếm chỗ đứng và ghi dấu ấn trên thị trường bán lẻ. 

Thực tế thị trường bán lẻ Việt Nam đã chứng kiến nhiều cuộc thoái lui lịch sử và hệ thống cửa hàng tiện lợi G7 mart đã mất dấu khoảng 10 năm nay là một ví dụ điển hình. Thời điểm mới ra mắt thị trường, ông chủ của G7 mart chưa định vị được phân khúc của mình trong “hằng hà sa số” những đại lý len lỏi đến tận ngóc ngách từng khu dân cư. Hay mới đây, chuỗi siêu thị Hapro mart cũng đã “tự bứng” nhiều địa điểm bán hàng ở các khu tập thể khác nhau. 

Lý giải nguyên nhân này, bà Vân cho rằng lý do chính ở các doanh nghiệp khi không chịu nghiên cứu thị trường một cách bài bản và không quan tâm đúng mức đến việc xây dựng phát triển thương hiệu. Vì vậy, các DN bán lẻ Việt Nam đều na ná như nhau về mặt hàng, phong cách bán hàng, phục vụ. Những dấu ấn đậm nét, mang lại sự hài lòng về mọi mặt đối với người tiêu dùng chưa được chăm chút một cách thỏa đáng. 

Tuy nhiên, trong lúc chưa thể “làm đại thể” để phục vụ người tiêu dùng thì các thương hiệu Việt nên có cách khác để “tấn công” khách hàng. Bà Vân khẳng định: “Thương hiệu bán lẻ không chỉ thể hiện ở giá cả cạnh tranh nhất hay chất lượng hàng hóa ổn định mà còn ở những mối quan hệ nhân văn giữa các ông chủ siêu thị và người tiêu dùng hoặc giữa ông chủ với các nhà cung ứng hàng hóa”.

Đây hoàn toàn có thể là điểm mạnh để những DN Việt dựa vào và xây dựng nên một hệ thống đoàn kết, khép kín từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, qua đó “đứng” được ở tâm trí khách hàng, từng bước khẳng định sức mạnh của thương hiệu bán lẻ Việt trong tổng hòa thị trường toàn các đại gia bán lẻ thế giới. 

Tin cùng chuyên mục

Phó Tổng cục trưởng Trần Đức Hùng đánh giá cao vai trò của báo chí trong hoạt động của ngành Hải quan. (Ảnh: H.Nụ)

Báo chí đóng vai trò quan trọng trong kết quả năm 2024 của ngành Hải quan

(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đức Hùng nhấn mạnh, bên cạnh sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức ngành Hải quan thì các phóng viên cơ quan thông tấn báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác tuyên truyền, góp phần động viên các cán bộ, công chức trong toàn ngành nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đọc thêm

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Trao giải thưởng hiệu quả, hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp

12 doanh nghiệp được trao giải Hiệu suất năng lượng cao nhất
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

Cơ hội gia tăng xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang thị trường Anh nhờ hiệp định UKVFTA

Việt Nam có nhiều lợi thế để xuất khẩu nội thất bằng gỗ sang thị trường Anh.
(PLVN) - Một trong những động lực quan trọng thúc đẩy xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang Anh chính là Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA ). Bởi, Hiệp định này đã tạo ra những ưu đãi lớn về thuế quan, khi nhiều mặt hàng gỗ được áp dụng mức thuế suất 0% trong vòng 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.