Xây dựng lực lượng vũ trang giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám

Trung đội Cứu quốc quân thành lập năm 1941 tại chiến khu Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Trung đội Cứu quốc quân thành lập năm 1941 tại chiến khu Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
(PLO) - Bảy mươi năm đã qua nhưng âm hưởng của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 “long trời lở đất” vẫn sống động trong con tim và khối óc bao người dân đất Việt bởi khí thế hào hùng và tinh thần cách mạng triệt để của nó...
Cả dân tộc đã đoàn kết thành sức mạnh to lớn, cả dân tộc vùng lên, đập tan xiềng xích nô lệ giành tự do, độc lập cho mình, để từ đó những ngày Tháng Tám đi vào lịch sử.  
Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương khẳng định: trong điều kiện một nước thuộc địa như Việt Nam, kẻ thù luôn dùng bạo lực đàn áp quần chúng thì con đường để giành độc lập chỉ có thể là con đường cách mạng bạo lực. 
Vũ trang khởi nghĩa
Tháng 5 năm 1941, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (T.Ư) Đảng họp dưới sự chủ trì của lãnh tụ Hồ Chí Minh xác định: “Cuộc cách mạng Đông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa võ trang...”. Và khi vấn đề khởi nghĩa giành chính quyền được đặt ra thì việc tổ chức một đạo quân cách mạng và xây dựng căn cứ địa cách mạng là điều kiện tiên quyết. 
Do vậy, Hội nghị đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng vũ trang, đổi tên các tổ chức trong Mặt trận thành Hội Cứu quốc, trong đó có Đội tự vệ Cứu quốc. Hội nghị T.Ư 8 đã quán triệt tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh, xúc tiến mạnh mẽ công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, cũng là mốc lịch sử đánh dấu bước phát triển, hoàn thiện những quan điểm của Đảng về vũ trang khởi nghĩa ở Việt Nam.
Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, coi sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Đảng ta và lãnh tụ Hồ Chí Minh cho rằng, bạo lực cách mạng cũng là bạo lực của quần chúng nên đã chỉ đạo xây dựng chỗ dựa của bạo lực cách mạng gồm cả dân tộc được tổ chức thành hai lực lượng cơ bản, lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân.
Theo tinh thần trên, trong những năm 1941-1944, các đội du kích, tự vệ được xây dựng ở nhiều xã, nhiều huyện thuộc tỉnh Cao Bằng. Đội du kích Bắc Sơn (thành lập từ khởi nghĩa Bắc Sơn) được củng cố và phát triển thành các trung đội Cứu quốc quân. Ban Thường vụ T.Ư Đảng trực tiếp chỉ đạo việc duy trì và phát triển lực lượng, đồng thời cử một số cán bộ tăng cường cho Đội du kích Bắc Sơn.
Cứu quốc quân
Sau Hội nghị T.Ư 8, các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ,  Hoàng Quốc Việt và một số cán bộ tăng cường cho Bắc Sơn về qua khu căn cứ Bắc Sơn, Lạng Sơn. Tổng Bí thư Trường Chinh thay mặt T.Ư Đảng phổ biến Nghị quyết Hội nghị T.Ư 8 cho cán bộ, chiến sĩ du kích Bắc Sơn và quyết định đổi tên Đội du kích Bắc Sơn thành Đội Cứu quốc quân Bắc Sơn cho phù hợp với nhiệm vụ cứu nước.
Đây là Trung đội Cứu quốc quân I, được thành lập ngày 14/2/1941 ở Khuổi Nọi, xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, do đồng chí Phùng Chí Kiên, Ủy viên T.Ư Đảng làm Chỉ huy trưởng, đồng chí Lương Văn Chi làm Chính trị viên. 
Trung đội Cứu quốc quân II gồm 47 người, trong đó có 3 nữ, chia thành 5 tiểu đội, có Chi bộ Đảng lãnh đạo do đồng chí Chu Văn Tấn, Xứ ủy viên làm Bí thư Chi bộ và trực tiếp chỉ huy; đồng chí Nguyễn Cao Đàm làm Chính trị viên, thành lập ngày 15/9/1941 ở khu rừng Khuôn Mánh, thôn Ngọc Mỹ, xã Tràng Xá (Vũ Nhai, Thái Nguyên). Cuối tháng 10/1941, Trung đội Cứu quốc quân II phát triển lên 70 người, do đồng chí Đào Văn Trường, Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ  làm Bí thư kiêm Chỉ huy trưởng.
Trung đội Cứu quốc quân III được thành lập chiều ngày 25/2/1944 ở Khuổi Kịch, xóm nhỏ của đồng bào Dao phía bắc thôn Tân Lập, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Trung đội gồm 30 đội viên. Đồng chí Triệu Khánh Phương làm Trung đội trưởng, đồng chí Phương Cương làm Chính trị viên.
Như vậy, trên cơ sở Đội du kích Bắc Sơn, Đảng ta và lãnh tụ Hồ chí Minh đã quyết định phát triển thành các trung đội Cứu quốc quân I, II, III.
Ngày 22/12/1944, theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, thay mặt “Đoàn thể”, đồng chí Võ Nguyên Giáp tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Và ngay sau đó đội quân ấy đã liên tiếp đánh thắng hai trận Nà Ngần và Phay Khắt, viết nên những trang sử đầu tiên của đội quân nhân dân Việt Nam.
Tư tưởng chỉ đạo việc xây dựng và tác chiến của đội quân cách mạng được lãnh tụ Hồ Chí Minh chỉ rõ trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tháng 12/1944. Chỉ thị là cương lĩnh quân sự đầu tiên của Đảng, đánh dấu bước hoàn chỉnh lý luận về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng trong thời kì chuẩn bị tổng khởi nghĩa.
Đồng chí Võ Nguyên Giáp tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Đồng chí Võ Nguyên Giáp tuyên bố thành lập
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 
Xây dựng căn cứ địa, thực hiện chiến tranh du kích
Chiến tranh du kích và căn cứ địa là hai yếu tố cơ bản của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước kẻ địch đang chiếm ưu thế về sức mạnh quân sự. Sau Hội nghị T.Ư 8, ở những nơi phong trào Việt Minh phát triển có các đội tự vệ, đội du kích vững mạnh, các căn cứ địa cách mạng cũng manh nha hình thành. 
Các khu an toàn dần phát triển thành các khu du kích trong cao trào kháng Nhật cứu nước, trước tổng khởi nghĩa. Hai khu du kích đầu tiên được xây dựng là khu căn cứ Cao Bằng do lãnh tụ Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo với hoạt động của Đội vũ trang Cao Bằng và Khu căn cứ Bắc Sơn - Vũ Nhai do T.Ư Đảng trực tiếp tổ chức xây dựng. 
Cuối năm 1943, hai khu căn cứ nối liền với nhau tạo nên thế liên hoàn vững chắc làm tiền đề cho sự ra đời Khu giải phóng Việt Bắc 6/4/1945 gồm các tỉnh Cao - Bắc - Lạng, Hà - Tuyên - Thái và vùng ngoại vi.
Tại các chiến khu, lực lượng vũ trang cách mạng hoạt động mạnh, tiến công đồn lính, phục kích cướp vũ khí, chống càn quét, khủng bố. Các căn cứ kháng Nhật trên các địa bàn quan trọng như Chiến khu Trần Hưng Đạo (Đông Triều), Chiến khu Quang Trung (Hoà - Ninh - Thanh), chiến khu Vần - Hiền Lương (Phú Thọ, Yên Bái), Khu du kích Ba Tơ đã có những tác động to lớn, trực tiếp thúc đẩy phong trào cách mạng tại chỗ phát triển, đồng thời chi viện lực lượng, hỗ trợ đấu tranh cho các địa phương khác, đặc biệt trong những ngày tổng khởi nghĩa.
Hệ thống căn cứ địa cách mạng rộng lớn được Đảng dày công xây dựng đã góp phần quan trọng vào thắng lợi nhanh chóng của Cách mạng Tháng Tám 1945. Tại Nam bộ, lực lượng vũ trang của cách mạng được tuyển chọn xây dựng từ đội ngũ Thanh niên tiền phong, một tổ chức được Xứ ủy Nam kỳ thành lập sau ngày 9/3/1945, đến tháng 8/1945 có số quân khoảng 20 ngàn người. 
Ngày 20/8/1945, ở Sài Gòn, Việt Minh ra công khai, ngày 22/8/1945 Thanh niên tiền phong tuyên bố gia nhập Việt Minh và trở thành thành viên của Ủy ban Kháng chiến Nam bộ. Đảng bộ Nam kỳ đã có một lực lượng vũ trang đủ mạnh để hỗ trợ nhân dân làm nên thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Sài Gòn - Chợ Lớn và toàn bộ các tỉnh Nam bộ những ngày sau đó.
Theo Nghị quyết của Hội nghị quân sự  Bắc kỳ tháng 4/1945, ngày 15/5/1945, tại đình làng Quặng, xã Định Biên, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, đồng chí Võ Nguyên Giáp tuyên bố thống nhất các đội vũ trang cách mạng trong cả nước thành Việt Nam giải phóng quân. Lực lượng ban đầu gồm 13 đại đội, thống nhất từ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, các trung đội Cứu quốc quân và các đội vũ trang tập trung ở các tỉnh, huyện. Lúc này lực lượng vũ trang chính quy tập trung của cách mạng đã phát triển thành nhiều chi đội, tương đương cấp trung đoàn với hàng nghìn chiến sĩ.
Trên địa bàn cả nước, trước đó ngày 12/3/1945 tại Quảng Ngãi, Đội du kích Ba Tơ được thành lập gồm 28 chiến sĩ. Chiến khu Đông Triều thành lập ngày 8/6/1945. Việt Nam giải phóng quân ngay sau khi được thành lập đã góp phần to lớn cùng toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. 
Từ ngày 12/8/1945, các đơn vị Giải phóng quân lần lượt tiến công các đồn Nhật ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái và hỗ trợ nhân dân các tỉnh này tiến lên giành chính quyền tại các tỉnh lỵ. Đêm 15 và ngày 16/8/1945, từ Tân Trào, Việt Nam giải phóng quân chia thành hai bộ phận tiến đánh tỉnh lỵ Tuyên Quang và Thái Nguyên. 
Ngày 17/8 tiến công trại lính Nhật hơn một tiểu đoàn ở thị xã Tuyên Quang. Từ 20 đến 25/8 bao vây tiến công các vị trí quân Nhật ở Thái Nguyên. Ngày 19/8/1945 khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội, ngày 23/8 ở Huế và ngày 25/8 ở Sài Gòn. Ngày 28/8 khởi nghĩa thắng lợi trên cả nước. Việt Nam giải phóng quân phát triển nhanh chóng trong quá trình tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945.
Quá trình lãnh đạo toàn dân chuẩn bị lực lượng và kiên quyết tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho sự hình thành nền nghệ thuật quân sự Việt Nam hiện đại. Đó là tư tưởng về cuộc chiến tranh cách mạng mang tính toàn dân, toàn diện, động viên toàn dân, vũ trang toàn dân; tư tưởng về tổ chức lực lượng vũ trang nhân dân... Và cũng từ buổi ban đầu, những phẩm chất, đạo đức cao quý của những chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã được hình thành và ngày càng được bồi đắp.
Trong tổng khởi nghĩa Tháng Tám, lực lượng quần chúng có vũ trang thô sơ là lực lượng đông đảo nhất và giữ vị trí quyết định. Lực lượng vũ trang tuy số lượng không nhiều, thiếu trang bị, non yếu về trình độ tác chiến nhưng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động công kích quân sự ở một số nơi, gây thanh thế cho cách mạng, đồng thời là lực lượng nòng cốt, lực lượng xung kích hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến...

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư. 

“Chìa khóa” để hưng thịnh, giàu mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.