“Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” - mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ

(PLO) - Phục vụ chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, chuẩn bị chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc, Mỹ đã tích cực tiến hành các hoạt động quân sự công khai. 
Thực hiện Kế hoạch 34A, không quân Mỹ thu thập tin tức tình báo, phát hiện hệ thống phòng không, các căn cứ quân sự của ta. Thực hiện Kế hoạch Đêsôtô, hải quân Mỹ tiến hành tuần tiễu, vừa thu thập tình báo, vừa hỗ trợ cho các hoạt động chống phá miền Bắc của quân đội Sài Gòn. 
Kế hoạch Oplan 37
Ngày 17/4/1964, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ lập Kế hoạch Oplan 37, dự kiến đánh phá mạnh và liên tục miền Bắc. Cuối tháng 5/1964, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ lập danh sách 94 mục tiêu trong một kế hoạch chi tiết tiến công Bắc Việt Nam. Đêm 30 rạng ngày 31/7/1964, tàu biệt kích của hải quân Việt Nam Cộng hoà bắn pháo vào đảo Hòn Ngư (Nghệ An) và Hòn Mê (Thanh Hóa).
Ngày 2/8/1964, tàu khu trục Maddox - số hiệu 731 thuộc Biên đội xung kích 77 Hạm đội 7 Mỹ, trong khi thực hiện cuộc tuần tra thông tin tình báo tín hiệu, một phần của chiến dịch Đêsôtô, đã xâm phạm vùng biển Bắc Việt Nam tại khu vực giữa đảo Hòn Mê và Lạch Trường, đụng độ với ba tàu phóng lôi của Tiểu đoàn 135, do đồng chí Nguyễn Văn Bột làm Phân đội trưởng. 
Tàu khu trục Maddox
Tàu khu trục Maddox 
Trận hải chiến xảy ra, địch dùng các loại pháo 40mm, 20mm và trọng liên bắn xối xả, cho máy bay bắn rôcket 20mm xuống đội hình tàu ta, một quả rôcket bắn trúng trước đài chỉ huy tàu 336, làm Thuyền trưởng Nguyễn Văn Tư hy sinh. Tàu 339 sau khi phóng ngư lôi vào tàu Maddox, đã chuyển sang đánh máy bay địch, sau đó rời khỏi khu vực chiến đấu, chạy về phía đất liền. Hai tàu 333 và 336 tiếp tục đánh trả máy bay địch, bắn rơi 1 chiếc, bắn bị thương 1 chiếc khác. 
Kết quả, tàu Maddox bị trúng đạn 14,5mm vào mạn, làm một số thiết bị trên boong hư hỏng. Về phía ta hy sinh 4 chiến sĩ, bị thương 6 chiến sĩ; 2 tàu 336 và 339 bị hỏng một số thiết bị trên boong và trong khoang; phía Mỹ không có thương vong, tàu Maddox buộc phải rút khỏi lãnh hải Bắc Việt Nam. Đây là “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” lần thứ nhất.
Câu chuyện bịa đặt
“Sự kiện vịnh Bắc Bộ” lần thứ hai được tuyên bố bởi cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ xảy ra vào ngày 4/8/1964, như là một trận hải chiến, nhưng không có tàu ngư lôi của “Bắc Việt” tấn công. Năm 1995, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thừa nhận sự kiện ngày 2/8/1964 là có thật, nhưng phủ nhận sự tồn tại của vụ tấn công ngày 4/8/1964 của ta. Đại tướng tin rằng, hôm đó tàu chiến Mỹ cố khiêu khích một cuộc tấn công để Tổng thống Giôn-xơn có cớ leo thang chiến tranh. 
Trong cuốn băng thu âm được giải mã năm 2001 cho thấy, Tổng thống Giôn-xơn thừa nhận rằng, vụ thứ hai trong “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” chưa hề xảy ra. Các nhà nghiên cứu sau này, trong đó có báo cáo năm 2005 của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ khẳng định, cuộc tấn công thứ hai đã không hề xảy ra. Báo cáo này cũng đã cố gắng xua đi giả thuyết từ lâu rằng, các thành viên nội các Tổng thống Giôn-xơn đã cố tình nói dối về bản chất của sự kiện này. 
Đầu tháng 1/2008, Hiệp hội Các nhà khoa học Hoa Kỳ (FAS) cho biết Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã giải mật báo cáo các tài liệu liên quan tới “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” có tên “Những chiến binh trong bóng tối”, khẳng định không có vụ tàu hải quân Bắc Việt Nam tiến công chiến hạm Mỹ đêm 4/8/1964.
Đêm 4/8/1964, Mỹ dàn dựng sự kiện 2 tàu khu trục Maddox và Turnejoy bị hải quân Bắc Việt Nam tiến công lần thứ 2 ở vùng hải phận quốc tế. 11 giờ đêm 4/8/1964 giờ Oa-sinh-tơn (tức 11 giờ 30 phút trưa ngày 5/8/1964 giờ Hà Nội), Tổng thống Mỹ Giôn-xơn lệnh cho Đô đốc G.Shap, Tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, cho máy bay cất cánh từ các tàu sân bay đánh “trả đũa” vào một số mục tiêu ở miền Bắc. 
11 giờ 36 phút đêm 4/8/1964 giờ Oa-sinh-tơn, Giôn-xơn tuyên bố trên vô tuyến truyền hình Mỹ: “Những hành động bạo lực liên tiếp chống các lực lượng vũ trang của Mỹ phải được đối phó không chỉ với sự phòng bị cảnh giác mà với sự trả lời tích cực. Sự trả lời đó đang được đưa ra khi tôi nói với đồng bào đêm nay. Hành động không quân đang được tiến hành chống các tàu chiến và một số phương tiện yểm trợ ở Bắc Việt Nam đã được sử dụng chống các hoạt động thù địch đó”.
Đánh trả chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ
Đánh trả chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ 
Tạo cớ cho chiến tranh 
phá hoại
Như vậy là, ngày 5/8/1964, sau hàng loạt hành động khiêu khích, phá hoại và dựng lên “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, đánh lừa dư luận nhân dân thế giới và trong nước, chính quyền Mỹ chính thức sử dụng lực lượng của hai biên đội tàu sân bay Conxtelâyxơn và Ticơnđêrôga gồm hơn 40 máy bay phản lực hiện đại, cả tiêm kích, cường kích mở cuộc tiến công mang tên “Mũi tên xuyên”, đánh phá vào hầu hết các căn cứ của hải quân ta trên suốt dải ven biển miền Bắc từ cảng Gianh (Quảng Bình), Cửa Hội, Vinh - Bến Thủy (Nghệ An), Lạch Trường (Thanh Hoá) đến Bãi Cháy (Quảng Ninh).
Khoảng 12h30, địch sử dụng hàng chục máy bay đánh phá kho dầu ở TP.Vinh và cảng Cửa Hội (Nghệ An), khu vực cửa sông Gianh, mũi Ròn (Quảng Bình); 14h2’, sử dụng 1 tốp AD-6 và F-8 bay thấp công kích tàu hải quân ta tại Lạch Trường (Thanh Hoá). Từ 14h35’  đến 15h5’ sử dụng 3 tốp máy bay A-4D đánh phá Hòn Gai, Bãi Cháy (Quảng Ninh). Khoảng 16 giờ 30 phút, tiếp tục sử dụng nhiều tốp  máy bay đánh khu vực Vinh - Bến Thủy và cảng sông Gianh lần thứ hai...
Dựa vào ưu thế vũ khí kĩ thuật hiện đại và yếu tố bất ngờ, đánh nhanh rút nhanh, Mỹ hy vọng sẽ dễ dàng giành thắng lợi. Đồng thời để tránh hệ thống ra-đa và hoả lực phòng không đối phương phát hiện và đánh trả, máy bay Mỹ còn áp dụng thủ đoạn lợi dụng địa hình bay thấp, đồng thời sử dụng các đường bay vào đánh phá khác nhau, tổ chức đội hình gồm các tốp nhỏ (từ 2 - 4 chiếc bay theo hàng dọc) cùng đột kích vào một hướng... 
Tuy nhiên, với tinh thần cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu cao, quân và dân miền Bắc đã kịp thời tổ chức đánh trả bằng lưới lửa phòng không nhân dân rộng khắp, hiệu quả, bắn rơi 8 máy bay và bắn bị thương 1 chiếc khác, bắt 1 phi công (Trung uý Anvaret, phi công Mỹ đầu tiên bị bắt ở miền Bắc Việt Nam).
Cuộc hành quân “Mũi tên xuyên” là cuộc tiến công đường không quy mô lớn đầu tiên của quân đội Mỹ đối với miền Bắc Việt Nam, đánh dấu bước leo thang mới trong chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ. 
Cuộc tiến công tuy có gây cho quân và dân miền Bắc một số tổn thất về người và tài sản, gồm 1 tàu hải quân bị đánh chìm và 5 tàu hỏng nặng, 4 khẩu pháo và 2 máy nổ bị phá hỏng, thương vong 200 người (phía Mỹ tuyên bố phá huỷ 90% kho dầu và 7 pháo phòng không ở TP.Vinh, đánh chìm và phá hỏng 25 tàu tuần tiễu và tàu phóng ngư  lôi của quân đội Bắc Việt Nam), nhưng về cơ bản Mỹ đã không đạt được mục đích đề ra, ngược lại còn bị tổn thất nặng (phía Mỹ thừa nhận có 2 máy bay bị bắn rơi và một số chiếc khác bị thương, trong đó có 1 chiếc phải hạ cánh bắt buộc xuống sân bay Đà Nẵng). 
Đây là thất bại lớn, đầu tiên của lực lượng không quân và hải quân Mỹ, đồng thời là chiến thắng đầu tiên có ý nghĩa quan trọng về chính trị và quân sự của quân và dân ta trong chống chiến tranh phá hoại của Mỹ… 
Ngày 7/8/1964, Quốc hội Mỹ họp chính thức thông qua nghị quyết sai trái gọi là “Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ”, cho phép Tổng thống tiến hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc sử dụng lực lượng vũ trang, để giúp bất kì quốc gia thành viên nào, hoặc nước bảo trợ của Hiệp ước phòng thủ chung Đông Nam Á yêu cầu giúp đỡ, bảo vệ nền tự do của mình. 
Với nghị quyết này, Tổng thống Mỹ có toàn quyền mở rộng chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam vào bất kì lúc nào với mọi lí do và đưa quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam Việt Nam để trợ giúp chính quyền Sài Gòn.
“Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, với Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ là lí do để Mỹ trực tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đến năm 1966, sự thật về “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” cũng đã hé lộ, nhiều nghị sĩ Mỹ thấy bị lừa dối, bắt đầu đấu tranh để hạn chế và chống lại chính sách chiến tranh của chính quyền. 
Ngày 24/6/1970, Quốc hội Mỹ nhận ra sự thật của vấn đề và ngày 12/1/1971, do sự phản đối mạnh mẽ của nhân dân Mỹ, dư luận quốc tế và cả Quốc hội Mỹ, Tổng thống Ních-xơn đã phải kí văn bản chính thức bãi bỏ  “Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ”. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng, dù không có “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” đêm 4/8/1964, chính quyền Giôn-xơn cũng sẽ tìm ra nguyên cớ khác để leo thang chiến tranh Việt Nam.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...