Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội: Cần có các đột phá về cơ chế, chính sách

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đây là ý kiến được các đại biểu đưa ra tại Hội thảo khoa học Đường sắt đô thị trong hệ thống giao thông thông minh nhằm giảm ùn tắc giao thông, tiến tới giảm phương tiện giao thông cá nhân do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP Hà Nội tổ chức sáng 11/4. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.

Cần thiết đẩy mạnh đầu tư xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, trong nhiệm kỳ này, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đặt yêu cầu, nhiệm vụ cho Thủ đô cao hơn, mục tiêu đi xa hơn, khát vọng cháy bỏng hơn.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn phát biểu tại hội thảo.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn phát biểu tại hội thảo.

Tiếp đó, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/2/2023 về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2035, Hà Nội sẽ hoàn thành hơn 400km ĐSĐT.

Đề cập đến dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), ông Lê Hồng Sơn cho rằng Luật cần tạo ra đột phá, vượt trội mới thực hiện được các mục tiêu đề ra, để đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là TP Văn hiến - Văn minh - Hiện đại; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; đến năm 2045, Thủ đô Hà Nội là TP kết nối toàn cầu.

Thời gian qua, TP Hà Nội đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành tổ chức các hội thảo ở các cấp, các ngành khác nhau về các lĩnh vực của dự án Luật, trong đó có phát triển đường sắt đô thị (ĐSĐT) phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD)… để đưa vào Luật.

Tại Hội thảo, các đại biểu nhất trí cho rằng, hiện nay, hạ tầng giao thông của TP Hà Nội đã quá tải trầm trọng, đặc biệt là khu vực nội đô và các tuyến đường trục xuyên tâm. Để giảm thiểu phương tiện cá nhân, khắc phục ùn tắc giao thông, tất yếu phải đầu tư cho vận tải hành khách công cộng.

Trong đó, mạng lưới ĐSĐT phải là xương sống của hệ thống giao thông công cộng. Vì vậy, việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng mạng lưới ĐSĐT là rất cần thiết, không chỉ thay đổi diện mạo đô thị, giải quyết triệt để các vấn đề về ùn tắc giao thông, mà còn thay đổi được thói quen sử dụng phương tiện công cộng và văn hóa giao thông của người dân.

“Để đạt được mục tiêu loại bỏ xe máy và giảm các phương tiện giao thông cá nhân khác trong giao thông nội đô, điều kiện tiên quyết là các phương tiện giao thông công cộng phải đáp ứng mọi yêu cầu đi lại của người dân”, Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP Hà Nội Lê Xuân Rao nhận định.

Theo các đại biểu, hệ thống ĐSĐT mang đến nhiều lợi ích, điển hình là giảm tắc nghẽn giao thông trong đô thị, tăng cường khả năng di chuyển và tiếp cận các dịch vụ vận tải, rút ngắn được hành trình giao thông, tăng cường được an toàn đường bộ…

Bên cạnh đó, với mức tiêu thụ trung bình 0,12 kWh/hành khách/km, ĐSĐT tiết kiệm năng lượng trên mỗi hành khách gấp hơn 7 lần so với việc di chuyển bằng ô tô trong TP.

Nguồn năng lượng chủ yếu cho đường sắt là điện, có thể tiêu thụ một phần nhiên liệu sinh học dưới dạng dầu diesel sinh học. Do đó, giảm được lượng khí thải ảnh hưởng đến môi trường.

“Theo tính toán của chúng tôi, nếu 1 triệu hành khách chuyển từ phương tiện cá nhân sang sử dụng ĐSĐT thì 1 ngày chúng ta tiết kiệm được 394.000 giờ tham gia giao thông. Nếu 50% số này được đưa vào sản xuất dịch vụ thì chúng ta có thể tạo ra năng suất lao động xã hội là gần 30 tỷ đồng và giảm được khoảng 100 tấn khí thải độc hại”, TS Vũ Hồng Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên đường sắt Hà Nội cho hay.

Các đại biểu tại hội thảo.

Các đại biểu tại hội thảo.

Cần có kế hoạch xây dựng đảm bảo khả thi

Tuy nhiên, để có được những lợi ích nêu trên, cần phải vượt qua một số thách thức lớn như thách thức về mặt kỹ thuật và cơ sở hạ tầng, thách thức về hình thành khung chính sách và quy định, thách thức về nguồn kinh phí và tài chính và cả những hạn chế, khó khăn sau khi đưa hệ thống ĐSĐT vào khai thác.

Cùng với việc chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc, các đại biểu cũng đưa ra những giải pháp để đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống đường sắt đã được quy hoạch của TP Hà Nội.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng kiến nghị triển khai đồng bộ công tác quy hoạch, đảm bảo quy hoạch đi trước.

“Trong bối cảnh chúng ta đang điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, trong đó có hệ thống đường sắt, cần nghiên cứu và chuẩn hóa quy hoạch hệ thống ĐSĐT, làm rõ số tuyến xây dựng và có kế hoạch thực hiện đảm bảo khả thi”, ông Lê Quang Hùng nói.

Nhấn mạnh về tính đồng bộ của các quy định, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng kiến nghị xây dựng 1 nghị quyết của Quốc hội về xây dựng hệ thống ĐSĐT với nhiều cơ chế chính sách để tạo điều kiện cho việc thực hiện.

Trong khi đó, TS Vũ Hồng Trường cho rằng, nếu có tư duy đột phá, TP Hà Nội hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu đến năm 2035 hoàn thành việc xây dựng các tuyến ĐSĐT theo quy hoạch.

Theo đó, trước hết, cần có các đột phá về cơ chế, chính sách từ tầm của Quốc hội, các bộ, ban, ngành và TP Hà Nội.

“Chỉ riêng việc để lái tàu được cấp giấy phép lái tàu đã phải sửa các thông tư, nghị định rất nhiều lần liên quan đến độ tuổi cấp phép lái tàu”, ông Trường dẫn chứng. Cùng với đó, cần có đột phá về kênh huy động nguồn vốn.

Khẳng định TP Hà Nội dứt khoát phải triển khai đầu tư xây dựng hệ thống ĐSĐT PGS.TS Bùi Thị An – Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội, kiến nghị, về cơ chế, Quốc hội cần sớm thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó có quy định nêu rõ việc ưu tiên áp dụng Luật Thủ đô trong hệ thống pháp luật.

Quốc hội có nghị quyết riêng về vấn đề giao thông của Thủ đô, trong đó trao quyền và trách nhiệm cho lãnh đạo TP Hà Nội về vấn đề này cũng là một phương án được PGS.TS Bùi Thị An đề cập.

“Thủ đô không phải là của riêng Hà Nội, mà là của cả nước nên phải có đột phá về giao thông, trong đó hệ thống ĐSĐT là cần thiết”, bà Bùi Thị An nói.

Đọc thêm

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

Tàu SE7 trật bánh khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: CTV
(PLVN) - Tàu SE7 bị trật bánh khỏi đường ray khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hành khách đã được di chuyển bằng ô tô đến ga mới để tiếp tục hành trình.

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng
(PLVN) - Hai công ty xe điện hoạt động ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều vi phạm chiếm tỷ lệ 61,33% trên tổng số đầu xe đang hoạt động trên địa bàn. Công an tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị ngừng gia hạn và cấp mới loại hình xe điện đối với 2 công ty này.

Dự án sân bay Long Thành: Đường cất, hạ cánh dự kiến sẽ vượt tiến độ 3 tháng

Sân bay Long Thành sẽ có thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS/DME đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hàng không. (Ảnh: Phan Trang)
(PLVN) - TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT về tiến độ triển khai dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành giai đoạn 1.

Thái Nguyên dồn lực cho dự án đường Vành đai V

Dự án đang được các đơn vị thi công gấp rút hoàn thiện theo tiến độ đề ra.
(PLVN) - Với quyết tâm “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, thi công “3 ca 4 kíp” xuyên ngày, xuyên đêm, cùng tinh thần “vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão”, chủ đầu tư và nhà thầu thi công đang dồn lực để đẩy nhanh tiến độ dự án đường Vành đai V (đoạn từ huyện Phú Bình nối với tỉnh Bắc Giang)

Nghiêm trị 'quái xế'

“Quái xế” ngang nhiên càn quấy đường phố Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)

(PLVN) - Đua xe, lạng lách, đánh võng theo đoàn là những hành động nông nổi, bất chấp pháp luật của một bộ phận giới trẻ đã và đang xâm phạm tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông, gây mất ổn định cho xã hội và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn chết người.

Metro Bến Thành - Suối Tiên (TP HCM): Giá vé thấp nhất 6.000 đồng/lượt

Đoàn tàu metro Bến Thành - Suối Tiên di chuyển qua đoạn trên cao dài 17,1km. (Ảnh: Mộc Đức)
(PLVN) - Khách đi Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dự kiến trả 6.000 - 20.000 đồng mỗi lượt, tùy hình thức thanh toán, quãng đường, thay đổi so với phương án trước. Thông tin nêu trong tờ trình giá vé sử dụng metro vừa được Sở GTVT gửi UBND TP HCM xem xét. Đây là tuyến tàu điện đầu tiên ở TP, dự kiến khai thác thương mại từ cuối năm nay, giai đoạn đầu ước tính mỗi ngày phục vụ gần 40.000 khách.

Hội thảo bàn giải pháp an toàn giao thông với xe máy

TS. Khuất Việt Hùng cho rằng tỷ lệ TNGT liên quan xe máy chiếm khoảng 60% tổng số vụ TNGT đường bộ. (Ảnh: Văn Sơn)
(PLVN) - Hôm qua (4/11), tại Hà Nội, Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải (CL&PTGTVT, Bộ GTVT) phối hợp Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và một số cơ quan tổ chức hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm".